Tản mạn về cuộc đua song mã Intel và AMD

orionviva
30/7/2021 16:40Phản hồi: 4
Tản mạn về cuộc đua song mã Intel và AMD
Nhân dịp đọc xong cuốn “Vĩ đại do lưa chọn” mình quyết định viết bài này để bày tỏ sự hy vọng tương lai tươi sáng hơn của Intel, mặc dù 10 năm nay mình là fan của AMD, mình viết bài này trên dàn máy Phemon II X6 Thuban. Thay main, thay ram và PSU1 lần nhưng tới giờ CPU vẫn chạy rất trâu bò. Vẫn chiến được Stacraft II với con GTS450. Mình đã từng khá ghét Intel, một công ty khá bảo thủ và xấu tính, nhất là sau scandal trả tiền để ép đối tác không sử dụng CPU AMD mấy năm trước. Nhưng mà sau khi đọc xong quyển sách này thì mình đã có 1 cái nhìn cởi mở hơn, không còn ghét intel như trước nữa.

vi-dai-do-lua-chon.jpg

Vì đây là 2 công ty có thể nói là trụ cột của nền công nghệ trong 1 thời gian khá dài nên điều chúng ta cần xét đó là cả một quá trình lịch sử của nó, và dữ liệu trong quyển sách này sử dụng có chiều dài lên đến 30 năm từ 1968 đến 1995. Cả Intel và AMD đều được thành lập từ cựu kĩ sư của Farchild Semecondutor, AMD thành lập sau Intel 1 năm. Ngay từ ban đầu thành lập thì AMD đã quyết tâm cạnh tranh với Intel trong việc chế tạo chip logic xử lý, AMD đã copy sản xuất y chang mẫu 8080 của Intel. Nhờ việc Fake it till you make it mà AMD đạt được một số thỏa thuận trao đổi công nghệ hay ho giúp cho số phận của cả 2 gần như dính chặt vào nhau. AMD từng là nơi gia công chip cho Intel khi mà thị trường vi xử lý bùng nổ vào thập niên 70s.

595px-Intel_i386DX_251.jpg

Quyển sách so sánh triết lý kinh doanh và mục tiêu theo đuổi trong “hành trình 20 dặm” giữa Intel và AMD để thấy sự khác biệt. Với Intel thì định luật Moore là kim chỉ nam trong suốt thời gian dài, họ bền bỉ thực hiện điều này, dù cho khó khăn hay có những lúc thuận lợi thì họ vẫn giữ vững mục tiêu này để xây dựng, đầu tư nhất quán và bền bỉ đã giúp cho không chỉ các thế hệ chip xử lý của Intel ở thế hệ sau luôn đồng nhất và tốt hơn thế hệ trước mà còn có một sự đảm bảo tài chính để vượt qua khủng hoảng trong thời gian dài. Còn với AMD thì họ theo đuổi ‘’sự tăng trưởng trong giao đoạn tốt (đôi khi chấp nhận vay nợ đáng kể để có nguồn đầu tư cho tăng trưởng’’. Có thể ví von như trên 1 bàn bài poker thì AMD là một tay chơi hung hang và sẵn sàng all in bất cứ lúc nào. Chính vì điều này nên sự phát triển của họ không đồng nhất, có những khi thuận lợi thì tăng vượt bậc nhưng khi khủng hoảng thì chim sâu trong nợ nần. Chi tiết hơn về việc này thì quyển sách có đề cập đến việc AMD đầu những năm 1980 tuyên bố mục tiêu tăng trưởng là 60% liên tục trong 2 năm, và sẽ vươn lên dẫn đầu vượt qua Intel, Texas Instrument, National… Trong khi đó cùng lúc Gondor Moore của Intel thì lại tuyên bố sẽ giới hạn sự tăng trường của Intel để giảm thiểu khả năng mất kiểm soát. Và chiến lược đó đã giúp Intel sống khỏe qua thời kìa khủng hoảng bán dẫn 1985. Mọi chuyện đã thay đổi kể từ khi Lisa Su lên nắm quyền, nhờ sự nhất quán và đổi mới không ngừng nghỉ mà giờ đây cuộc chơi đã dần chuyển mình về phía AMD hệt như các cách mà Intel làm cách đây 30 năm.

