Nếu như TCL Industries được biết đến với các thiết bị điện tử và đồ gia dụng thì TCL Technology tập trung vào phát triển công nghệ và sản xuất các thành phần cốt lõi được sử dụng trong nhiều thiết bị điện tử khác nhau.
Thành lập từ năm 1981, TCL đã sớm có mặt tại Việt Nam từ năm 1999 và bắt đầu hành trình toàn cầu hoá. Trong suốt quá trình phát triển, thương hiệu không còn xa lạ tại nhiều Quốc gia trên thế giới cho thấy tiềm lực mạnh mẽ không chỉ phát triển những thiết bị như TV, đồ gia dụng, TCL còn tập trung vào phát triển công nghệ tiên tiến và sản xuất các thành phần cốt lõi được sử dụng trong nhiều thiết bị điện tử khác nhau. Trong đó phải kể đến TCL CSOT - công ty con trực thuộc TCL Technology chuyên sản xuất màn hình hiển thị và bán dẫn.
Là một trong những công ty màn hình hiển thị bán dẫn hàng đầu thế giới, TCL CSOT sở hữu 9 dây chuyền sản xuất tấm nền và 5 cơ sở sản xuất module đặt tại Thâm Quyến, Vũ Hán, Huệ Châu, Tô Châu, Quảng Châu và Ấn Độ, với tổng vốn đầu tư hơn 260 tỷ Nhân dân tệ. TCL CSOT gần đây đã trình diễn một loạt các sản phẩm đổi mới cho thấy những bước tiến vượt bậc của công ty trong các lĩnh vực từ ô tô đến điện tử tiêu dùng.
Công ty sử dụng cấu trúc kinh doanh "3+2+N" tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi (TV, CID, CNTT), các hoạt động kinh doanh đang phát triển (Ô tô, PSD) và khám phá các kịch bản ứng dụng mới (AR/VR, nhà thông minh, y tế thông minh). TCL CSOT đã nộp đơn xin cấp 60.880 bằng sáng chế và đã nhận được 24.211 giấy phép. TCL CSOT cam kết đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050 và đã đặt ra nhiều mục tiêu về môi trường bao gồm 100% sử dụng nhà máy xanh, 50% sử dụng vật liệu tái chế và giảm 93,5% lượng chất thải nguy hại.
TCL CSOT đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển màn hình gập cho dòng điện thoại Motorola Razr. Tại những sự kiện công nghệ, TCL cũng trình diễn những phát kiến của mình với mục tiêu đem những trải nghiệm hiển thị chất lượng đến rộng hơn những nhu cầu sử dụng hàng ngày.
Một công nghệ màn hình đã được TCL trang bị trên các dòng smartphone và máy tính bảng của họ là NXTPAPER. ĐƯợc giới thiệu vào tháng 1 năm 2021, công nghệ màn hình cải tiến này nhằm mục đích kết hợp những lợi ích của e-ink và LCD, mang đến trải nghiệm đọc giống như trên giấy trong khi vẫn duy trì khả năng hiển thị đầy đủ màu sắc. Tính năng nổi bật của NXTPAPER là thiết kế thân thiện với mắt, giúp giảm ánh sáng xanh và độ chói, giúp mắt dễ chịu hơn khi sử dụng trong thời gian dài.
TCL chính thức đặt nền móng cho nhà máy sản xuất tivi tại Bình Dương vào năm 2019 với diện tích 72.900 mét vuông, không chỉ cung cấp sản phẩm cho thị trường Việt Nam, nhà máy còn sản xuất cho thị trường Đông Nam Á, thị trường Mỹ và Châu Âu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tivi chất lượng cao
Đây là một trong những cơ sở sản xuất TV quy mô lớn nhất trong chuỗi đầu tư các nhà máy ở Đông Nam Á của hãng. Cơ sở được trang bị nhiều máy móc hiện đại như dây chuyền lắp ráp kỹ thuật số hoàn thiện, phòng điều khiển dây chuyền sản xuất, board mạch và chuỗi lắp ráp màn hình tự động hóa, cùng hệ thống quản lý kỹ thuật hóa.
Trong năm 2021 và 2022, nhà máy đã mở rộng năng lực sản xuất, bao gồm việc bổ sung thêm hai dây chuyền lắp ráp mới, nâng công suất sản xuất hàng năm lên sáu triệu đơn vị. Đến năm 2025, nhà máy đặt mục tiêu đạt giá trị sản xuất là 35 tỷ.
