Tạo ra cảm biến có khả năng tự làm lành khi bị cắt nhờ mực từ tính

MinhTriND
7/11/2016 10:51Phản hồi: 16
Tạo ra cảm biến có khả năng tự làm lành khi bị cắt nhờ mực từ tính
Mực từ tính là sản phẩm vừa được ra đời bởi các nhà nghiên cứu kỹ thuật tại Đại học California, San Diego (Mỹ), với khả năng tự làm lành nếu bị phá hỏng. Các cảm biến được in ra bằng loại mực này có thể tự động gắn liền lại với nhau nếu bị tác động bên ngoài làm rách hoặc hư hỏng.

"Cũng giống như da của con người với khả năng co dãn và tự chữa lành các vết thương, chúng tôi muốn mang khả năng tương tự đến các thiết bị điện tử được in”, Amay Bandodkar, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết. Trong tài liệu công bố nghiên cứu của mình, các nhà khoa học tập trung vào quá trình tạo ra cảm biến có thể tự “vá” khi chúng bị rách.

Kết quả, họ đã tạo ra loại "quần áo thông minh" có thể tự làm lành vết cắt dài 3 mm trong 50 mili giây (1 mili giây = 1/1000 giây). Trong đoạn video giới thiệu, chúng ta có thể thấy cảm biến sẽ được kết nối với một bóng đèn, và cảm biến này được cắt làm đôi. Chỉ trong nháy mắt, nam châm bên trong cảm biến kéo hai mảnh tại vết rách lại với nhau, và bóng đèn từ từ sáng lại.

muc_tu_tinh_Tinhte.png
Để tạo ra hiệu ứng này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng loại nam châm neodymium được nghiền thành dạng bột, thứ thường được tìm thấy trong các thiết bị làm lạnh hoặc ổ đĩa cứng, sau đó trộn chúng vào trong mực in. Ý tưởng này giúp các nhà khoa học tránh khỏi việc sử dụng quá trình truyền thống, vốn cần có thêm các hóa chất và nhiệt lượng bổ sung, khiến cho công đoạn sản xuất trở nên tốn thời gian hơn.

Bandodkar ước tính chỉ mất 10 USD mực in kiểu này có thể tạo ra "hàng trăm thiết bị nhỏ” với khả năng tránh lãng phí, vì bạn sẽ không cần phải ném những thiết bị đeo cũng như các tiện ích của mình khi chúng bị hỏng do một sự cố nào đó xảy ra bên trong, chẳng hạn như ở các mạch điện hoặc cảm biến. "Trong vòng một vài giây nó sẽ tự chữa lành, và bạn có thể sử dụng nó lâu hơn”.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang trong quá trình tính toán tỷ lệ mực sao cho tốt nhất, để phù hợp trong việc dùng nó cho các tiện ích khác nhau. Các nhà khoa học cho biết loại vật liệu của họ có thể được ứng dụng để tạo ra bất cứ thứ gì, từ các tấm pin năng lượng mặt trời cho đến thiết bị cấy ghép trong y tế.


Tham khảo: The Verge
16 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

cắt bằng kéo sắt thì có lôi được cả đoạn dây đi k? :v
có một câu hỏi là tại sao khi nam châm bị võ thì chỗ vỡ đó lại đẩy nhau
@minh2423 http://www.madsci.org/posts/archives/2007-02/1172592509.Ph.r.html
🆒🆒
hungsisvn
TÍCH CỰC
7 năm
@minh2423 nó hút chứ đẩy gì bạn 2 cực khác nhau mà
@hungsisvn thực tế là nó đẩy nhau
Như này nhé giả dụ chúng ta có 1 con rắn và nó có một cái đầu và một cái đuôi, h ta cắt con rắn ra làm 2 thì sẽ dc 2 con rắn mỗi con có 1 cái đâu và một cái đuôi. H nói đến nam châm, cùng cực thì hút nhau, khác cực sẽ đẩy nhau. khi gãy làm đôi thì mỗi phần vẫn sẽ có 2 cực và ngay chỗ bị gãy là 2 cực khác nhau, giống kiểu cái đâu với cái đuôi con rắn ấy.
muốn biết rõ hơn bạn có thể vào đây https://www.google.com.vn/?gfe_rd=cr&ei=r34oWOOuEPHN8gfo0YHQCg&gws_rd=ssl#q=tại+sao+khi+nam+châm+bị+võ+thì+chỗ+vỡ+đó+lại+đẩy+nhau++ 😁:D:D
bạn này chắc nghịch phân nhiều lắm mới biết phân dính nhĩ :rolleyes::rolleyes::rolleyes:
@mtancong Trái dấu mới hút nhau nhé bác :oops:
@mtancong Đọc ví dụ của bác còn hại não hơn😆(
@Đào Tiến Đức Cùng cực mà 😃
:p
Có vẻ cái này không hiệu quả lắm nhỉ?
thanhquy7879
ĐẠI BÀNG
7 năm
Cùng đẩy trái hút.sao nhiều bác nói k chính xác vậy ?
Ý tưởng thật sáng tạo 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019