Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Tại sao quá trình boarding lại mất nhiều thời gian đến vậy?

bk9sw
12/8/2019 9:9Phản hồi: 148
Tại sao quá trình boarding lại mất nhiều thời gian đến vậy?
Việc boarding (lên máy bay và ổn định chỗ ngồi) thường mất rất nhiều thời gian, phiền nhiễu và mệt mỏi. Xếp hàng, chờ đợi, di chuyển qua lối đi chật hẹp, tìm chỗ để hành lý xách tay, … hiển nhiên không thoải mái chút nào. Vậy tại sao boarding lại mất thời gian như vậy và các hãng hàng không đã tìm ra giải pháp gì?

Theo Boeing, thời gian để hoàn tất thủ tục boarding cho 170 hành khách chỉ khoảng 15 phút trên máy bay thương mại vào những năm 70 của thế kỷ trước nhưng hiện tại, thời gian này lên đến từ 30 - 40 phút. Hành khách thì luôn nôn nóng tìm được chỗ ngồi, ổn định và cất cánh trong khi hãng hàng không thì còn phải chịu áp lực đối với khoảng thời gian chờ này bởi máy bay đậu càng lâu tỉ lệ thuận với chi phí mà hãng hàng không phải trả, mỗi phút có thể mất đến 1000 USD tại những sân bay đông đúc.

Tại sao boarding lại mất thời gian đến vậy?


Hầu hết các hãng hàng không áp dụng thủ tục boarding từ sau ra trước, tức là những ai ngồi ở hàng ghế sau cùng được lên máy bay trước cũng như cho hành khách ngồi ghế sát cửa sổ lên trước. Thế nhưng trên thực tế phương pháp này không phát huy tối đa tác dụng bởi hành khách có thể là một gia đình với trẻ nhỏ và họ cần được lên máy bay cùng nhau. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phương pháp boarding từ sau ra trước và chia theo nhóm ghế (zone boarding) không hiệu quả

Zone_boarding.jpg
Thêm vào đó, hàng không ngày nay khác hàng không xưa. Việc boarding trở nên phức tạp hơn bởi sự phân hóa về dịch vụ: hành khách hạng nhất (First Class), hạng thương gia (Business), khách hàng thường xuyên, khách hàng sở hữu thẻ thành viên cao cấp … hay chính sách của hãng hàng không dành cho những hành khách như quân nhân, gia đình và trẻ em, người lớn tuổi …

Những hành khách này được ưu tiên lên máy bay trước, sau đó hành khách hạng phổ thông, tiết kiệm mới được gọi lên máy bay theo nhóm ghế, quy tắc từ sau ra trước. Tuy nhiên, lúc này một yếu tố khác lại ảnh hưởng đến thời gian boarding: hành lý xách tay.

Những hành khách được lên trước dĩ nhiên sẽ được sử dụng trước ngăn hành lý phía trên và thật "nhọ" nếu như bạn là người lên máy bay sau cùng bởi việc tìm kiếm chỗ để hành lý xách tay sẽ rất khó khăn bởi hầu hết các ngăn hành lý đều đã được lấp đầy.

Hành khách giờ đây muốn mang càng nhiều hành lý xách tay lên máy bay càng tốt, họ ngại phải ký gởi hành lý bởi tâm lý lo lắng cho tài sản cũng như phải đợi lấy hành lý ở các băng chuyền sau khi hạ cánh. Những chiếc balo lớn, vali kéo không chỉ chiếm không gian trên ngăn hành lý mà còn khiến quá trình boarding chậm lại bởi người sau phải đợi người trước cất hành lý, lối đi giữa các hàng ghế vốn đã hẹp lại còn bị ách tắc.

Giải pháp của các hãng hàng không:


Các hãng hàng không đã áp dụng nhiều chính sách khác nhau để giảm thời gian boarding, đảm bảo máy bay khởi hành đúng giờ cũng như kiếm thêm lợi nhuận.

