Các nhà khoa học vừa tìm ra cách làm trong suốt lớp da của chuột, qua đó có thể nhìn thấy các cấu trúc bên dưới.
Da là bộ phận lớn nhất của cơ thể và đóng vai trò bảo vệ khỏi tác động từ môi trường bên ngoài. Việc nghiên cứu các bệnh về da và cách quan sát cấu trúc của da đã từ lâu thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Mặc dù các kỹ thuật hiện đại cung cấp nhiều công cụ mạnh mẽ không xâm lấn, nhưng chất lượng hình ảnh không đạt độ rõ nét cần thiết. Do đó, việc phát triển phương pháp quan sát da và các thành phần bên dưới là một thách thức.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Texas, Dallas đã đưa ra giải pháp mới: ứng dụng một kỹ thuật có tên “làm trong quang học” giúp làm da chuột trở nên trong suốt.
Giống như các loài động vật có vú khác, da con người không trong suốt mà có một độ mờ nhất định vì nó là tổ hợp của rất nhiều thành phần như lipid, protein, nước với chiết xuất khác nhau. Chính những sự chênh lệch này khiến ánh sáng phản xạ thay vì dễ dàng đi qua như với các vật liệu trong suốt như ly nước. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã tìm ra cách cân bằng các chỉ số khúc xạ này bằng việc sử dụng một phân tử hấp thụ ánh sáng, khiến da tạm thời trở nên trong suốt.
Da là bộ phận lớn nhất của cơ thể và đóng vai trò bảo vệ khỏi tác động từ môi trường bên ngoài. Việc nghiên cứu các bệnh về da và cách quan sát cấu trúc của da đã từ lâu thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Mặc dù các kỹ thuật hiện đại cung cấp nhiều công cụ mạnh mẽ không xâm lấn, nhưng chất lượng hình ảnh không đạt độ rõ nét cần thiết. Do đó, việc phát triển phương pháp quan sát da và các thành phần bên dưới là một thách thức.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Texas, Dallas đã đưa ra giải pháp mới: ứng dụng một kỹ thuật có tên “làm trong quang học” giúp làm da chuột trở nên trong suốt.
Giống như các loài động vật có vú khác, da con người không trong suốt mà có một độ mờ nhất định vì nó là tổ hợp của rất nhiều thành phần như lipid, protein, nước với chiết xuất khác nhau. Chính những sự chênh lệch này khiến ánh sáng phản xạ thay vì dễ dàng đi qua như với các vật liệu trong suốt như ly nước. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã tìm ra cách cân bằng các chỉ số khúc xạ này bằng việc sử dụng một phân tử hấp thụ ánh sáng, khiến da tạm thời trở nên trong suốt.
Hợp chất màu vàng cam tartrazine.
Để thực hiện ý tưởng này, nhóm nghiên cứu đã thử với 21 loại nhuộm tổng hợp khác nhau để tìm ra hợp chất tartrazine có khả năng hấp thụ cao, thường được gọi là Yellow No.5. Chất tạo màu vàng chanh tươi này, được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận, được sử dụng trong một số lượng hạn chế trong các sản phẩm như khoai tây chiên, nước ngọt, kẹo, bơ, thuốc và mỹ phẩm.. Khi thoa lên ức gà hay da chuột, sau tầm 10 phút, lớp da trở nên trong suốt khiến việc quan sát các mạch máu, cơ bắp trở nên dễ dàng hơn.
Hình ảnh não chuột sau khi thoa tartrazine và khi hợp chất này tan dần.
Nhóm nghiên cứu cũng áp dụng hợp chất này lên các vùng như dạ dày và da đầu của chuột, cho thấy rõ cấu trúc tiêu hóa và hệ thần kinh. Khi sử dụng hình ảnh laser có độ phân giải cao, họ có thể quan sát chi tiết các dây thần kinh và cấu trúc mạch máu trong não.
Hợp chất tartrazine hoạt động trong khoảng 10-20 phút trước khi mất tác dụng, và có thể bị loại bỏ dễ dàng bằng cách rửa sạch da bằng nước. Chất này được bài tiết hoàn toàn khỏi cơ thể chuột trong vòng 48 giờ và không gây tác dụng phụ rõ ràng, ngoại trừ trường hợp dị ứng hiếm gặp.
Nhóm nghiên cứu hy vọng kỹ thuật này sẽ mở ra một tương lai mới, nơi bác sĩ có thể chẩn đoán và theo dõi bệnh tật mà không cần phẫu thuật hoặc các thiết bị hình ảnh chuyên dụng. Tuy nhiên, thách thức hiện tại là da người dày hơn da chuột, khiến việc hấp thụ tartrazine khó khăn hơn. Nhưng nếu các nghiên cứu trong tương lai cho thấy thuốc nhuộm này có tác dụng với con người và an toàn, nó có thể trở thành một công cụ hữu ích trong y tế.
Nguồn: [1][2][3][4]