AMD-vs-Intel-Mindfactory-1.png

Thất bại là vậy nhưng cũng không thể nào phủ nhận sự sáng tạo và đột phá của AMD, đây cũng chính là lý do mình trở thành fan của họ. Nhắc tới AMD không thể nào không nhắc tới tập lệnh AMD64 trứ danh, rùi cách họ làm dual CPU, rồi đến APU… toàn những thứ đột phá khiến Intel cũng phải nể sợ và thỏa thuận dùng chung bằng sáng chế. Tuy nhiên nói về đóng góp thì chắc Intel mới đúng là một tượng đài vĩ đại, nhờ sự bền bỉ trong sáng tạo, trong cách giải quyết vấn đề mà chúng ta luôn luôn có thể tin tưởng vào CPU Intel, bạn có thể thay đổi khẩu vị vài lần để đến với hãng này hoặc hãng khác. Nhưng nếu cần một chiếc máy tin cậy, làm việc đúng với khả năng của mình thì Intel gần như là sự lựa chọn số một cho Prosumer. Nhìn một cách kĩ càng thì những đột phá của Intel mới là điều ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, còn những đột phá của AMD thì giúp ích cho toàn nền công nghiệp rồi sau đó mới gián tiếp đến người dùng cuối.

cputree (2).png
http://www.vgamuseum.info/images/doc/cputree.png

Khoảng 5 năm gần đây chúng ta chứng kiến sự lột xác của AMD, nhất là trong 3 năm trở lại AMD đang vươn mình một cách mạnh mẽ. Còn Intel thì gần như dậm chân tại chỗ, bây giờ lại còn bị sự canh tranh lớn đến từ Apple Silicon nữa. Chứng kiến những đợt truyền thông so sánh, bôi xấu một cách tệ hại và ấu trĩ mới thấy đáng thương cho một Intel hùng mạnh ngày nào. Đôi khi một cú tát là cần thiết để đánh thức gã khổng lồ. Hơn 15 năm rồi mình mới lại cảm thấy hào hứng theo dõi cuộc đua giữa AMD và Intel từ thời Athlon X2, và nay cuộc đua đã có thêm 1 đối thủ sừng sỏ là Apple và trong nay mai thôi chắc sẽ có thêm Nvidia, Qualcom… Hy vọng Intel sẽ tìm lại được bản lĩnh của mình với một kim chỉ nam mới (vì định luật Moore đã không còn phù hợp nữa), bởi vì người tiêu dùng chúng ta cần lắm cuộc cạnh tranh này.

Ai mà biết được một ngày nào đó chúng ta ráp dàn máy dùng APU của liên minh Amtel 😁
4 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

dell e7440
TÍCH CỰC
3 năm
SAO BẠN LẠI GHÉT INTEL?
Còn mình thì ghét AMD
Đơn giản vì nó made in china
orionviva
TÍCH CỰC
3 năm
@dell e7440 Mình từng thích Intel đến mức cảm thấy thất vọng vào sự bảo thủ của nó, trong khi AMD thì lại rất chịu khó đổi mới. Và tâm lý bênh người bị bắt nạt đó bạn. Giờ thì hết rồi, mình đã hiểu lý do đằng sau sự bảo thủ ấy. Còn nếu ghét đơn giản vì made in china thì bạn sẽ phải ghét đến 80% thế giới đó 😁
dell e7440
TÍCH CỰC
3 năm
@orionviva không, mình thích intel thật mà
@orionviva Thằng nào mà chả đổi mới cho đến khi chiếm được thị trường ? Khi đã nắm cả thị trường thì sẽ tìm cách nâng giá

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019