Open-seating.jpg
Hãng hàng không Southwest Airlines nổi tiếng với phương pháp open-seating theo đó hành khách được chia làm 3 nhóm, xếp hàng theo thứ tự và họ được phép chọn tự do ghế ngồi. Phương pháp này nhanh hơn đáng kể so với phương pháp boarding từ sau ra trước truyền thống. Trên lý thuyết phương pháp này tưởng chừng như sẽ tạo ra một sự hỗn loạn nhưng thực tế nó lại vận hành rất mượt mà.

Mọi người nhanh chóng ổn định chỗ ngồi, các hàng khách chờ cứ thế tiến tới. Quá trình này diễn ra đơn giản theo cách: nếu bạn thích ngồi ghế sát lối đi, hãy tìm một ghế bất kỳ miễn sát lối đi, không cần biết số mấy sau đó cất hành lý và nhường lối đi cho người sau; nếu bạn đem theo hành lý xách tay hơi to, bạn chỉ việc tìm đến ngăn hành lý còn trống để cất túi và ngồi vào một ghế bất kỳ.

Tuy nhiên, phương pháp của Southwest không hẳn hoàn hảo bởi hãng hàng không này dường như là hãng lớn duy nhất ở Mỹ không tính phí cho hành lý xách tay. Phương pháp open-seating chỉ phát huy tối đa hiệu quả nếu hành khách mang theo ít hành lý xách tay. Tuy nhiên việc không tính phí hành lý lại trở thành điều kiện cho hành khách đem theo nhiều túi hành lý xách tay hơn.

Checked_bag.jpg
Vì vậy, hãng Spirit Airlines đã sử dụng phương pháp tính phí cao cho hành lý xách tay hơn hành lý ký gửi. Mỗi túi hành lý xách tay sẽ bị tính phí từ 20 đến 40 USD và nếu hành khách bị bắt phải kiểm tra túi hành lý xách tay tại cổng ra tàu bay thì mức phạt có thể lên đến 100 USD. Thế là hành khách bay hãng này chuyển sang ký gửi để giảm phí, từ đó Spirit Airlines có thể rút ngắn thời gian boarding, nhanh hơn 5 phút so với các hãng đối thủ.

Quảng cáo



Hãng American Airlines vẫn ưu tiên cho hành khách hạng thương gia và khách hàng thường xuyên lên máy bay trước nhưng hành khách các hạng ghế thường có thể trả thêm từ 9 đến 19 USD để lên máy bay sớm hơn cũng như đảm bảo có chỗ để hành lý.

Các hành khách hạng phổ thông sẽ được chia làm 3 nhóm, sắp xếp nhằm giúp dàn trải hành khách ra, cho phép họ nhanh chóng tìm được chỗ ngồi. Cách tiếp cận này cũng giúp hành khách cất hành lý hiệu quả hơn, gần chỗ ngồi hơn, giảm số lượng túi cần phải kiểm tra vào phút cuối trước khi hoàn tất thủ tục boarding từ đó tránh trễ chuyến. Phương pháp của American Airlines cũng giúp giảm thời gian boarding xuống từ 4 đến 5 phút.

Việc thu phí để lên máy bay trước mang lại lợi nhuận không nhỏ cho các hãng hàng không. Theo ước tính của Amadeus thì các khoảng phụ thu mang lại lợi nhuận đến 12,5 tỉ USD cho các hãng hàng không Mỹ trong năm 2011 và con số này tăng theo từng năm.

Một số cách khác:


Một nhà vật lý thiên văn có tên Jason H. Steffen làm việc tại Fermilab, Chicago đã đề xuất một phương pháp tốt hơn để boarding nhanh hơn vào năm 2014. Anh sử dụng thứ gọi là thuật toán tối ưu Monte Carlo chuỗi Markov và nhấn mạnh "Nếu quy trình boarding đủ hiệu quả thì chúng ta không cần phải xếp hàng". Ý tưởng ở đây là cho hành khách lên máy bay lần lượt theo từng hàng ghế nhưng cách hàng xen kẽ, hành khách ngồi sát cửa sổ lên trước và từ đuôi máy bay ra trước.

