Tận dụng năng lượng Mặt Trời để biến nước mặn thành nước ngọt

ND Minh Đức
17/3/2020 13:14Phản hồi: 166
Tận dụng năng lượng Mặt Trời để biến nước mặn thành nước ngọt
Tìm hiểu trên Google thì có vẻ như tận dụng năng lượng Mặt Trời và hiện tượng bốc hơi - ngưng tụ của nước là một trong những cách dễ tiếp cận nhất đối với mọi người để có thể có được nước sạch từ nguồn nước mặn, nước lợ hoặc nước bẩn. Mình thử ngâm cứu thì bên dưới đây là 2 hướng triển khai được ứng dụng khá nhiều, trong nhiều tình huống khác nhau, bao gồm cả trên quy mô nhỏ dành cho các bạn sinh tồn, khám phá,… cho tới việc lấy nước ở những nơi có điều kiện khô hạn cực khó khăn.

Đây là sơ đồ minh họa một hệ thống ngưng tụ nước và tích nó lại vị trí trung tâm. Thí dụ bên dưới là ở quy mô nhỏ, tuy nhiên mình nghx có thể áp dụng trên quy mô lớn hơn nhưng hiệu quả thì chưa rõ là có khả thi hay không. Liệu đắp một cái hồ lớn hơn và vẫn áp dụng biện pháp này thì có hiệu quả không?

Khu_muoi.jpg

Tiếp theo vẫn là nguyên lý bay hơi và ngưng tụ nhờ bức xạ Mặt Trời nhưng cách triển khai có hơi khác chút. Với cách này thì chúng ta cần chế một tấm kính đặt nghiêng trên một chiếc hồ tương tự như hồ cá và khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào thì hơi nước sẽ bay hơi, ngưng tụ lại và được chảy về một máng bên dưới để thu lấy nước.

nuoc_man_nghieng.jpg

Anh em thấy sao? Còn cách triển khai nào để thu nước một cách rẻ và đơn giản từ nguồn nước nhiễm mặn hoặc thậm chí là nước biển không anh em? Cùng nhau tìm cách vượt hạn đi anh em,
166 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

