Không thể phủ nhận việc tập thể dục mang lại nhiều lợi ích về tim mạch, nhưng liệu tập luyện quá mức có thể gây tác dụng ngược hay không?
Một bài viết trên Washington Post chỉ ra rằng, việc tập luyện thường xuyên chắc chắn giúp cơ thể và hệ tim mạch khoẻ mạnh, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy có một số trường hợp tập luyện quá mức sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực lên tim.
Một báo cáo thực hiện trên gần 1.000 người chạy bộ, đạp xe, ba môn phối hợp, bơi lội, cho thấy qua nhiều năm chơi các môn về sức bền và tham gia những cuộc tranh tài có thể gia tăng nguy cơ mắc chứng rung tâm nhĩ, đặc biệt ở nam giới.
Chứng rung tâm nhĩ, AFib, là hiện tượng nhịp tim bất thường có thể gây ra những cục máu đông và nguy cơ cao bị đột quỵ.
Báo cáo khoa học này không có nghĩa là tất cả chúng ta phải lo lắng hay bỏ bớt tập luyện, nhất là khi chúng ta chỉ tập luyện ở mức vừa phải. Tuy nhiên kết quả báo cáo này hé lộ rằng không ai miễn nhiễm hoàn toàn trước các chứng bệnh về tim, dù cho chúng ta khoẻ mạnh thế nào.
Một bài viết trên Washington Post chỉ ra rằng, việc tập luyện thường xuyên chắc chắn giúp cơ thể và hệ tim mạch khoẻ mạnh, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy có một số trường hợp tập luyện quá mức sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực lên tim.
Một báo cáo thực hiện trên gần 1.000 người chạy bộ, đạp xe, ba môn phối hợp, bơi lội, cho thấy qua nhiều năm chơi các môn về sức bền và tham gia những cuộc tranh tài có thể gia tăng nguy cơ mắc chứng rung tâm nhĩ, đặc biệt ở nam giới.
Chứng rung tâm nhĩ, AFib, là hiện tượng nhịp tim bất thường có thể gây ra những cục máu đông và nguy cơ cao bị đột quỵ.
Báo cáo khoa học này không có nghĩa là tất cả chúng ta phải lo lắng hay bỏ bớt tập luyện, nhất là khi chúng ta chỉ tập luyện ở mức vừa phải. Tuy nhiên kết quả báo cáo này hé lộ rằng không ai miễn nhiễm hoàn toàn trước các chứng bệnh về tim, dù cho chúng ta khoẻ mạnh thế nào.
Tập thể dục tạo ra những thay đổi lên tim, theo hướng có lợi
Rất nhiều nghiên cứu cho hay những người khoẻ mạnh siêng năng tập luyện sẽ giảm thiểu nguy cơ tử vong hoặc mắc các chứng bệnh tim so với người ít tập luyện.
Tập thể dục tạo một áp lực khiến tim hoạt động mạnh hơn. Khi chúng ta chạy bộ hay một hoạt động tương tự, quả tim phải tăng nhịp đập lên gấp hai, gấp ba lần so với thông thường để bơm máu đến những phần cơ bắp phải hoạt động.
Theo thời gian, trái tim của chúng ta khoẻ mạnh hơn do thường xuyên phải hoạt động mạnh, đồng thời giúp tái tạo các cơ quan khác, bao gồm cả tâm nhĩ - là phần buồng trên của tim. Tâm nhĩ cung cấp máu đến khoang dưới - gọi là tâm thất, rồi từ đây đưa máu đi khắp cơ thể. Nói chung, những thay đổi ở tim do tập thể dục là tốt và được khuyến khích.
Nhưng vì những lý do còn là ẩn số, việc tập luyện và đua tranh liên tục, vất vả trong nhiều năm có thể gây ra tác động không tốt cho tim, theo một số nghiên cứu mới gần đây.
Chẳng hạn, một nghiên cứu được thảo luận rất nhiều gần đây được thực hiện tại Thuỵ Điển vào năm 2019. Các nhà khoa học của nước này thu thập thông tin y tế của 208.654 người đã hoàn thành cuộc thi mang tên Vasaloppet, một chuỗi các giải đấu trượt tuyết băng đồng với cự ly dài nhất là 90km, và so sánh nhóm này với 527.448 người Thuỵ Điển không tham gia cuộc đua.
Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng, nhìn chung những người trượt tuyết không có nguy cơ mắc AFib nhiều hơn những người khác, nhưng tim của một số người tham gia cuộc thi Vasaloppet có sự căng thẳng.
