Sau vài ngày bị trì hoãn do bão Milton, tên lửa Falcon Heavy đã phóng tàu thăm dò Europa Clipper của NASA lên không gian từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy (KSC), bang Florida. Tàu này sẽ thực hiện một cuộc hành trình dài 5 năm rưỡi để tới được quỹ đạo Sao Mộc. Tuy hướng đến đó, nhưng mục tiêu nghiên cứu của sứ mệnh không phải Sao Mộc mà là đại dương ngầm trên mặt trăng Europa của nó.
Do SpaceX chế tạo, Falcon Heavy có 2 tầng với tổng chiều cao 70 mét, trong đó tầng dưới bao gồm 1 tên lửa đẩy ở trung tâm (lõi) cùng với 2 tên lửa đẩy phụ gắn hai bên hông. Chúng có tổng cộng 27 động cơ Merlin 1D, phân bố đều thành 9 động cơ ở mỗi tên lửa. Còn tầng trên gồm khoang chứa tải trọng và trang bị 1 động cơ Merlin.
Việc cất cánh bắt đầu khi toàn bộ 27 động cơ Merlin khởi động và phóng đi. Hơn 3 phút sau khi phóng, 18 động cơ trên 2 tên lửa đẩy phụ ngừng hoạt động rồi tách khỏi lõi ở độ cao 70 km. Sau đó, lõi tiếp tục bay cao thêm 10 km nũa trong vòng 1 phút rồi tách khỏi tầng trên.
Gần 1 tiếng sau, các vỏ bọc của tầng tên tách ra để triển khai tàu Europa Clipper vào quỹ đạo liên hành tinh ở độ cao khoảng 200 km, bắt đầu hướng tới Sao Mộc. Trung tâm điều khiển sứ mệnh đã liên lạc thành công với tàu thăm dò vài phút sau đó.
Do SpaceX chế tạo, Falcon Heavy có 2 tầng với tổng chiều cao 70 mét, trong đó tầng dưới bao gồm 1 tên lửa đẩy ở trung tâm (lõi) cùng với 2 tên lửa đẩy phụ gắn hai bên hông. Chúng có tổng cộng 27 động cơ Merlin 1D, phân bố đều thành 9 động cơ ở mỗi tên lửa. Còn tầng trên gồm khoang chứa tải trọng và trang bị 1 động cơ Merlin.
Việc cất cánh bắt đầu khi toàn bộ 27 động cơ Merlin khởi động và phóng đi. Hơn 3 phút sau khi phóng, 18 động cơ trên 2 tên lửa đẩy phụ ngừng hoạt động rồi tách khỏi lõi ở độ cao 70 km. Sau đó, lõi tiếp tục bay cao thêm 10 km nũa trong vòng 1 phút rồi tách khỏi tầng trên.
Gần 1 tiếng sau, các vỏ bọc của tầng tên tách ra để triển khai tàu Europa Clipper vào quỹ đạo liên hành tinh ở độ cao khoảng 200 km, bắt đầu hướng tới Sao Mộc. Trung tâm điều khiển sứ mệnh đã liên lạc thành công với tàu thăm dò vài phút sau đó.
Falcon Heavy khởi hành từ bệ phóng 39A ở KSC. Video: NASA.
Thường thì hai tên lửa đẩy phụ sẽ quay về bãi đáp, nhưng lần này cả 3 tên lửa đẩy đều không được thu hồi mà sẽ cháy tan rồi rớt xuống biển. Đó là vì nhiệm vụ này đòi hỏi sức đẩy tối đa từ cả 3 tên lửa để đưa nổi Europa Clipper lên quỹ đạo, nên chúng không thể quay lại và hạ cánh do đã hết nhiên liệu.
Tàu thăm dò Europa Clipper cao 6 mét và là tàu vũ trụ lớn nhất mà NASA từng chế tạo cho một sứ mệnh liên hành tinh. Nếu tính luôn 2,750 kg nhiên liệu khi phóng đi thì nó nặng tới 6.065 kg. Tàu được trang bị 9 thiết bị khoa học tiên tiến bao gồm máy ảnh độ phân giải cao (EIS) và máy ảnh hồng ngoại (E-THEMIS), máy quang phổ cực tím (UVS) và quang phổ hồng ngoại (MISE), từ kế (ECM), thiết bị plasma để thăm dò từ trường (PIMS), radar thăm dò (REASON), máy quang phổ khối để phân tích khí quyển (MASPEX) và máy phân tích bụi bề mặt (SUDA).
Europa là một trong 4 mặt trăng lớn nhất của Sao Mộc, có kích thước bằng 90% Mặt trăng của Trái đất. Nó được bao phủ bởi lớp băng dày và người ta đoán rằng dưới đó là cả một đại dương khổng lồ, nên đây là nơi rất tiềm năng cho sự sống trong Hệ mặt trời.
Tàu sẽ tìm kiếm các hóa chất hữu cơ trên bề mặt là tiền thân của sự sống, nếu có, như DNA hoặc RNA. Nó cũng sẽ đo đạc kỹ lưỡng độ dày lớp vỏ băng của Europa, nhằm xác định những khu vực phù hợp nhất để một tàu đổ bộ có thể đáp xuống trong tương lai. Ngoài ra tàu còn tìm hiểu cách đại dương ngầm tương tác với bề mặt, xác định các thành phần hóa học của đại dương đó và thăm dò những dấu hiệu của hoạt động địa chất.
Europa Clipper sẽ đi vào quỹ đạo hình elip quanh Sao Mộc vào tháng 4/2030. Trong 4 năm làm nhiệm vụ sau đó, tàu sẽ có 45 lần bay ngang qua Europa ở khoảng cách đủ gần. Nhưng sớm nhất thì phải tới năm 2031, chuyến bay đầu tiên ngang qua Europa mới diễn ra.
Quảng cáo
Khi làm xong nhiệm vụ vào năm 2034, NASA sẽ cho tàu lao thẳng xuống mặt trăng Ganymede của Sao Mộc. Ganymede được chọn làm “bãi rác” điện tử vì nó rất khắc nghiệt với sự sống và NASA muốn giữ cho Europa không bị ô nhiễm.
Theo Space.