tokylo
TÍCH CỰC
4 năm
phương pháp rẻ và hiệu quả, không tốn nhiều điện năng, chi phí máy móc như lọc RO
conan1212
TÍCH CỰC
4 năm
@tokylo phương pháp này để lọc nước uống chơi, chữa cháy thôi, nước sinh hoạt tưới tiêu cách này không đủ công suất, nếu nâng quy mô thì lại không hiệu quả
@conan1212 Chuẩn luôn Bác
Chủ yếu giải quyết 1 phần nhu cầu, giảm gánh nặng
tohaitrieu
TÍCH CỰC
4 năm
Vậy thì có thêm muối để ăn không nhỉ
@tohaitrieu ko nhé, còn lẫn tạp chất. cần qua nhà máy hầm nhiệt độ cao nữa.
MrHải999
TÍCH CỰC
4 năm
@tohaitrieu Muối ở đây là muối kim loại chung chứ đâu phai muối ăn mà ăn dc
@tohaitrieu ăn muối vào ngộ độc đó bác vì muối chưa làm sạch có thể nhiễm kim loại nặng
Có khi 30-40 năm nữa, biển cạn là có thật đấy
DKado
ĐẠI BÀNG
4 năm
@nlht Thằng tàu nó chặn rồi đến lào campuchia
Mình ở cuối chịu khổ nhất 😃
nghoangtin
ĐẠI BÀNG
4 năm
@w810i Mỗi nhà để 1cái lu theo chỉ đạo.10 cái biển cũng cạn nhé.
trnhatula
ĐẠI BÀNG
4 năm
@samsung focus Biển cạn, học lớp mấy rồi mà có cái suy nghĩ đó nhỉ. bao nhiu triệu năm qua bao nhiu lục địa biến mất do chìm dưới nước chứ có lúc nào nó cạn đi đâu.
loihai
ĐẠI BÀNG
4 năm
@trnhatula Theo lý thuyết thì triệu triệu năm nữa nhiệt độ trái đất nóng lên và bùm, biển cạn nhé bác
khihao08
ĐẠI BÀNG
4 năm
cái này chắc được dạy hồi tiểu học rồi. Cách này chắc chỉ đủ nước uống, nước sinh hoạt thì chưa chắc, nước cho nông nghiệp thì chắc chắn ko đủ
empty77
TÍCH CỰC
4 năm
Ko ổn đâu mod à. Nếu tấm kính ko đủ lạnh thì nó sẽ ko ngưng tụ đâu.
@empty77 Theo hiệu ứng nhà kính thì cái mặt rên của tấm kính sẽ lạnh hơn bên trong nên nó sẽ ngưng tụ 😁
empty77
TÍCH CỰC
4 năm
@cuhiep Lúc đầu nó lạnh thôi, để 1 tgian ngắn là nó cân bằng nhiệt độ vì khi hơi nước hóa thành nước lỏng nó sẽ tỏa ra rất nhiều nhiệt trực tiếp làm nóng kính lên dẫn đến hệ thống này sẽ ko chạy được liên tục.
chienfz
TÍCH CỰC
4 năm
@cuhiep Vc l để ngoài trời bề mặt trên nóng hơn bề mặt dưới . nhiệt mặt trời phải đi qua tấm kính mới xuống tới nước muối .mà kêu bên trên lạnh hơn à ?
tri5800xpm
TÍCH CỰC
4 năm
@1stLIFE @emty77 nói đúng đấy, cần phải làm mát cái tấm kính đó, nếu không lấy được 1 lúc thì không lấy đc nữa đâu.
Bạn ví dụ cái nồi là đúng, nhưng chưa đủ vì
1. cái nồi bạn đung tgian ngắn, lúc đó cái nắp nối nó chưa nóng bằng cái đít nồi, nung một tgian dài thì cái nắp đó nhiệt độ gần bằng cái đít nồi thì ko hiệu quả nữa.
2. Muốn hiệu quả trong trường hợp cái nồi, thì đặt 1 cái khăn tẩm nước lạnh, cứ 1 lúc lại thay khăn thì hiệu quả hơn.
realvn
TÍCH CỰC
4 năm
Được mà công suất k cao, tấm kính chắc bằng cái nhà thì 1h thu được vài lít, sao dám lấy tưới tiêu gì
@realvn Rẻ, ko phát sinh nhiều chi phí
@realvn Số liệu đâu ra thê
@realvn Cái này dành cho mấy ông sinh tồn thôi, cố đc ít nào hay ít đấy. Uống gọi là cầm hơi chứ tươi tiêu đc có mà loạn.
@nghiêm trần trung cái này chỉ dùng nơi nào cùng cực lắm, không còn cách nào khác... chứ tiêu dùng bình thường bây giờ nhiều cách khác rẻ và khả thi hơn
realvn
TÍCH CỰC
4 năm
@nghiêm trần trung Cuối bài ông chủ topic có nói tới vượt hạn, thì ý tưởng là lấy nước biển tưới tiêu cứu cây chứ gì, chả lẽ VN mình có nơi nào hạn hán mà chết khát nguyên vùng để có bài kêu gọi mọi người tìm cách cứu
Thật ra, đây chỉ là cách con người đối phó với thiên nhiên, chứ qui trình này thiên nhiên đã tạo ra lâu rồi : nước biển bốc hơi --> tạo mưa --> tạo ra sông hồ, suối và các nguồn nước ngọt khác trên đất liền
@Tran Le Thuan An Bạn nói điều ai cũng biết rồi bạn
ha ha
Như cái đồ án máy sấy hồi đại học. Không ăn thua đâu. số giờ nắng trung bình của Vn khoảng 6h. nắng mạnh khoảng từ 9h đến 3h 4h chiều. Tính trên mỗi m2 , góc chiếu mặt trời cần phải tối ưu 😁 . cái vẽ chơi mô hình đến khi thiết kế kính mặt dưới nên có rãnh xẻ để dẫn gọt nước đọng. Thùng chứa nước nên sơn đen :D. Làm to thì tốn tiền mà làm nhỏ thì k đủ dùng. Chốt lại là nên đi mua máy lọc nước
@mimi_emyeu À, mình chỉ nghĩ đơn giản là đếm số giờ có nắng trong ngày thôi =)).
@mimi_emyeu tôi cũng suy nghĩ vấn đề này lâu rồi, y chang điều bạn nói.
@mimi_emyeu 1m2 thu được khoảng 6 lít trong 1 ngày 😁 ít lắm
@cuhiep Chủ tịch nói thì chắc là được :D
tucammoi
TÍCH CỰC
4 năm
vậy mà bọn hải ngoại bên Cali nó bảo vẫn chưa biến nước biển thành nước ngọt được.
@tucammoi Có bull nói chứ có ai nói đâu@@
tucammoi
TÍCH CỰC
4 năm
@Guest345 nó nói đúng đó, bài kiến thức này có từ 20 năm trước rồi tuổi gì mà so với Cali.
@tucammoi Lái để lãnh lương hả 😆
yokykaka
ĐẠI BÀNG
4 năm
cách này vài giờ mới lấy dc vài giọt thôi, k đủ uống.
Cái này khác gì hành trình của nước trong thiên nhiên đâu. Vấn đề ở đây là không đủ nhiệt lượng, ai học vật lý đều biết nước hóa hơi cần một nhiệt lượng hóa hơi mà nhiệt lượng này phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc với ánh mặt trời (dĩ nhiên thời tiết nữa). Thêm vào đó muốn ngưng tụ thì phải làm mất lượng nhiệt này (khả năng tản nhiệt của kính phải mạnh). Chưa kể nếu tấm kính không tản đi nhiệt lượng thì trong nồi hơi độ ẩm sẽ bão hòa, nước sẽ không thể hóa hơi được nữa mà chỉ nóng lên (giống mấy cái bình năng lượng mặt trời thôi).