Steffen_method.jpg
Ví dụ trên một chiếc máy bay có 30 hàng ghế, hành khách đầu tiên sẽ là hành khách ngồi ở ghế A sát cửa sổ của hàng 30. Hành khách tiếp theo tương tự vị trí ngồi sát cửa sổ nhưng ở hàng 28 rồi 26 … Một khi xếp đến hàng ghế đầu tiên thì quay trở lại ghế F sát cửa sổ ở hàng 30 rồi cứ thế tiếp tục với hàng 28, hàng 26 tương tự mặt kia. Sau khi cho các hành khách ngồi ghế sát cửa sổ lên hết thì tiến đến ghế sát lối đi với quy tắc tương tự. Khi các hàng số chẵn đầy khách thì chuyển sang các hàng số lẻ.

Quảng cáo


Phương pháp của Steffen hay ở chỗ hành khách luôn có khoảng trống để ổn định vị trí và cất hành lý, mọi người không phải đợi người trước người sau. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất vẫn là yếu tố ngẫu nhiên của hành khách, máy bay không phải lúc nào cũng chỉ toàn chở hành khách đi một mình, sẽ có các nhóm hành khách như gia đình, cặp đôi … do đó phương pháp của Steffen không khả thi trên thực tế.

Một phương pháp khác là dựa trên số lượng túi hành lý xách tay được đệ trình bởi John Milne và Alexander R. Kelly. Theo đó hãng hàng không sẽ bố trí ghế cho hành khách dựa trên số lượng hành lý xách tay mà họ mang theo. Thay vì hành khách chọn ghế thì họ sẽ phải ngồi theo vị trí túi hành lý của mình trên ngăn hành lý phía trên. Các túi được bố trí theo các hàng, mỗi hàng các túi sẽ được bố trí theo ghế và hành khách cũng boarding theo quy tắc tương tự phương pháp của Steffen.

Ngoài ra cách đây 15 năm, hãng hàng không Alaska Airlines còn áp dụng một phương pháp boarding thú vị đó là hành khách có thể lên máy bay bất cứ khi nào họ muốn, không cần biết là ngồi ghế ở cuối hay đầu máy bay. Tuy nhiên hãng này chỉ thử nghiệm trong một thời gian ngắn.

Năm 2015 thì hãng Delta Air Lines cũng đã thử nghiệm phương pháp nạp sẵn hành lý xách tay của hành khách để tăng tốc độ boarding. Dịch vụ này đã được hãng áp dụng trên nhiều chặng bay trong nước bận rộn giữa các thành phố như Atlanta, New York, Los Angeles, Detroi, Minneaplolis, Salt Lake City và Seattle.

Vậy làm sao để mọi người lên máy bay nhanh hơn từ đó khởi hành đúng giờ hơn?


oversize_bag.jpg
Điều này nằm ở ý thức của mỗi chúng ta. Thật vậy, nếu chúng ta chịu khó gởi hành lý cũng như tối giản hành lý xách tay thì quá trình boarding sẽ diễn ra nhanh hơn đáng kể. Những lý do kéo dài thời gian boarding đa phần xoay quanh hành lý. Nhất là trên những chiếc máy bay thân hẹp 1 hàng lối đi mà chúng ta vẫn bay ở các chặng bay nội địa như A320/A321 thì hành lý xách tay quá khổ sẽ khiến việc tìm chỗ để cất giữ khó khăn hơn, người sau cứ thế đứng đợi người trước loay hoay tìm chỗ. Thêm vào đó những nhân viên mặt đất cũng kiêm luôn vai trò kiểm tra hành lý xách tay trước khi lên máy bay, do đó nếu chúng ta vô tình hay cố tình mang hành lý xách tay quá khổ lên máy bay thì hành lý đó sẽ bị chặn lại, chúng ta thì bị phạt còn mọi người phải đợi các nhân viên xử lý vấn đề của chúng ta.