Một nhà máy ở tỉnh Quảng Ninh cũng được xây dựng trong năm 2019 là TCL MOKA. Nhà máy này mới được đi vào hoạt động từ tháng 04/2024 và tiếp tục triển khai xây dựng Giai đoạn 2. Với công nghệ tiên tiến và chất lượng vượt trội, MOKA hiện diện trên 6 châu lục trên toàn thế giới với quy mô hơn 8000 người lao động, hơn 600 kỹ sư R&D, 298 bằng sáng chế thiết kế, 6 phòng thí nghiệm chuyên nghiệp, mục tiêu phát triển trở thành nhà sản xuất TV ODM hàng đầu hiện nay.
Trong khi TCL Industries tập trung vào các sản phẩm dành cho người dùng cuối và thiết bị điện tử tiêu dùng, thì TCL Technology chuyên phát triển và sản xuất các công nghệ và linh kiện cốt lõi cung cấp năng lượng cho các sản phẩm đó. Có thể thấy, tiềm lực của tập đoàn TCL giúp họ có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng, giá thành phù hợp để đem lại nhiều hơn trải nghiệm và tính sáng tạo trong công nghệ đến người dùng.
Năm 2024 đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình 25 năm toàn cầu hoá và gắn kết cùng Việt Nam của TCL. Thông điệp “Time to Go Big” khẳng định sự tập trung duy trì vị thế thị phần lớn thứ hai trên thế giới trong ngành, đồng thời thể hiện quyết tâm thực hiện chiến lược màn hình lớn và sự phát triển của các dòng sản phẩm gia dụng gia đình. Đồng thời, hãng cũng cam kết cho sự phát triển của thương hiệu tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
Thành lập từ năm 1981, TCL đã sớm có mặt tại Việt Nam từ năm 1999 và bắt đầu hành trình toàn cầu hoá. Trong suốt quá trình phát triển, thương hiệu không còn xa lạ tại nhiều Quốc gia trên thế giới cho thấy tiềm lực mạnh mẽ không chỉ phát triển những thiết bị như TV, đồ gia dụng, TCL còn tập trung vào phát triển công nghệ tiên tiến và sản xuất các thành phần cốt lõi được sử dụng trong nhiều thiết bị điện tử khác nhau. Trong đó phải kể đến TCL CSOT - công ty con trực thuộc TCL Technology chuyên sản xuất màn hình hiển thị và bán dẫn.
Là một trong những công ty màn hình hiển thị bán dẫn hàng đầu thế giới, TCL CSOT sở hữu 9 dây chuyền sản xuất tấm nền và 5 cơ sở sản xuất module đặt tại Thâm Quyến, Vũ Hán, Huệ Châu, Tô Châu, Quảng Châu và Ấn Độ, với tổng vốn đầu tư hơn 260 tỷ Nhân dân tệ. TCL CSOT gần đây đã trình diễn một loạt các sản phẩm đổi mới cho thấy những bước tiến vượt bậc của công ty trong các lĩnh vực từ ô tô đến điện tử tiêu dùng.
Vì sao chỉ có TCL mới làm được TV kích thước lớn giá cạnh tranh nhất?
Hãy lấy ví dụ so sánh giữa các thương hiệu TV lớn nhất thế giới. Hiện tại những chiếc TV micro LED cao cấp kích thước từ 110 đến 136 inch từ những thương hiệu khác đang có giá dao động từ 150 đến 300 nghìn USD tùy sản phẩm.
tinhte.vn
Công ty sử dụng cấu trúc kinh doanh "3+2+N" tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi (TV, CID, CNTT), các hoạt động kinh doanh đang phát triển (Ô tô, PSD) và khám phá các kịch bản ứng dụng mới (AR/VR, nhà thông minh, y tế thông minh). TCL CSOT đã nộp đơn xin cấp 60.880 bằng sáng chế và đã nhận được 24.211 giấy phép. TCL CSOT cam kết đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050 và đã đặt ra nhiều mục tiêu về môi trường bao gồm 100% sử dụng nhà máy xanh, 50% sử dụng vật liệu tái chế và giảm 93,5% lượng chất thải nguy hại.