Đáng chú ý là, nam giới tham gia nhiều cuộc đua trượt tuyết, hoặc hoàn thành cuộc đua với thời gian rất nhanh, và có tập luyện nghiêm khắc trước đó, có nguy cơ mắc AFib những năm sau đó hơn so với tất cả những người khác trong nhóm nghiên cứu. Ngược lại, nữ giới tham gia trượt tuyết có tỷ lệ AFib thấp nhất so với bất kỳ nhóm nào trong nghiên cứu.
Quảng cáo
Nguy cơ cao từ việc tập luyện quá mức
Về bản chất, nghiên cứu chỉ ra rằng, người tập luyện quá mức có nguy cơ mắc AFib hơn những người tập ít hơn, nhưng nguy cơ này nhìn chung vẫn thấp (nghĩa là người tập luyện nhiều đến mức nào đi chăng nữa thì nguy cơ mắc AFib vẫn thấp, nhưng nguy cơ này cao hơn so với người tập ít hơn).
Nghiên cứu của Thuỵ Điển phù hợp với một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Anh, về mối liên quan giữa vận động viên với chứng rung tâm nhĩ. Nghiên cứu năm 2021 từ dữ liệu y tế và tập luỵện của 942 vận động viên sức bền. Tất cả những người này đều đã thi đấu ở các giải quốc gia hoặc địa phương, và hầu hết vẫn còn tham gia tranh tài.
Khoảng 20% vận động viên nam, hầu hết ở tuổi trung niên, cho hay họ từng mắc AFib. 3% trong số này từng bị đột quỵ.
Những người tập luyện nhiều nhất, tức là tham gia nhiều cuộc đua trong nhiều năm liền và dành nhiều giờ tập luyện hàng tuần, có nguy cơ cao nhất bị mắc AFib, đặc biệt ở nam giới và vận động viên bơi lội (bao gồm cả người chơi ba môn phối hợp).
Susil Pallikadavath, một thành viên lâm sàng về tim mạch tại Đại học Leicester ở Anh, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết những vận động viên thành tích cao hơn có tỷ lệ mắc AFib cao hơn dân số nói chung. Tuy nhiên ông lưu ý rằng nghiên cứu này được thực hiện tập trung chứ không lấy mẫu ngẫu nhiên, do đó kết qủa có thể không phản ánh được bức tranh chung. Ngoài ra, những vận động viên mắc AFib sẵn lòng hơn trong việc tham gia nghiên cứu, có thể dẫn đến kết quả bị lệch.
Hãy dành sự quan tâm cho trái tim của bạn
Quảng cáo
Kết quả nghiên cứu nói trên có ý nghĩa thế nào đối với những người thường xuyên tập luyện hay thi đấu?
Đầu tiên, không nên lo lắng thái quá, theo lời khuyên của Meagan Wasfy, một bác sĩ tim mạch thể thao tại bệnh viện Mass General Brigham ở Boston, người đã nghiên cứu và điều trị AFib ở các vận động viên. Tập thể dục vừa phải, tức là đi bộ hoặc chạy bộ vài giờ một tuần, giúp chúng ta chống lại tất cả các loại bệnh tim, bao gồm AFib và động mạch vành - bệnh tim mạch nguy hiểm nhất.
Hãy tiếp tục tập thể dục.
Tuy nhiên, đừng chủ quan và bỏ qua các triệu chứng về bệnh tim vì cho rằng bạn quá khoẻ mạnh do tập thể dục. Theo vị bác sĩ nói trên, nguy cơ mắc AFib sẽ cao từ 3-5 lần ở những người dành rất rất nhiều giờ trong tuần cho việc tập luyện.
Do đó, hãy chú ý đến các dấu hiệu như tim đập nhanh đột ngột hay bị khó thở, nhất là khi đang tập thể dục. Nếu có mang theo đồng hồ thể thao, hãy để ý những lúc nhịp tim cao bất thường trong khi tập luyện.
Mặc dù nữ giới ít nguy cơ AFib hơn trong các nghiên cứu nói trên, song những vận động viên này cũng cần chú ý đến AFib vì nghiên cứu trong lĩnh vực này vẫn chưa nhiều.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu nhắn gửi rằng, các vận động viên không nên quá lo lắng từ nghiên cứu này. Vì lợi ích của tập thể dục vượt xa mọi nguy cơ khác, do đó hãy tiếp tục tập luyện.