Một động thái gần đây của hãng hàng không Vietnam Airlines cho thấy vấn đề về hành lý rất đáng lưu tâm bởi nó ảnh hưởng nhiều đến thời gian boarding, khả năng chậm trễ chuyến. Như thông báo mới nhất thì kể từ ngày 1 tháng 8 năm 2019, hãng tăng trọng lượng đối với hành lý xách tay nhưng giới hạn về số kiện tức số lượng túi xách, balo hay vali được mang theo lên máy bay. Trước đây thì Vietnam Airlines giới hạn theo trọng lượng. Giờ đây khi anh em bay Vietnam Airlines thì chỉ được mang tối đa 1 kiện hành lý + 1 phụ kiện tức là 1 balo/vali với kích thước không quá kích thước quy định kèm một chiếc túi nhỏ, có thể là túi xách, túi chéo … Chi tiết anh em có thể xem thêm tại đây nhưng về cơ bản, việc quy định số kiện sẽ giúp cải thiện quá trình boarding cũng như đảm bảo các yếu tố như an toàn trọng lượng, an toàn bay.

148 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Có cách tránh phải chờ đợi khi boarding là mua vé hạng C 😃
namng
CAO CẤP
5 năm
@Manhtoan112 @nightwish47 Hạng C là tên gọi nội bộ của các hãng hàng không để chỉ khách bay hạng thương gia.

Bạn nào bảo khách hạng thương gia được ưu tiên check in vào máy bay trước thì chắc chưa bay hạng này bao giờ. 😁

Khách hạng C luôn được ưu tiên vào máy bay sau cùng và ra khỏi máy bay trước, chỉ sau hạng first class và hạng super first class. Dĩ nhiên nếu bạn có vé hạng C nhưng muốn lên trước thì cũng không ai cấm cản cả.
@namng Vậy hạng C khác với hạng First Class như thế nào vậy bạn? Lần đầu tiên nghe tới hạng này luôn.
namng
CAO CẤP
5 năm
@kekk Bạn cứ nghĩ đơn giản nó là hạng sang và siêu sang cho dễ hiểu. Ngoài first class ra thì các hãng nó còn làm thêm vài hạng nữa, đặt tên tùy hãng, tỉ như super first class, suite, royal first class, first apartment,... với cả giường ngủ, phòng tắm, toa lét riêng. C thì mình đi nhiều, nhưng thực tình là first class cũng chỉ nghe nói chứ chưa đi lần nào. 😁 Hiện tại Việt Nam chưa hãng nào cung cấp first class cả.

First class chỉ được cung cấp trên những máy bay lớn, bay chặng dài, và độ sang trọng (hoặc sang chảnh) là tùy vào từng hãng máy bay, trong đó nổi danh nhất dĩ nhiên là first class của mấy hãng Ả rập như Emirates, Qatas, Singapore Airlines.
Play Boy
ĐẠI BÀNG
5 năm
@namng 1 cái vé First Class bằng 1 con xe hơi, ôi... 😕
😔 Lên thôi cũng chen lấn xô đẩy, bánh vừa chạm đường băng đã nghe tạch tạch gỡ dây an toàn, máy bay chưa dừng đã đứng lên dỡ hành lý -)) Ý thức thế còn lâu mới nhanh được

upload_2019-8-12_21-5-38.png
Meomuopxu
TÍCH CỰC
5 năm
@narutoxboy Ghét nhất những người ưỡn ẹo ko thèm ra boarding ngay " cứ từ từ kiểu gì chả lên" rồi cố ngồi lại thêm mấy phút

