Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Tàn phá môi trường có thể tạo ra nhiều bệnh mới

Lê Q Khánh
31/12/2021 3:4Phản hồi: 24
Tàn phá môi trường có thể tạo ra nhiều bệnh mới
Số lượng động vật hoang dã được giám sát trên thế giới đã giảm trung bình 68% trong 50 năm qua, theo Quỹ Thiên nhiên Toàn cầu. Nguyên nhân chính là do phá rừng, thâm canh và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nhưng tự nhiên có thể tự phục hồi, miễn là chúng ta cho nó một cơ hội. Hơn 100 quốc gia đã nhận ra sự cần thiết phải chấm dứt sự suy giảm số lượng và sự biến mất của các loài cho đến năm 2030 và thừa nhận hậu quả của các hoạt động có hại cho môi trường và biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học. Những nỗ lực này đáng lẽ ra được thực hiện từ lâu, không chỉ cho lợi ích của thế giới hoang dã mà còn cho cả sức khỏe của loài người.

Ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra mối liên hệ giữa các hoạt động phá hoại môi trường và sự xuất hiện các bệnh mới. Người ta vẫn chưa hiểu chính xác bằng cách nào cái này dẫn tới cái kia, ví dụ như việc xác định nguồn gốc của covid-19 (vi-rút có thể xuất phát từ phòng thí nghiệm, hoặc lây lan từ dơi sang người thông qua một loài trung gian). Tại sao những thay đổi trong hệ sinh thái lại liên quan đến sự lây lan của dịch bệnh, và điều gì làm tăng nguy cơ bùng dịch?

Trong số hơn 330 bệnh xuất hiện từ năm 1940 đến năm 2004, gần hai phần ba là bệnh lây truyền từ động vật sang người, chẳng hạn như HIV / AIDS và có lẽ là covid-19. Trong số đó, hơn 70% có nguồn gốc từ động vật hoang dã, trái ngược với động vật nuôi. Và mặc dù có nhiều yếu tố liên quan đến việc truyền bệnh, bao gồm gia tăng dân số, di cư và biến đổi khí hậu, các nhà khoa học đang ngày càng chú ý đến việc chuyển đổi đất đai tác động vào đường đi của mầm bệnh từ động vật sang người như thế nào. Một nghiên cứu được công bố vào tháng Ba, 2021 bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Montpellier và Đại học Aix-Marseille đã phát hiện ra mối liên hệ giữa những thay đổi về độ che phủ rừng toàn cầu từ năm 1990 đến năm 2016 và sự gia tăng các dịch bệnh được báo cáo. Khi độ che phủ rừng giảm (từ 31,6% xuống 30,7%), dịch bệnh đã tăng lên, đặc biệt là ở các khu vực nhiệt đới đa dạng sinh học.

[​IMG]

Một lý do cho sự gia tăng mầm bệnh đó là việc chặt cây làm tăng sự tiếp xúc giữa con người và động vật mang bệnh. Các nhà khoa học đã tìm thấy mối tương quan giữa việc mất rừng ở tây và trung Phi và sự bùng phát dịch Ebola từ năm 2004 đến năm 2014. Vi-rút Ebola được cho là lây truyền từ dơi và động vật linh trưởng bị nhiễm bệnh, mặc dù chính xác như thế nào thì vẫn chưa có thông tin đầy đủ. Sự tương tác với các loài có vú khác không phải là mối quan ngại duy nhất. Chặt cây cũng có thể làm tăng mối đe dọa đối với con người từ việc nhiễm vi-rút lây truyền do muỗi đốt, chẳng hạn như Zika, sốt xuất huyết và chikungunya. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Florida đã phân tích các nghiên cứu về 87 loài muỗi ở 12 quốc gia. Khoảng một nửa số loài muỗi này có liên quan đến việc phá rừng. Trong số này, hơn một nửa được biết là mang mầm bệnh.
deforestdisease_1.jpg
Thay thế những cánh rừng lâu năm bằng một loại cây trồng, chẳng hạn như cọ dầu, cũng có thể dẫn đến lây truyền bệnh. Nếu môi trường sống của động vật ăn thịt bị phá hủy và số lượng cá thể của những loài này bị suy giảm, các sinh vật khác như gặm nhấm, muỗi, dơi và một số loài linh trưởng có thể sinh sôi nảy nở. Những loài này có nhiều khả năng mang mầm bệnh và có xu hướng tập trung ở những nơi mà chúng sẽ thường xuyên tiếp xúc với người và gia súc hơn. Ví dụ, loài gặm nhấm thường sinh sống ở khu vực tiếp giáp giữa cánh đồng mới được tạo ra và rừng. Một nghiên cứu được công bố năm ngoái bởi các nhà khoa học trên tạp chí Science đã mô tả các rìa rừng nhiệt đới là "bệ phóng chính" cho các loại vi-rút mới. Động vật hoang dã cũng có thể đi vào các khu định cư của con người để tìm kiếm thức ăn. Những cây xoài được trồng trong các trang trại chăn nuôi lợn ở Malaysia có lẽ đã thu hút dơi ăn quả có mang nipah, loại vi-rút đã lây nhiễm cho những người chăn nuôi lợn địa phương vào năm 1999 và vẫn bùng phát hàng năm ở Bangladesh.
deforestdisease_5.jpg
Cuối cùng, cần phải nghiên cứu thêm để hiểu bằng cách nào mà sự tương tác của con người với thiên nhiên làm lây lan dịch bệnh. Nhưng sự xuất hiện của các mầm bệnh mới, chẳng hạn như vi-rút gây bệnh covid-19, làm cho những nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học của hành tinh chúng ta lên một tầm quan trọng mới.