TCL CSOT đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển màn hình gập cho dòng điện thoại Motorola Razr. Tại những sự kiện công nghệ, TCL cũng trình diễn những phát kiến của mình với mục tiêu đem những trải nghiệm hiển thị chất lượng đến rộng hơn những nhu cầu sử dụng hàng ngày.
Một công nghệ màn hình đã được TCL trang bị trên các dòng smartphone và máy tính bảng của họ là NXTPAPER. ĐƯợc giới thiệu vào tháng 1 năm 2021, công nghệ màn hình cải tiến này nhằm mục đích kết hợp những lợi ích của e-ink và LCD, mang đến trải nghiệm đọc giống như trên giấy trong khi vẫn duy trì khả năng hiển thị đầy đủ màu sắc. Tính năng nổi bật của NXTPAPER là thiết kế thân thiện với mắt, giúp giảm ánh sáng xanh và độ chói, giúp mắt dễ chịu hơn khi sử dụng trong thời gian dài.
Tham quan nhà máy sản xuất máy lạnh tự động của TCL
Mời anh em xem qua hình ảnh và video mình quay, chụp tại một nhà máy sản xuất máy lạnh của TCL ở Trung Quốc. Mình đi tham quan nhiều nhà máy sản xuất rồi nhưng đây là lần đầu tiên mình được chụp hình và quay phim lại để giới thiệu với anh em.
tinhte.vn
TCL chính thức đặt nền móng cho nhà máy sản xuất tivi tại Bình Dương vào năm 2019 với diện tích 72.900 mét vuông, không chỉ cung cấp sản phẩm cho thị trường Việt Nam, nhà máy còn sản xuất cho thị trường Đông Nam Á, thị trường Mỹ và Châu Âu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tivi chất lượng cao
Đây là một trong những cơ sở sản xuất TV quy mô lớn nhất trong chuỗi đầu tư các nhà máy ở Đông Nam Á của hãng. Cơ sở được trang bị nhiều máy móc hiện đại như dây chuyền lắp ráp kỹ thuật số hoàn thiện, phòng điều khiển dây chuyền sản xuất, board mạch và chuỗi lắp ráp màn hình tự động hóa, cùng hệ thống quản lý kỹ thuật hóa.
Trong năm 2021 và 2022, nhà máy đã mở rộng năng lực sản xuất, bao gồm việc bổ sung thêm hai dây chuyền lắp ráp mới, nâng công suất sản xuất hàng năm lên sáu triệu đơn vị. Đến năm 2025, nhà máy đặt mục tiêu đạt giá trị sản xuất là 35 tỷ.
Một nhà máy ở tỉnh Quảng Ninh cũng được xây dựng trong năm 2019 là TCL MOKA. Nhà máy này mới được đi vào hoạt động từ tháng 04/2024 và tiếp tục triển khai xây dựng Giai đoạn 2. Với công nghệ tiên tiến và chất lượng vượt trội, MOKA hiện diện trên 6 châu lục trên toàn thế giới với quy mô hơn 8000 người lao động, hơn 600 kỹ sư R&D, 298 bằng sáng chế thiết kế, 6 phòng thí nghiệm chuyên nghiệp, mục tiêu phát triển trở thành nhà sản xuất TV ODM hàng đầu hiện nay.
Trong khi TCL Industries tập trung vào các sản phẩm dành cho người dùng cuối và thiết bị điện tử tiêu dùng, thì TCL Technology chuyên phát triển và sản xuất các công nghệ và linh kiện cốt lõi cung cấp năng lượng cho các sản phẩm đó. Có thể thấy, tiềm lực của tập đoàn TCL giúp họ có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng, giá thành phù hợp để đem lại nhiều hơn trải nghiệm và tính sáng tạo trong công nghệ đến người dùng.
Năm 2024 đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình 25 năm toàn cầu hoá và gắn kết cùng Việt Nam của TCL. Thông điệp “Time to Go Big” khẳng định sự tập trung duy trì vị thế thị phần lớn thứ hai trên thế giới trong ngành, đồng thời thể hiện quyết tâm thực hiện chiến lược màn hình lớn và sự phát triển của các dòng sản phẩm gia dụng gia đình. Đồng thời, hãng cũng cam kết cho sự phát triển của thương hiệu tại Việt Nam và trên toàn thế giới.