Phần tấm kính này thực ra có thể thay bằng một dàn ngưng tụ (nguyên lí hoạt động kiểu máy hút ẩm). Tuy nhiên khả năng tạo nước cũng không khả quan, như máy hút ẩm thông thường công suất gần 200w thì 24h ngưng tụ đâu đó khoảng 12l (với điều kiện độ ẩm cao). 12l mất gần 5 kwh điện!!!

Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK nghĩa là 4200J sẽ làm 1kg nước tăng 1 độ C (đun từ 20 đến 100 độ mất 336kJ) trong khi nhiệt hóa hơi của nước là 2.300kJ/kg. Muốn hóa hơi 1 lít nước cần năng lượng tương đương đun gần 7 lít nước từ 20 lên 100 độ C.

Nhà ai nếu xài bình năng lượng mặt trời sẽ thấy cái diện tích tiếp xúc to như thế mà đun được ngày hơn trăm đến 200l nước tăng lên khoảng 45-85 độ thì sẽ hiểu cần diện tích bao nhiêu mới làm bay hơn được 50l nước, sau đó lại làm sao để ngưng tụ 50l nước xuống => không hiệu quả, nếu so với một cái hệ thống lọc R.O dùng năng lượng mặt trời thì không bằng 1 góc. Nếu cái này hiệu quả dân đi biển xài lâu rồi

Cuối cùng quan trọng nhất, nước tạo ra là nước cất (chỉ h20) không muối khoáng, không gì cả về căn bản không phải nước tốt, uống vào cơ thể cũng chả tốt mà tưới cây hay nấu ăn cũng chả tốt
qloved
CAO CẤP
4 năm
@Hunglong96 Có kiểm chứng nào cho giả thuyết này không bạn
@qloved Mình cũng không biết kiểm chứng sao nữa vì có rất nhiều nghiên cứu cho ra kết quả trái ngược nhau, ví dụ nghiên cứu do máy lọc nước tài trợ sẽ nói nước từ máy là nước tốt. Tuy nhiên kinh nghiệm từ thực tế thì cái gì tự nhiên cơ thể sẽ hấp thu tốt hơn, ví dụ bạn ăn cam hay rau xanh cơ thể sẽ hấp thu vitamin C tốt nhưng uống vitamin C cơ thể lại đẩy ra ngoài. Hoặc canxi cũng vậy, bạn ăn canxi trong cá tôm cơ thể sẽ hấp thu tốt nhưng nếu uống sữa bò hoặc viên bổ sung canxi lại bị thận lọc thải ra.
Trong những nơi mà tạo ra nguồn nước tốt thường là nước nó chảy trên những rặng đá để lấy khoáng trong rất nhiều năm và thường người dân ở quanh đó tuổi thọ sẽ cao hơn trung bình và ít bệnh tật hơn. Ở sông cũng vậy hạ lưu sông luôn màu mỡ hơn vì nước chảy qua các vùng rất nhiều năm mang chất dinh dưỡng, phù sa đi. Hoặc nuôi cá chẳng hạn, mọi người dùng nước máy hoặc nước lọc nuôi cá mà không xử lý tốt sẽ làm cá chết