Boarding chỉ xong khi người cuối cùng lên xong, nên mấy người lên mây bay cuối cùng còn rề rà làm tất cả mấy trăm người đợi mà hay cái là họ tỉnh bơ ko thấy ngượng gì
M.Dương
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Long_Xuyen_Boy Vl ý thức miền nào cao miền nào thấp =)))
M.Dương
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Long_Xuyen_Boy Kể bác một chuyện như này . Ngày 12/8 em đi chuyến BL 790 của Jetstar . Ngồi ghế 22B . Ghế 22C là một chị tầm 35 tuổi , ghế 22D là ông chồng của chị . Tức hai vợ chồng cách lối đi . Không phải cố tình nghe chuyện riêng nhưng chị ấy gọi điện và cãi nhau với chồng quá to nên ai ở gần cũng biết ông chồng ngoại tình với đồng nghiệp mà cô đồng nghiệp kia mới chuyển đến Hn nên chị ra HN đánh ghen . Lúc chưa cất cánh thì gọi hết cho người này đến người khác kể lể nói năng tục tĩu, chưa kể còn nói to. Lúc cất cánh rồi thì chị ngủ cả máy bay mừng chứ chị mà thức lại với sang chửi đánh chồng . Đồng ý là chuyện đấy không ai bình tĩnh được nhưng ý thức kiểu gì mà lại để cả bao nhiêu người phải chịu đựng ý thức như vậy ?
Và điều chú ý ở đây là chị và anh đều nói giọng Nam nha . Nên ở đâu cũng có người this người that thôi . Phân biệt vùng miền chi cho nặng đầu
@nemesistan Tôi đang lột tả chân thật một sự việc. Sự thật thế nào thì ghi thế đó chứ ko thị phi ko có ý gì cả. Nói như bạn chắc có lẽ tôi mỉa mai cả pn trung niên...Nhưng ko, điều tôi muốn chia sẽ là ng đó văn hóa rất kém, chỉ riêng người đó thôi! một người pn trung niên bên ngoài hào nhoáng, nói giọng Bắc thế thôi. Bạn đừng suy diễn nhé.
Thời gian giới thiệu và hướng dẫn an toàn cũng mất khá nhiều
@|Nguyễn Văn Hiếu nhìn trai đẹp gái đẹp đứng múa múa cũng zui mà kkk
@TênLàmGì Delay 30' đổ lại còn đỡ, chứ vài tiếng thì mệt lắm bác nhỉ
@Jen Minh Tri Nhìn hoài cũng chán chứ bác, nhiều khi lại phải nhìn qua màn hình nữa ấy
Rất hay 😁
castus_ccblu
ĐẠI BÀNG
5 năm
Thường xuyên đi máy bay mà ít để ý chuyện này. Mà đa số các anh các chị chen lấn khi lên khoang máy bay, và đó cũng là lí do boarding lâu.
caoanh666
ĐẠI BÀNG
5 năm
thời gian chờ xếp hàng lên máy bay ko thấm vào đâu với chậm chuyến, hủy chuyến ở vn
@TênLàmGì Ko nhạy cảm gì đâu bạn. Giờ rất nhiều người chỉ chăm chăm kêu ca, nói xấu đất nước, phê phán xã hội. Cứ như họ vô can vậy.
@dac Ổn gì bác, vn mấy chặng bay ngắn thì hãng bikini air câu giờ dữ lắm, chuyến nào cũng trễ 2 , 3 tiếng là thường. Mà khổ nỗi chặng ngắn thì ko có Vietnam airline.
Ở mỹ cũng có trễ nhưng tần suất dày đặc, hằng ngày như bikini air thì chắc ko đâu.
Ps: mình có người quen làm cho vietjet nên biết cái thống kê nha
@thuanapache Bạn cứ tìm hiểu thống kê đi rồi hẵng chê chứ
cuongdt12
ĐẠI BÀNG
5 năm
@thuanapache đợi cho đủ khách/ khách vãng lai mua thêm vé thôi chứ lí do kỹ thuật hay tàu bay về trễ gì. Mà tàu bay có về trễ cũng là do ở đầu kia sân bay đợi khách nên mới trễ chuyến kế tiếp á.
Đúng là chờ mỏi mắt !!!
Giới hạn độ cồng kềnh của hành lý lại là ổn ngay. Mất thời gian chủ yếu ở khâu cất hành lý, nhiều người mang rất cồng kềnh, nhét mãi cái vali lên trên không xong, thế là người sau bị cản trở.

