Tàu Rosetta gởi về hình ảnh bản đồ hóa đầu tiên của sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko

bk9sw
12/9/2014 14:48Phản hồi: 13
Tàu Rosetta gởi về hình ảnh bản đồ hóa đầu tiên của sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko
67P Churyumov-Gerasimenko.jpg

Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) mới đây đã công bố hình ảnh render đầu tiên về bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko được tàu Rosetta thực hiện kể từ lần tiếp cận thành công hồi đầu tháng 8. Với những thông tin thu thập được, Rosetta đã bản đồ hóa nhiều khu vực trên sao chổi và mỗi khu vực cho thấy tác động lực khác nhau lên vật thể nhằm chuẩn bị cuộc đổ bộ của tàu thăm dò Philae được phóng bởi Rosetta vào tháng 11 tới.

Hình ảnh được chụp lại bởi OSIRIS - hệ thống ảnh hóa khoa học trang bị trên tàu Rosetta và các nhà phân tích đã chia bề mặt sao chổi thành nhiều khu vực tách biệt, mỗi khu vực mang các đặc tính khác nhau. Về độ chi tiết, phần lớn ảnh được chụp ở độ phân giải cao với mỗi điểm ảnh tương đương 30 inch vuông (~194 cm vuông). Ảnh được chụp ngay cả khi sao chổi đang ở vùng tối và tàu đang bay ở khoảng cách 62 km.

Nhà nghiên cứu, tiến sĩ Holger Sierks đến từ viện khoa học thái dương hệ Max Planck cho biết: "Chưa bao giờ chúng tôi được nhìn thấy một bề mặt sao chổi chi tiết đến vậy. Đây là một khoảnh khắc lịch sử, chúng tôi đã có được hình ảnh bản đồ hóa sao chổi với độ phân giải cao chưa từng có."

Khu vực được bản đồ hóa gồm các vách đá, rãnh sâu, các miệng hố được tạo thành bởi va chạm, các tảng đá lớn và nhiều đường xoi song song. Một số địa hình có vẻ như được tạo ra bởi tác động của các hoạt động diễn ra bên trong và xung quanh tâm sao chổi, chẳng hạn như nơi các hạt từ bề mặt bên dưới được đưa lên trên bởi dòng khí bốc hơi và rơi vung vãi xung quanh bề mặt.

Theo tiến sĩ Sierks: "Hình ảnh bản đồ hóa đầu tiên chỉ là bước khởi đầu trong công tác nghiên cứu. Tại thời điểm này, không ai thật sự hiểu được các bề mặt khác nhau mà chúng tôi đang chứng kiến sẽ như thế nào trên thực tế."

Bản đồ sao chổi mới và các hình ảnh được ghi lại bởi trang thiết bị trên Rosetta sẽ cung cấp nhiều thông tin chi tiết nhằm xác định các khu vực có thể hạ cánh cho tàu thăm dò Philae được Rosetta phóng lên 67P/Churyumov-Gerasimenko. Qua đó, các đội ngũ quản lý sứ mạng Rosetta sẽ gặp nhau tại Toulouse, Pháp vào ngày 13 và 14 tháng này để thiết lập các điểm hạ cánh chính và dự phòng với độ tin cậy cao hơn.

Trong nhiều tháng tới, khi Rosetta và sao chổi 67P di chuyển xa hơn vào thái dương hệ và tiến gần đến Mặt Trời, nhóm quản lý hệ thống ảnh hóa OSIRIS và các trang thiết bị khác sẽ tiếp tục quan sát những thay đổi trên bề mặt sao chổi. Qua đó, họ sẽ có thể hiểu rõ hơn về những thay đổi đáng chú ý của một vật thể khi nó du hành trong hệ Mặt Trời.

