Đấy là chuyện bên đất nước Nam Mỹ Colombia. Thẩm phán Juan Manuel Padilla Garcia của toà án thành phố Cartagena vừa xác nhận ông có sử dụng chatbot ChatGPT để “đưa ra những câu hỏi pháp lý về vụ án, cũng như kết luận của AI trong phán quyết của toà.” Vụ kiện nơi ChatGPT giúp sức cho vị thẩm phán Colombia là một tranh chấp dân sự, nơi cha mẹ của một bạn nhỏ bị tự kỷ kiện đơn vị bảo hiểm y tế vì đã từ chối chi trả bảo hiểm cho những lần cậu bé này phải tới bệnh viện.
Kết quả là hôm 30/1 vừa qua, thẩm phán Padilla đưa ra phán quyết có lợi cho gia đình cậu bé nói trên, sau khi đặt ra câu hỏi cho ChatGPT: “Trẻ bị tự kỷ có được miễn giảm chi phí điều trị ở bệnh viện không?” Chatbot của OpenAI trả lời rằng: “Có. Theo quy định của Colombia, những trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ được miễn chi phí điều trị tại các cơ sở y tế.”
Vị thẩm phán nói rằng, dịch vụ ChatGPT làm việc “một cách gọn gàng, đơn giản và hành văn có cấu trúc mạch lạc,” thứ mà ông cho rằng có thể “tăng tốc độ xử lý” của hệ thống tư pháp. Vị thẩm phán này còn cho biết thêm, ChatGPT có thể trở thành một công cụ hữu ích để phục vụ “soạn thảo văn bản tư pháp”, chứ không có nguy cơ thay thế hoàn toàn những thẩm phán: “Hỏi máy móc những câu hỏi không đồng nghĩa với việc chúng ta không còn là những thẩm phán, những con người biết tư duy.”
Tuy nhiên không phải ai cũng có kết luận và suy nghĩ giống thẩm phán Padilla. Giáo sư Juan David Gutierrez, chuyên ngành quản lý trí thông minh nhân tạo của đại học Rosario viết trên Twitter rằng, “việc thẩm phán dùng ChatGPT để đưa ra phán quyết là vừa thiếu trách nhiệm, vừa thiếu đạo đức nghề nghiệp”, vì vị giáo sư này hỏi ChatGPT những câu hỏi tương tự như thẩm phán Padilla, nhưng câu trả lời thì khác hẳn.
Theo Daily Mail
Kết quả là hôm 30/1 vừa qua, thẩm phán Padilla đưa ra phán quyết có lợi cho gia đình cậu bé nói trên, sau khi đặt ra câu hỏi cho ChatGPT: “Trẻ bị tự kỷ có được miễn giảm chi phí điều trị ở bệnh viện không?” Chatbot của OpenAI trả lời rằng: “Có. Theo quy định của Colombia, những trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ được miễn chi phí điều trị tại các cơ sở y tế.”
Vị thẩm phán nói rằng, dịch vụ ChatGPT làm việc “một cách gọn gàng, đơn giản và hành văn có cấu trúc mạch lạc,” thứ mà ông cho rằng có thể “tăng tốc độ xử lý” của hệ thống tư pháp. Vị thẩm phán này còn cho biết thêm, ChatGPT có thể trở thành một công cụ hữu ích để phục vụ “soạn thảo văn bản tư pháp”, chứ không có nguy cơ thay thế hoàn toàn những thẩm phán: “Hỏi máy móc những câu hỏi không đồng nghĩa với việc chúng ta không còn là những thẩm phán, những con người biết tư duy.”
Tuy nhiên không phải ai cũng có kết luận và suy nghĩ giống thẩm phán Padilla. Giáo sư Juan David Gutierrez, chuyên ngành quản lý trí thông minh nhân tạo của đại học Rosario viết trên Twitter rằng, “việc thẩm phán dùng ChatGPT để đưa ra phán quyết là vừa thiếu trách nhiệm, vừa thiếu đạo đức nghề nghiệp”, vì vị giáo sư này hỏi ChatGPT những câu hỏi tương tự như thẩm phán Padilla, nhưng câu trả lời thì khác hẳn.
Theo Daily Mail