Một ví dụ về cách sắp xếp có thể như sau:

0. Bước chuẩn bị: từ nhà chờ, phân chia thành từng nhóm hành khách khác nhau:
  • Hạng first-class (thực ra nhóm khách này có nơi chờ riêng, cửa lên riêng rồi).
  • Hạng premium.
  • Hạng phổ thông.
  • Trong đó có các nhóm FA (sát cửa sổ), nhóm BE (ghế giữa) và nhóm CD (cạnh lối đi).
1. Cho các khách thuộc hạng first-class lên bằng cửa riêng, thời gian tùy ý, miễn là trong khung giờ quy định trước giờ khởi hành. Nhóm khách này không bị ảnh hưởng bởi nhóm khách phổ thông.

seatmap_1.png

2. Nhóm khách premium FA > BE > CD. Mất khoảng 3 phút cho nhóm này.

seatmap_2.png

3. Nhóm khách phổ thông: nhóm này thường lộn xộn và mất thời gian nhất. Như sau:

3a) Dẫn hàng đôi vào, gồm các khách hàng F ghế chẵn (F6, F8,..., F32) và các khách hàng A ghế lẻ (A7, A9,..., A31). Vào bên trong sẽ cứ như vậy tách về 2 phía, xếp hành lý lên và ngồi vào sát cửa sổ. Vì xen kẽ số chẵn lẻ như vậy nên sẽ không bị hỗn loạn khi quay lưng vào nhau để xếp hành lý.

seatmap_3.png

3b) Tương tự, dẫn hàng đôi gồm các hàng F ghế lẻ và hàng A ghế chẵn vào.

seatmap_4.png


Như vậy hàng sát ngoài cửa sổ đã kín.

3c) Tương tự, dẫn đến hàng BE, và cuối cùng là CD.


Như vậy khách phổ thông sẽ mất 6 lượt vào để ngồi kín 3 dãy ghế. Mỗi lượt vào sẽ mất khoảng 2 phút để hành khách đầu tiên đi tới đuôi máy bay (F32, A31) và cất hành lý, cũng là lúc hành khách cuối cùng của dãy đó cất hành lý (F12 và A11).

Như vậy tổng thời gian của nhóm phổ thông là 6 x 2 = 12 phút.


Cuối cùng, mất khoảng 3 + 12 = 15 phút. Còn 3 phút dành cho trường hợp đặc biệt (trẻ nhỏ, người già, khuyết tật,... đi chậm).

Cơ mà cách này chỉ thực hiện được với điều kiện hành lý mang theo không được quá cồng kềnh (to quá không nhét vào được), vì việc cho hành lý lên khoang nếu mất quá nhiều thời gian, sẽ cản trở lối vào của dãy người vào sau.

Ngoài ra, để giảm thời gian tối đa, không cho phép nhóm khách hàng gia đình được đi cùng nhau lên máy bay, trừ trường hợp có trẻ nhỏ và người già, tàn tật:
  • Mỗi hành khách chỉ được mang 1 hành lý với kích thước không gian và khối lượng nhất định.
  • Có nhân viên hỗ trợ xếp hành lý lên khoang với hành khách là trẻ em, người già, khuyết tật.
  • Trẻ em còn bế ãm hay quá nhỏ, tất nhiên đi cùng cha/mẹ, không cần tách nhóm, vì nhóm này không gây cản trở khi xếp hành lý, và đã có nhân viên hỗ trợ.
  • Các trường hợp còn lại đều theo thứ tự ghế mà lên, kể cả vợ chồng, người yêu, bạn bè,... vì đằng này lên máy bay mà chẳng ngồi theo ghế đã đặt, lên trước lên sau nhau vài phút không ảnh hưởng gì.
namng
CAO CẤP
5 năm
@Black Mamba 1. Khách hạng first class và hạng thương gia đi theo ống riêng, không đi chung với premium và economy, trừ phi máy bay quá nhỏ. Nhưng máy bay nhỏ thì thường sẽ có hạng cao nhất là thương gia thôi.

