Tàu thăm dò sao hoả Perseverance chạy trên CPU của iMac G3 (1998)

MinhTriND
2/3/2021 11:23Phản hồi: 60
Tàu thăm dò sao hoả Perseverance chạy trên CPU của iMac G3 (1998)
Chúng ta đã biết rằng tàu thăm dò sao Hoả Perseverance của NASA chạy trên nền tảng Linux, và ngày hôm nay, chúng ta biết thêm việc "bộ não" của con tàu - nơi chịu trách nhiệm xử lý và ra lệnh các thông tin để con tàu thực hiện chính là PowerPC 750 CPU - thứ từng được trang bị trên chiếc iMac G3 (1998). Quả là thú vị khi nghe thấy một con vi xử lý 23 năm tuổi được trang bị trên một con tàu với rất nhiều công nghệ tối tân như Perseverance.

Theo các tiêu chuẩn hiện đại, PowerPC 750 được cho là không có gì đáng để chê. Nó là bộ vi xử lý đơn nhân với khoảng 6 triệu bóng bán dẫn và tốc độ xung nhịp 233MHz. So sánh nó với con chip M1 được công bố gần đây của Apple, con chip này có 16 tỷ bóng bán dẫn và tốc độ xung nhịp tối đa là 3.2GHz. Tuy nhiên, điều mà NASA quan tâm ở đây không hẳn là tốc độ xử lý. Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên các chuyên gia ở NASA làm điều tương tự.

PowerPC-750-tinhte.jpg

Năm 2006, cơ quan vũ trụ Mỹ quyết định trang bị cho tàu thăm dò New Horizons của mình bộ xử lý Mongoose-V, một phiên bản được làm cứng bức xạ (radiation-hardened) của CPU MIPS R3000 từng được trang bị trên máy PlayStation thế hệ đầu tiên. Đối với Perseverance, nó có giá trị lên tới 2,4 tỷ USD. Và khi bạn phải phóng nó ra ngoài vũ trụ bao la, đáp xuống một nơi cách điểm xuất phát hơn 62 triệu cây số, điều bạn cần đó chính là một con CPU đáng tin cậy, và đó là những gì mà PowerPC 750 đã thể hiện được trong quá khứ.

Biến thể RAD750 của PowerPC 750 bên trong Perseverance đã được trải qua quá trình xử lý để chịu được 200.000 đến 1.000.000 Rad (đơn vị hấp thụ bức xạ) và nhiệt độ từ -55 đến 125ºC. RAD750 hiện cũng nằm trong khoảng 100 vệ tinh trên quỹ đạo quanh Trái đất. Tất cả chúng vẫn đang hoạt động ổn định.

