Tàu thám hiểm Perseverance của NASA đã thực hiện cú đáp lịch sử xuống bề mặt sao Hỏa sau khi trải qua "7 phút kinh hoàng" lao thẳng qua bầu khí quyển của sao Hỏa. Cuộc hạ cánh nhẹ nhàng của con tàu là một cột mốc quan trọng mới trong lịch sử của phát triển của ngành khoa học vũ trụ, tạo tiền đề cho một cuộc hành trình kéo dài nhiều năm để lùng sục Miệng núi lửa Jezero của Hành tinh Đỏ để tìm những dấu hiệu của sự sống cổ từng tồn tại nơi đây.
Mời xem thêm bài 5 món kỳ lạ mà tàu Perseverance của NASA đã mang theo lên Sao Hoả
Địa hình phức tạp tại nơi hạ cánh cũng khiến cho công đoạn này trở nên nguy hiểm hơn so với các sứ mệnh khác. Perseverance được lập trình để giảm từ vận tốc gần 21.000 km/h xuống còn 0 km/h, mọi thứ đều được thực hiện bằng hệ thống máy tính tích hợp sẵn, không có can thiệp từ mặt đất. Nếu có gì đó bất ổn, mọi thứ kết thúc.
Video mô phỏng quá trình phóng và hạ cánh tàu Perseverance xuống bề mặt Hành tinh Đỏ
Mời xem thêm bài 5 món kỳ lạ mà tàu Perseverance của NASA đã mang theo lên Sao Hoả
Địa hình phức tạp tại nơi hạ cánh cũng khiến cho công đoạn này trở nên nguy hiểm hơn so với các sứ mệnh khác. Perseverance được lập trình để giảm từ vận tốc gần 21.000 km/h xuống còn 0 km/h, mọi thứ đều được thực hiện bằng hệ thống máy tính tích hợp sẵn, không có can thiệp từ mặt đất. Nếu có gì đó bất ổn, mọi thứ kết thúc.
Video mô phỏng quá trình phóng và hạ cánh tàu Perseverance xuống bề mặt Hành tinh Đỏ
Khi phóng lên vũ trụ, Perseverance được đặt nằm bên trong một vỏ bọc, lao thẳng về phía hành tinh khi gần tiếp cận và được trang bị tấm chắn nhiệt nhằm đảm bảo an toàn cho con tàu. Lúc lao về phía hành tinh Đỏ, nhiệt độ bên ngoài lên tới gần 13.000ºC, biến nó thành một đóm sáng như sao băng trên bầu trời sao Hoả.
Khí quyển của sao Hoả chỉ dày bằng khoảng 1% so với Trái đất, nhưng vẫn khiến vỏ bọc đi chậm lại. Khi cần thiết, động cơ đẩy được kích hoạt để đẩy vỏ bọc và con tàu đi đến điểm đáp, các túi không khí được trang bị bên ngoài có thể được dùng để thay đổi hướng đi của tàu. Khi tốc độ giảm xuống ở mức gần đấp đôi vận tốc âm thanh, dù sẽ bung ra để giảm vận tốc và hỗ trợ hạ cánh.

Đây là hình ảnh đầu tiên được Perseverance gửi về Trái đất, trước mắt là bề mặt sao Hoả
Tấm chắn nhiệt lúc này bị loại bỏ, radar của tàu thăm dò bắt đầu kích hoạt để khảo sát địa hình bên dưới. Một hệ thống định vị sẽ kích hoạt để định tuyến lại quỹ đạo nhằm giúp cho con tàu bay về đúng địa điểm định trước. Khi gần đáp, động cơ phản lực bao quanh con tàu được kích hoạt để giúp cho nó bay lơ lửng trên không trung, sau đó, dây nylon buộc vào con tàu sẽ được thả xuống, đưa Perseverance dần dần xuống cho đến khi cham đất. Vài phút sau, đơn vị kiểm soát dưới mặt đất nhận được tín hiệu rằng con tàu đã đáp thành công xuống bề mặt sao Hoả.
Mọi thứ, mọi thứ, một bảng danh sách kéo dài tới 38 bước cần phải hoàn thành của hành trình, đã trải qua một cách vô cùng xuất sắc và hoàn hảo.
Trong giai đoạn tiếp theo, Perseverance sẽ dành ra vài tháng để tự kiểm tra và hiệu chỉnh các trang thiết bị khoa học được tích hợp. Sau đó, một máy bay không người lái nằm trong bụng con tàu sẽ bắt đầu được kích hoạt để bay đi khám phá các vùng đất xung qua đó. Đây là chiếc "trực thăng" đầu tiên được con người đưa lên sao Hoả, hứa hẹn tiếp cận được nhiều khu vực mà từ trước đến nay chưa từng khám phá tới.
Nguồn: The Verge