2. Khách first class và thương gia luôn được ưu tiên lên máy bay sau cùng, rời máy bay đầu tiên, và họ thích lên lúc nào thì lên, không phân loại, phân nhóm bao giờ. Khách hạng này không bao giờ nghĩ được vào máy bay sớm là đặc quyền cả, ngược lại mới đúng.

3. Với premium và economy, trường hợp đi theo nhóm, gia đình người lớn trẻ em thì việc phân loại như trên hoàn toàn vô tác dụng. Và hầu hết mọi chuyến máy bay đều có những nhóm khách này.
duongcagr
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Black Mamba ô nô nô. thực tế không thể làm thế :eek: mình push boarding cao là 10'. pax lên tàu rất lộn xộn. làm thế tốn thời gian. 203 pax mất 10' là nhiều rồi. tàu vừa vệ sinh xong là pax lên trên cabin là vừa. push max nhanh là 18' đã xong từ lúc mở chock in đến đóng cửa rồi.
Trước thử bay hạng thương gia mà ngồi phòng chờ cứ tưởng nó bỏ mình ở lại
@nguyenlebinh91 Thì lần đó là lần đầu đi mà phòng hạng thương gia có đúng 2 đôi vk ck mình và ông cùng cty
Ngồi chờ lâu quá.
Mr.ZP
TÍCH CỰC
5 năm
@Manhtoan112 Hahaha... Đó sẽ là 1 kỷ niệm của 2 vk ck ông đó
@Mr.ZP May nó ko bỏ kaka
Mr.ZP
TÍCH CỰC
5 năm
@Manhtoan112 Nó mà bỏ thì dễ gì 2 vk ck bác tha cho nó
Ai đi máy bay mà bị giành ghế như e chưa .
1 đại gia đình đi cùng nhau ghế của mình sát cửa sổ
1 là cho mình ra ghế sát lối đi 2 là cho mình ngồi cửa sổ đúng ghê của mình đi. Không lại cho thằng nhóc của nhà đó ngồi gần cửa sổ rồi bà mẹ thì ngồi ở ghế sát đường đi để tám. Lâu lâu 2 mẹ con chồm qua người mình lau mồn r lau mũi ăn uống kêu đổi ghế thì ko chịu. Đi 1 tiếng từ HN vô lại SG đúng kinh dị luôn
@jin_279 E cũng báo r mà tiếp viên cứ ầm ừ r bảo tự giải quyết đổi chổ. . Lúc mới bay ko sao đc 15 p sau mới bắt đầu thấy khó chịu
Thien Quoc
TÍCH CỰC
5 năm
@namng Thanks bạn. Đợt lên đó ngạc nhiên vì ghế rộng, cửa sổ chỉnh sáng được...
namng
CAO CẤP
5 năm
@Thien Quoc Các dòng máy bay đời mới đều bỏ cánh lùa cửa sổ và thay bằng cửa sổ chỉnh sáng được rồi bạn.
Thời gian boarding ghi trên vé chả bao giờ thấy đúng cả. Đến giờ đó mà cửa ra máy bay vẫn chưa mở
@nghaimin Để cho các bác tới sớm
Chứ ở vn đi họp kêu 8h có mặt thì 8h30 ng ta mới tới
@Manhtoan112 Cũng phải ha
@nghaimin Kaka mình chuyên thế. Mấy lần đi đúng giờ bị chờ rồi. Nên họp là cứ chậm 30p lên là vừa
@Manhtoan112 Cái bệnh cao su này khá nặng. Nhưng những người đi máy bay đáng lẽ ý thức phải cao hơn người khác nhỉ????
nói chung cũng là vì lý do an ninh an toàn 😁
phamlong
TÍCH CỰC
5 năm
Mình thì nếu đi bằng buýt ra tàu thì cứ túc tắc đi gần cuối cùng, chả phải chen lấn, xô đẩy gì sất, xui lắm mới không còn chỗ để hành lý thôi
@phamlong Bữa mình đi Nội bài xe bus ra máy bay gì mà nước giột xuống tong tong rải rác khắp xe.
Bài viết cho tiết
99v9.9999
TÍCH CỰC
5 năm
Nếu mình đi máy bay của riêng mình thì sao