imac-g3.jpg

Tham khảo: Engadget
60 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ổn định và vửa đủ mới là điều cần có
vn_soft
CAO CẤP
3 năm
@hoangsytai Tôi hỏi khí không phải, thể phải rã máy ra để lấy con chíp này à?
@vn_soft sản xuất mới bác ơi
Ngày hôm nay là 16 tỷ bóng bán dẫn. 10 năm nữa sẽ là bao nhiêu nhỉ? X10, X20?
@Duy Nguyễn 2021 10 tỷ tỷ bóng bán dẫn mà gặp bức xạ và nhiệt độ âm thì cũng tèo thôi. 😂😂😂 đi xa mà tèo thì ai sửa đc
@Duy Nguyễn 2021 Định luật “mo”. 😆
supersheep
TÍCH CỰC
3 năm
PowerPC 750 là chip do IBM và Motorola phát triển, cả bài không nhắc 2 ông này, đem Apple với hình Steve câu view làm gì nhỉ? Vớ vẩn.
@supersheep itinhte của icuhiep mà lại
@supersheep Cũng đâu sai lắm 🤔 https://en.m.wikipedia.org/wiki/PowerPC_7xx
@anhutsg Bài này cũng không phải bài dịch mà có thêm thắt.
Lấy ví dụ:
"Chúng ta đã biết rằng tàu thăm dò sao Hoả Perseverance của NASA chạy trên nền tảng Linux, và ngày hôm nay, chúng ta biết thêm việc "bộ não" của con tàu - nơi chịu trách nhiệm xử lý và ra lệnh các thông tin để con tàu thực hiện chính là PowerPC 750 CPU - thứ từng được trang bị trên chiếc iMac G3 (1998)."
"When NASA's Perseverance guided itself to the surface of Mars on February 18th, it did so with the help of the same processor that powered the 1998 iMac G3."
Thực tế tàu thăm dò Perseverance sử dụng hệ điều hành VxWorks do Wind River Systems phát triển (không phải "như chúng ta đã biết"), tương tự tàu thăm dò Curiosity. Drone của Perseverance là Ingenuity chạy Linux.
Bảo vệ mod thì cũng thông minh thêm xíu đi bạn.
Một trong những thông tin mà cả bài gốc lẫn bài dịch không đề cập, đó là Power PC là CPU opensource (công bố chính thức khoảng 1 năm trước khi tàu Perseverance được phóng).
CPU MIPS R3000 ra mắt năm 1988, bản quyền của CPU hết hiệu lực vào khoảng 2008. Tàu Curiosity ra mắt năm 2011, 3 năm sau khi bản quyền của R3000 hết hiệu lực.
hocleloi
ĐẠI BÀNG
3 năm
@supersheep Định thắc mắc logo motorola huyền thoại ở bài, sao cứ nhắc app
"radiation-hardened" dịch ra là chống bức xạ hoặc kháng bức xạ. Đại khái là làm cho CPU nó chịu được bức xạ cao hơn bình thường. Chớ trên đường đi từ Trái Đất tới Sao Hỏa lỡ bị bão bức xạ, từ 0 nhảy thành 1 thì mất tiêu cả tỷ $
@ProjectKepler Đúng ra không tìm được từ sát nghĩa nhất thì nên để trong "làm cứng bức xạ" hoặc làm-cứng-bức-xạ.
Tiếng Anh sang tiếng Việt không có từ sát nghĩa hoặc sát nghĩa lại quá dài dòng là chuyện bình thường.
@lazyboy76 radiation-hardened dịch là "bền với bức xạ" cũng dễ hiểu.
Đọc bài viết hơi kết thúc cảm thấy hơi cụt. K có nội dung sâu!
coxfire
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Ks.TrongHieu đây là trang tin. tổng hợp tin tức. không được gọi là báo. nên chấp nhận thôi bạn ơi.
vanminh191
TÍCH CỰC
3 năm
Nếu là cpu của intel thì sẽ ko có bài này đâu
alexnam
TÍCH CỰC
3 năm
@vanminh191 CPU này cũa IBM và Motorola đó bác
tranvinh4u
TÍCH CỰC
3 năm
Mấy con tàu này thực chất ko cần cpu mạnh mà cần độ ổn định và sức trâu bò
Cái vụ chip phải chống chọi tia bức xạ rất thấm thía với những cty làm thiết bị vũ trụ.
Trc đây tên lửa LX nổ ở giây thứ 52 đốt cả núi tiền của và công sức.
Nguyên nhân bit 0 nhảy thành bit 1 khiến bộ phận tính toán quỹ đạo cho kết quả sai. Tên lửa nghiêng đi và nổ do lực động học của ko khí quá lớn. Khi đó hai cpu hoạt động cho - nhận dữ liệu kiểu 1 chiều ko so sánh.
Anh Elon thì trang bị hẳn 3 flight computer, lấy kết quả giôang nhau của ít nhất 2 computer.
Và trong 40s đầu ko phải tính toán - nhằm ko đưa ra chỉ thị nào từ máy tính (duy trì hướng bay ban đầu). Lý do vẫn là phòng ngừa. Sau 40s, tên lửa sẽ ko còn nguy hiểm cho mặt đất nữa.
với các tác vụ đơn giản k đòi hỏi sự tính toán & xử lý thì nhiều dùng chip cũ như PowerPC 750 là điều dễ hiểu, đầu tiên là vì chip sẽ ít đòi hỏi về năng lượng hơn, tích hợp đơn giản dễ bảo trì đóng gói trong phạm vi nhỏ hẹp
@whatwhenwhere với 1 tiến trình lớn hơn nhiều năm như thế thì chưa chắc đã tiêu hao năng lượng ít hơn đâu nhé...giờ ng ta dư sức sx đc chip với sức mạnh tương đương con này mà chỉ bé bằng hạt vừng mà tiêu điện ít gấp mấy lần con này
@kut3_prince_9x sx chíp mới thì tốn nhiều thời gian thiết kế chạy thử vừa tốn kém thời gian & tiền bạc, nasa họ tận dụng chip cũ có sẵn vẫn tốt hơn, còn vấn đề năng lượng thì mình có tra thử con iMac G3 cũ là maximum 80W nhưng với các tác vụ chỉ thu thập và gửi dữ liệu của tàu thì năng lượng đòi hỏi chắc rất thấp hơn nhiều so với máy G3 chạy trên trái đất
Với những thiết bị như tàu vũ trụ thì chip quan trọng nhất là độ bền và độ ổn định chứ không phải là tốc độ
Bài này bữa có mod nào viết rồi ngay khi tàu đáp lên sao hoả, giờ mod khác viết cũng được lên trang chủ
Tóm lại là viết trên linux
@Evolution X Bài viết sai đó bạn.
Perseverance (và cả Curiosity) sử dụng hệ điều hành VxWorks do Wind River Systems phát triển. Drone của Perseverance là Ingenuity chạy Linux.
Ra ngoài môi trường khắc nghiệt thì cần nồi đồng cối đá là bt
Tự hào , bất tận . sung sướng vỡ oà ,
Caycohoa-96
ĐẠI BÀNG
3 năm
vậy thì còn bao lâu nữa mới có tàu thăm do do AI điều khiển nhỉ
Đây đều là những phiên bản được gia cố lại rồi anh em nhỉ. Kiểu như Obama dùng Blackberry 8700 nhưng ko phải chiếc 8700 bình thường mà được chỉnh sửa rồi ấy.
voe
TÍCH CỰC
3 năm
kinh khủng 😦 và quá ngạc nhiên ! ai cũng nghĩ mấy tỷ biden phải có cpu tầm vũ trụ ai ngờ 🔥
@voe do CPU này xài từ rất lâu nên độ ổn định tốt hơn, với cả hệ thống trên tàu thăm dò còn phải chờ lệnh của người điều khiển nữa nên tốc độ Cpu cao cũng không cần mấy
Ổn định và bền bỉ với thời gian 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019