Về căn bản thì chúng ta không thể quan sát được quá trình xảy ra ở cấp độ phân tử trong cơ thể như thế nào và vẫn chưa lí giải được vì sao cùng là một chất như nhau, cơ thể hấp thu cái này nhưng bỏ cái kia. Nên theo ý kiến cá nhân mình thì nước máy bình thường dùng lọc để loại bỏ tạp chất và vi khuẩn chất có hại (nhưng vẫn giữ khoáng) như kiểu máy lọc nano hay điện giải sẽ tốt hơn máy RO lọc thành nước cất xong bổ sung khoáng vào. Tuy nhiên tại một số nơi ô nhiễm thì máy lọc RO vẫn có công dụng của nó, dù sao uống nước máy lọc vẫn hơn là uống trực tiếp
Bashtion
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Hunglong96 Khoáng hữu cơ sẽ dễ hấp thụ hơn khoáng vô cơ.
Bù lại các công nghệ lọc điện giải hay nano hiệu quả lọc tạp chất và chất rắn trong nước lại thấp hơn RO. Cơ thể hấp thụ khoáng chất qua con đường ăn uống nữa.
@Bashtion Cũng không cần 100%, asen chẳng hạn, trong cơ thể vẫn tồn lại một ít, các quảng cáo máy lọc nước thường khuếch đại tác hại một số kim loại nặng mà không hiểu cơ thể chúng ta đang hấp thụ và bài tiết ra mỗi ngày. Ăn uống thì quan trọng nhất rồi 😁
khó lắm.
1. Ko đủ nhiệt lượng để 1 lượng nước bốc hơi
2. Có đủ nước bốc hơi thì phần làm mát phải đủ lạnh để ngưng tụ
3. Phần nước ngưng tụ có thể bị nhiễm mặn lại nếu nước có độ mặn cao --> chỉ làm giảm đớt độ mặn chứ thành nước ngọt mà 1 lượng lớn thì khó
minhtienbk
TÍCH CỰC
4 năm
@tranlinh995 Bạn giải thích thêm phần thứ 3 với .
bingo02
ĐẠI BÀNG
4 năm
@minhtienbk phần 3 bạn ấy nhầm, vì hơi nước không có muối, người ta tạo ra "nước cất" cũng theo nguyên lý này.
Giải pháp này có cả một công trình nghiên cứu:
https://www.researchgate.net/publication/318258832_CLIMATIC_AND_DESIGN_PARAMETERS_EFFECTS_ON_THE_PRODUCTIVITY_OF_SOLAR_STILLS_A_REVIEW
Lí thuyết vậy thôi chứ làm không có . Vì nhiệt độ mặt trời cấp không đủ >100 độ để làm nước bay hơi
w810i
CAO CẤP
4 năm
@_-=TinhTế=-__-=SắcXảo=-_ Con cái nhà ai lại để cháu nó vọc điện thoại khuya thế này? Chết thật
LuisYuri
TÍCH CỰC
4 năm
@_-=TinhTế=-__-=SắcXảo=-_ toang =))
@_-=TinhTế=-__-=SắcXảo=-_ ngu một cách tinh tế sắc xảo.
@_-=TinhTế=-__-=SắcXảo=-_ Quá sắc xảo luôn.
Các bác đừng trêu bạn ấy nữa. =))
Quan trọng là công suất và hiệu suất 😆
Làm vậy đc đáng bao nhiêu nước đâu. Ko đủ sinh hoạt.
Khá ok nhỉ.
Sau lấy nc chỗ mặn phơi tiếp có thành muối dc ko nhỉ
tuấn bon
ĐẠI BÀNG
4 năm
Khi nào giảm được áp suất bên trong lồng kính may ra mới sử dụng phương án này được.
conan1212
TÍCH CỰC
4 năm
@tuấn bon giãm áp xuất dễ mà, quy tắc bình thông nhau đó, bạn tham khảo cách người ta lắp mấy cái bồn nước đó
tuấn bon
ĐẠI BÀNG
4 năm
@conan1212 *áp suất
Mình đang nói đến áp suất như áp suất bề mặt chất lỏng, áp suất hệ thống, thứ quyết định khả năng bay hơi. Áp suất chân không đủ thấp thì nhiệt độ bay hơi/ngưng tụ giảm.
Freenday
TÍCH CỰC
4 năm
@tuấn bon phương pháp sinh tồn mà bồ. rơi vào đảo hoang ko có nước ngọt thì phải làm gì? đời thực xài năng lượng mặt trời hoặc điện chạy luôn chứ tiếc gì
tuấn bon
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Freenday À, mình đang suy nghĩ theo phương diện công nghiệp hoá cái hệ thống này thôi 😁
@Freenday Dùng điện thì chi phí không lại được bạn

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019