@99v9.9999 Lúc đó có thằng nó lo hành lý cho rồi. Chắc mất 5 phút lên máy bay rồi cất cánh là cùng thôi.
hoan242
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bài viết chất lượng thật
Molpd
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mình bay thường mang theo 1 cái balo nên vẫn có chỗ nhét, chứ mình thấy nhiều người mang vali rất to, nhìn thôi cũng thấy không đạt quy định rồi mà không hiểu sao vẫn đem lên máy bay được, trong khi đáng lẽ phải ký gửi, khiến tiếp viên xếp thấy mệt luôn 😔:(
Mr.ZP
TÍCH CỰC
5 năm
@Molpd Vì nv họ làm ngơ thôi, chứ nhiều khi gặp khách 3 trợn là nó ở đó đôi co, gây rối um xùm còn làm delay chuyến bay hơn nữa. Còn nếu gặp người biết điều thì có thể giải quyết đc. Nói tóm lại là do ý thức của mỗi cá nhân mà ra.
@Mr.ZP Gặp khách 3 trợn thì hãng nên mời qua đi máy bay ... mui trần cho hợp với phong cách kkk....
Hem chưa được đi máy bay bao giờ thấy Quê quá haha
@Ngoc KaKaKaKa Máy bay tàu điện tàu cao tốc đi hết rồi, mà còn tàu hỏa của VN là chưa đi bao giờ đây.
ntvinh1602
TÍCH CỰC
5 năm
@Ngoc KaKaKaKa cũng chỉ là cái xe đò biết bay thôi có gì mà ham... chưa đi thì háo hức... đi rồi thì chán thí mẹ may ra vui được lúc cất hạ cánh là thấy hay hay còn trên trời toàn mây trắng xóa nhìn 1 chặp là nhàm... xui ngồi hướng nắng thì toàn đóng cửa ngủ... máy bay vừa ồn vừa rung như tàu hỏa bắc nam... nói chung trừ khi bay hạng thương gia hoặc first class còn tạm chấp nhận chứ ko đi máy bay là 1 cực hình.
@TênLàmGì Thì cũng là đi 1 lần cho biết, lấy cái mà chém gió.
jin_279
TÍCH CỰC
5 năm
Quy định có dông dài mấy mà khách ý thức kém không tuân thủ thì vẫn vậy thôi.
@jin_279 Kém gì!?? Thực tế là giờ lên máy bay nó đéo giống với giờ đã thông báo! Trễ lần 1
Rồi khi khách hàng đã yên ổn chỗ ngồi ( thực tế mình thấy rất nhanh), máy bay lăn bánh nhưng đợi đến lượt cất cánh thì lâu hỡi ơi! Trễ lần 2
2 yếu tố đó là lâu nhất và chẳng phải ý thức của khách nhé!
Mr.ZP
TÍCH CỰC
5 năm
@QuanLyNhaNghi Thì cơ trưởng phải thông qua thông báo của đài giám sát không lưu mới đc phép cất cánh chứ. Đâu phải lăn bánh ra là bay lên liền đâu trời. Ngồi máy bay riêng của mình đi thì đc bay liền.
skywolf105
ĐẠI BÀNG
5 năm
@QuanLyNhaNghi Hãng nào cũng muốn bay đúng giờ vì máy bay đứng đợi dưới mặt đất tốn chi phí rất nhiều. Máy bay muốn đi cũng phải báo đài kiểm soát để xin phép cất cánh, chứ đâu phải như xe muốn chạy là chạy được. Cái đó do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được số lượng máy bay cất hạ cánh cùng 1 lúc chứ không phải do hãng.
Hãng nào cũng muốn bay đúng giờ vì máy bay đứng đợi dưới mặt đất tốn chi phí rất nhiều.
Dù bạn có máy bay riêng mà không đươc phép cất cánh thì cũng ngồi chờ thôi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019