Nguồn: ESA
13 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Amagedon is comming
ht8xlove
ĐẠI BÀNG
10 năm
Giờ mới biết bề mặt sao chổi nó như thế đấy
Nhìn thì thấy thế giới văn minh quá. Mình thì chỉ hơn thời kỳ đồ đá 1 chút thôi.
Hisokazz
ĐẠI BÀNG
10 năm
@thimly Chẹp, đồ đá cũng có máy tính và internet mà vào tinhte comment à? hay nhỉ
Đúng là có giống cái chổi rơm cùn cách điệu
Em hỏi ngu tí: Giả sử có một cái sao chổi toàn bằng vàng đang bay đến trái đất thì sẽ ra sao nhỉ?


Wifi Marketing - Quảng cáo qua wifi - Thiết bị wifi marketing
@smartwifi_vn Thì bác ra tro chứ jì

Sent from my SHV-E160K using Tinhte.vn mobile app
tranluong88
ĐẠI BÀNG
10 năm
Nasa đang tính bắt sao chổi mà bác !
nhìn bức ảnh này có thể thấy sao chổi cũng đẹp phết các bác à
Tưởng sao chổi nó cháy ầm ầm (trông giống cái chổi), mà sao nó lại vẫn như hành tinh thế này nhỉ? Chắc chỉ khi gần trái đất nó mới "xoẹt"!
@trinh12345 Sao chổi là một thiên thể gần giống một tiểu hành tinh nhưng không cấu tạo nhiều từ đất đá, mà chủ yếu là băng. Nó được miêu tả bởi một số chuyên gia bằng cụm từ "quả bóng tuyết bẩn" vì nó chứa cácbonníc, mêtan và nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất. Đa phần các sao chổi có quỹ đạo elíp rất dẹt, một số có viễn điểm quỹ đạo xa hơn nhiều so với Diêm Vương Tinh.
Quỹ đạo của sao chổi còn khác biệt so với các vật thể khác trong Hệ Mặt Trời ở chỗ chúng không nằm gần mặt phẳng hoàng đạo mà phân bố ngẫu nhiên toàn không gian. Nhiều sao chổi có viễn điểm nằm ở vùng gọi là Đám Oort. Đây là nơi xuất phát của các sao chổi, một vùng hình vỏ cầu, gồm các vật chất để lại từ thủơ Hệ Mặt Trời mới bắt đầu hình thành. Vật chất ở đây nằm quá xa nên chịu rất ít lực hấp dẫn từ trung tâm, đã không rơi vào đĩa tiền Mặt Trời, để trở thành Mặt Trời và các hành tinh. Tại đây nhiệt độ cũng rất thấp khiến các chất như cácbonníc, mêtan và nước đều bị đóng băng. Thỉnh thoảng một vài va chạm hay nhiễu loạn quỹ đạo đưa một số mảnh vật chất bay vào trung tâm. Khi lại gần Mặt Trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và, dưới áp suất của gió Mặt Trời, tạo nên các đuôi bụi và đuôi khí, trông giống như tên gọi của chúng, có hình cái chổi.
Đôi khi cũng có những sao chổi có mang hai đuôi rõ rệt, nhìn thấy bằng mắt thường: Đuôi dài ở phía đối diện với Mặt Trời, và đuôi ngắn hướng thẳng về phía Mặt Trời. Nguyên nhân là do: Khi ở cự ly đủ gần, sức công phá của tia Mặt Trời lên bề mặt sao chổi mạnh mẽ đến độ làm cho vật chất trong sao chổi bùng nổ mãnh liệt và bắn ra xa. Gió mặt trời không đẩy hết đám mây bụi khí này về phía sau mà còn lại cái đuôi ngắn này.
Các sao chổi chứa đựng vật chất của thời kỳ khai sinh Hệ Mặt Trời, do vậy, đối với các nhà khoa học, chúng là đối tượng nghiên cứu quý báu để trả lời những câu hỏi về quá trình tiến hóa của Hệ Mặt Trời chúng ta, cũng như các hệ hành tinh khác trong vũ trụ.
(Trích trên yahoo của bác Trần Đức Nhân)


Wifi Marketing - Quảng cáo qua wifi - Thiết bị wifi marketing
không ngờ sao chỗi cũng có hình dạng như thế này
thời kỳ đồ đá làm sao ta có được tin hay như thê này các bác nhỉ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019