Mỗi khi hè đến hoặc nghỉ lễ dài ngày, anh em sẽ thấy nhiều bãi biển chật ních người tắm nắng nhưng con người không phải là loài duy nhất thích tận hưởng ánh nắng mặt trời. Nhiều loài khác trong thế giới động vật, dù to dù nhỏ, cần ánh nắng Mặt Trời để thỏa mãn một số nhu cầu sinh học của riêng chúng.
Những loài này bao gồm những loài yêu thích ánh nắng như thằn lằn và các loài bò sát khác, cũng như vô số loài ít được biết hơn đến với thói quen tắm nắng của chúng, từ ếch, bướm chúa đến hà mã. Ngay cả các loài chim cũng thích một buổi nắng đẹp. Dưới đây là một số lý do mà nhiều loài động vật thích tắm nắng, cho dù đây là một hoạt động tốn nhiều thời gian và còn gây nguy hiểm vì dễ bị các loài khác ăn thịt.
Duy trì nhiệt độ cơ thể
Nhiều sinh vật phơi mình dưới ánh nắng để kiểm soát nhiệt độ cơ thể, một quá trình được gọi là điều hòa nhiệt độ (thermoregulation). Đó là động cơ thúc đẩy của nhiều loài máu lạnh, chẳng hạn như bò sát và lưỡng cư, nhiều côn trùng và một số loài cá loài cá, chẳng hạn như cá chép và cá mặt trời đại dương (dành gần một nửa thời gian ở gần bề mặt nước).
Những loài này bao gồm những loài yêu thích ánh nắng như thằn lằn và các loài bò sát khác, cũng như vô số loài ít được biết hơn đến với thói quen tắm nắng của chúng, từ ếch, bướm chúa đến hà mã. Ngay cả các loài chim cũng thích một buổi nắng đẹp. Dưới đây là một số lý do mà nhiều loài động vật thích tắm nắng, cho dù đây là một hoạt động tốn nhiều thời gian và còn gây nguy hiểm vì dễ bị các loài khác ăn thịt.

Duy trì nhiệt độ cơ thể
Nhiều sinh vật phơi mình dưới ánh nắng để kiểm soát nhiệt độ cơ thể, một quá trình được gọi là điều hòa nhiệt độ (thermoregulation). Đó là động cơ thúc đẩy của nhiều loài máu lạnh, chẳng hạn như bò sát và lưỡng cư, nhiều côn trùng và một số loài cá loài cá, chẳng hạn như cá chép và cá mặt trời đại dương (dành gần một nửa thời gian ở gần bề mặt nước).
Quảng cáo
Không giống như các loài chim và động vật có vú máu nóng, loài biến nhiệt không thể duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định bằng nhiệt được tạo ra từ quá trình trao đổi chất. Vì vậy, nhiệt độ cơ thể của chúng dao động lên xuống tùy thuộc vào môi trường xung quanh. Khi nhiệt môi trường sống của loài máu lạnh giảm đi, nhiệt độ cơ thể của chúng cũng vậy. Điều này làm chậm các phản ứng hóa học của cơ thể có chức năng điều hành mọi thứ từ phản ứng miễn dịch đến hoạt động của cơ. Chuyện này có thể hiệu quả đối với động vật đang ngủ hoặc nghỉ nhưng không hiệu quả đối với động vật chuyên đi săn mồi hoặc bị loài khác săn đuổi.
Để làm nóng nhanh cơ thể, các loài máu lạnh tìm kiếm một nguồn nhiệt khác. Ví dụ, một số loài có thể nằm trên một tảng đá nóng hoặc bơi đến vùng nước ấm hơn, trong khi những loài khác phơi mình dưới ánh nắng mặt trời trong một khoảng thời gian tùy thuộc vào nhu cầu, kích thước và màu sắc bề mặt của cơ thể có khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời đến mức nào. Khi nhiệt độ tăng, tốc độ của tất cả các quá trình trong cơ thể sẽ tăng theo tương ứng. Đây là điều quan trọng đối với sự sống còn của chúng.

Tiết kiệm năng lượng
Lý do thứ hai là để tiết kiệm năng lượng, ngay cả đối với những loài máu nóng. Mặc dù những động vật này có thể tạo ra nhiệt từ bên trong, nhờ sự trao đổi chất nhanh, một số loài tắm nắng để quá trình trao đổi chất này không phải hoạt động hết 100% công suất. Đó là lý do tại sao vượn cáo đuôi vòng có thói quen tắm nắng, hay như loài dê Alpine ibex tắm nắng để tiết kiệm năng lượng vào những buổi sáng trên núi lạnh giá vào mùa đông, khi có ít cỏ để ăn.
Diệt virus và tạo vitamin
Trong khi động vật thường ngâm mình trong ánh nắng để thỏa mãn các hoạt động cơ bản, nghiên cứu cho thấy tắm nắng cũng giúp các loài này chữa bệnh hoặc nâng cao sức khỏe. Ví dụ, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các loài chim tắm nắng để “đốt” ký sinh trùng ẩn mình trong lông của chúng. Lý thuyết này thu hút sự chú ý vào năm 1993, khi các nhà nghiên cứu quan sát thấy một nhóm én màu xanh tím dành nhiều thời gian phơi nắng hơn những loài én khác đã được diệt ve và rận. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chấy trên lông vũ có thể chết khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian ngắn.

Tương tự như thế, loài hằng nhiệt tắm nắng để tiêu diệt vi rút và vi khuẩn. Mặc dù điều này rất khó kiểm tra trên thực địa vì ngay khi đi tới chỗ một con vật, chúng sẽ liền bỏ chạy, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thấy loài ếch cây xanh bị nhiễm mầm bệnh, ruồi nhà, và các sinh vật khác tự làm ấm cơ thể vượt quá giới hạn, gây ra hiện tượng “cơn sốt hành vi”. Sự thích nghi đáng chú ý này đã được chứng minh là có thể chữa lành một số bệnh, có lẽ giống như cách một cơn sốt tự nhiên khởi động hệ thống miễn dịch.
Trong khi đó, những con tắc kè hoa tắm nắng để bổ sung vitamin D vào cơ thể. Khi những con vật này không có đủ lượng vitamin từ thức ăn, chúng bù đắp bằng cách để lớp vảy rực rỡ của chúng tiếp xúc với tia UV của mặt trời, tạo ra vitamin.
Quảng cáo
Anh em có thích tắm nắng không? Hãy bình luận bên dưới nha.