"Mang lớp học ra ngoài" từng là một phong trào rất phổ biến ở khu vực Bắc Âu vào đầu thế kỷ 20. Ban đầu ý tưởng này là để chống lại sự lây lan của bệnh lao, người ta tin rằng việc tiếp xúc với không khí trong lành, thoáng đãng là điều quan trọng nhất để giữ sức khoẻ cho những đứa trẻ.
Đầu những năm 1900 là thời kỳ bệnh lao hoành hành và người dân phải sống trong nỗi sợ hãi về căn bệnh kinh khủng này. Cứ 7 người ở châu Âu và Mỹ thì có 1 người trong số đó qua đời bị bệnh lao. Quan niệm về không khí trong lành trở nên phổ biến và khắp nơi, mọi người đều khuyến khích tất cả học sinh ở ngoài trời nhiều nhất có thể.
Và còn nơi đâu mà không khí trong lành, yên tĩnh hơn các khu rừng, thế là lớp học trong rừng đầu tiên được xây dựng ở Charlottenburg, gần Berlin nước Đức vào năm 1904. Khi đó, lớp học này dành cho “những đứa trẻ yếu ớt của những gia đình nghèo khó”. Đối tượng không đủ khả năng chi trả cho các viện điều dưỡng, cũng như không thể tiếp cận với không khí thoáng tại nơi họ ở.
Đầu những năm 1900 là thời kỳ bệnh lao hoành hành và người dân phải sống trong nỗi sợ hãi về căn bệnh kinh khủng này. Cứ 7 người ở châu Âu và Mỹ thì có 1 người trong số đó qua đời bị bệnh lao. Quan niệm về không khí trong lành trở nên phổ biến và khắp nơi, mọi người đều khuyến khích tất cả học sinh ở ngoài trời nhiều nhất có thể.
Và còn nơi đâu mà không khí trong lành, yên tĩnh hơn các khu rừng, thế là lớp học trong rừng đầu tiên được xây dựng ở Charlottenburg, gần Berlin nước Đức vào năm 1904. Khi đó, lớp học này dành cho “những đứa trẻ yếu ớt của những gia đình nghèo khó”. Đối tượng không đủ khả năng chi trả cho các viện điều dưỡng, cũng như không thể tiếp cận với không khí thoáng tại nơi họ ở.
Ý tưởng về trường học đến từ Bernhard Bendix - một bác sĩ nhi khoa tại bệnh viện Charite ở Berlin và Hermann Neufert - một giáo viên ở ngôi trường địa phương. Hai người đàn ông này đã tìm đến nhà dịch tễ học Adolf Gottstein để trình bày về ý tưởng lớp học trong khu rừng và xin tài trợ từ thành phố. Kết quả là chính quyền rất ủng hộ ý tưởng này. Bởi ảnh hưởng của bệnh lao trong xã hội Đức vô cùng nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong là 193,8 trên 100.000 người (theo số liệu năm 1904).
Theo các chuyên gia y tế công cộng, nguyên nhân chính dẫn đến sự lây lan của bệnh lao là do các khu ở đông đúc, ngột ngạt và vấn đề vệ sinh trong những nơi này, đặc biệt là ở tầng lớp lao động, họ phải ở trong những căn phòng không đủ tiêu chuẩn trong quá nhiều giờ. Vì nguồn cung thuốc và vaccine không đủ, nên các chuyên gia y tế đã tập trung vào việc cải thiện hành vi của cá nhân và điều kiện môi trường. Các bảng hiệu, áp phích được treo khắp nơi nhắc nhở người dân không được khạc nhổ bừa bãi, khuyến khích vận động và đi ra ngoài nhiều hơn.
Quay lại với ngôi trường ngoài trời đầu tiên ở nước Đức. Ngoài lớp học, các nhà chức trách cũng cho xây dựng thêm các khu vườn, khu vui chơi, khu ăn uống ngoài trời thoáng mát, tăng khả năng tiếp xúc với ánh sáng nhiều nhất có thể. Trong khi ở Prussia - bang lớn và đông dân nhất nước Đức, diện tích xây dựng trường học sẽ tương đương khoảng 2m2 cho mỗi học sinh, nhưng ở ngôi trường trong rừng thì mỗi học sinh có đến 40m2. Ngoài ra, một nửa giáo viên trong trường đều từng có kinh nghiệm, họ là bệnh nhân tại viện điều dưỡng, những người đã mắc bệnh lao và đã khỏi bệnh.
Không lâu sau đó, ngôi trường nhỏ bé đã tràn ngập những người đến đăng ký, đến nỗi nó đã phải mở rộng liên tục. Cuộc thử nghiệm địa phương đã thành công và thu hút hàng chục du khách nước ngoài đến chiêm ngưỡng, chỉ trong vài tháng sau đó, trường học này đã trở thành một hiện tượng quốc tế.
Quảng cáo
Lớp học ngoài trời bắt đầu lan rộng ở các nước châu Âu và đến năm 1937, đã có 96 ngôi trường được xây dựng ở khắp nước Anh. Mỹ cũng nhanh chóng bắt kịp xu hướng đó với việc thành lập trường học ngoài trời đầu tiên vào năm 1908 tại Providence, Rhode Island.
Trong khi thiết kế trường học truyền thống sẽ bố trí tương tự như kiến trúc trong bệnh viện, với các hành lang dài và cửa sổ bên trong mỗi phòng học. Thì vào những năm 1930, các lớp học với cửa trượt thông minh, phần mái có thể thu ra vào lại được ưa chuộng hơn. Người ta cũng sử dụng đồ nội thất nhẹ để tiện cho việc di chuyển hơn.
Một trường học ngoài trời ở Amsterdam vào những năm 1930.
Phong cách giáo dục độc đáo này vẫn phổ biến cho đến những năm 1970. Sau khi thuốc kháng sinh ra đời và điều kiện xã hội được cải thiện, các trường học ngoài trời ngày càng trở nên không còn cần thiết và dần biến mất.
Quảng cáo