Theo Economist.
24 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

beiudayne
ĐẠI BÀNG
2 năm
Tàu khựa nổi lên cũng là lúc nhân loại phải đối mặt mới hành loạt những điều tồi tệ, nếu không quyết tâm ngăn chặn thì chinese virus chỉ là sự khởi đầu 🇻🇳🇨🇳
beiudayne
ĐẠI BÀNG
2 năm
@iamcuong Đến đích ???! Đích nào ???! đích đó là như thế nào và dấu hiệu để nhận biết cái đích đó ra làm sao! Đang nói thẳng mặt tàu khựa thì lại vơ đữa cả nắm lôi hết phương Tây vô🤡 chẳng có Ní Nẽ gì hết- cái bài này cũng giống như đám tàu khựa vô ý thức đi gây hại tới lúc bị người ta lên tiếng phải đối vạch mặt thì lại giở giọng là "Kỳ thị người châu Á" 😏😌😌😌
db9911
TÍCH CỰC
2 năm
@russia.usa.lc Có 1 sự thật mọi người không để ý là mấy năm nay trái đất thực sự xanh hơn, và coi bản đồ vệ tinh thì có thể thấy nó xanh lên là do tàu và ấn độ trồng thêm cây, còn amazon với úc châu thì bị chặt và cháy.
pessi
TÍCH CỰC
2 năm
@beiudayne Trước khi nhìn qua hàng xóm thì coi nhà mình trước đi bạn
Covid là để giảm bớt số lượng cá thể người, tăng các cá thể động thực vật khác góp phần làm cân bằng sinh thái. Nhưng một lần nữa con Covid lại bị giết chết không thương tiếc . RIP Covid.
Cảm thấy tổn thương
T28
ĐẠI BÀNG
2 năm
@p700i thì cũng phải thích nghi thôi bác, tuy là đau lòng do nhiều người chết nhưng cũng là bài học cho nhiều quốc gia và cả nhân loại về cách ứng phó với dịch bệnh, nếu còn phá hoại mt với xả thải thì mấy con covid này mới chỉ là màn dạo đầu cho vở kịch khải huyền của loài người thôi bác
@p700i Ở 1 góc nhìn khác thì covid chính là kháng thể của trái đất để chống lại virus loài người đó 😌
DKez
TÍCH CỰC
2 năm
@p700i động vật chết hết thì virus vi khuẩn ko có con nào kí sinh thì chả phải nhảy sang người để sống, người thì càng ngày càng đông, tưởng covid nhiều người chết nhưng thật ra dân số còn tăng nhiều hơn
T28
ĐẠI BÀNG
2 năm
Tự phản dam thôi riêng vấn đề ô nhiễm thì ở đâu cx có bây h có thể là virus tàu nhưng về sau thì nước nào cx có một con :'(
Abu Dabi
TÍCH CỰC
2 năm
Phương Tây đã hủy hoại môi hàng cả thế kỉ, Trung Quốc chỉ mới nổi lên thôi, sắp tới là Ấn Độ.
DKez
TÍCH CỰC
2 năm
@Abu Dabi Tây nó khai thác khoáng sản mấy trăm năm rồi, 1 thời Luân Đôn mù mịt khói khác gì Mumbai bây giờ
Phân lô bán nền muôn đời thịnh nhé ..
Mấy nước phát triển toàn óc bò biết gì mà nói ..
tamle_o
CAO CẤP
2 năm
Hết món ăn bắt mấy con dơ dáy ăn lại chả
Guadiola
TÍCH CỰC
2 năm
Top những loài động vật nguy hiểm nhất hành tinh
Top 1: Con người
1640994554659.jpg
@Guadiola Đứng trên top luôn rồi bác 😆
Guadiola
TÍCH CỰC
2 năm
@Hank239 Số lượng chắc cũng nhiều nhất hành tinh
1640994554659.jpg
@Hank239 con người cái gì cũng top cả. vì con vật không biết so sánh như con người 😃))
tiephp1993
ĐẠI BÀNG
2 năm
Nhanh
pessi
TÍCH CỰC
2 năm
Thật đau lòng!
@pessi rồi đây sẽ còn nhiều bệnh kinh hoàng hơn.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019