Trong suốt nhiều năm qua, các kỹ sư thuộc phòng thí nghiệm khí động lực học của General Motor (GM) đã không ngừng cải tiến để những chiếc xe của hãng vận hành hiệu quả hơn nhờ vào thiết bị này và hôm nay, nhân dịp kỉ niệm 30 năm ngày chính thức đưa vào hoạt động, chúng ta hãy làm một vòng tham quan bên trong chiếc hầm gió lớn nhất thế giới chuyên dùng cho xe hơi của GM.
Được xây dựng tại Warren, bang Michigan và bắt đầu hoạt động từ tháng 8 năm 1980, chiếc hầm gió của GM có kích thước và quy mô lớn nhất so với các hầm khác đồng nhiệm. Hầm gồm một chiếc quạt khổng lồ vận hành bằng động cơ 4500 mã lực. Cánh quạt được chế tạo từ gỗ thông dát mỏng và bọc kim loại ở mỗi đầu cánh. Vách hầm làm bằng bê tông, chỉ riêng nền khu vực thử nghiệm được lát bằng các tấm kim loại sáng. Vì vậy, khi vật mẫu được đặt tại đây, không gian xung quanh hầm chuyển tối sẽ làm tăng hiệu ứng kì ảo. Mọi hoạt động của hầm đều được điều khiển qua một phòng giám sát. Trước khi tiến hành thử nghiệm một vật mẫu, các kỹ sư phải chuẩn bị nhiều bước và thực hiện nhiều thủ tục khác nhau. Quá trình thử nghiệm thường diễn ra trong khoảng 30 phút và trong suốt quá trình, các kỹ sư phải đảm bảo không để bất cứ mảnh vỡ hay vật thể nào rơi ra từ vật mẫu bởi chỉ 1 vật thể nhỏ cũng có thể làm hỏng cánh quạt.
Nhờ chiếc hầm này mà hơn 3 thập kỉ qua, các kỹ sư của GM đã giảm bớt hệ số ma sát của xe xuống tỉ lệ CD (0,20) - một tỉ lệ lý tưởng mà các nhà sản xuất xe hơi khác như Toyota hay Audi đều hướng đến. GM cho biết việc giảm hệ số ma sát sẽ khiến phương tiện tiết kiệm nhiên liệu hơn. Với mỗi gallon nhiên liệu (3,8l), xe sẽ đi được nhiều hơn từ 1 đến 3 dặm (1,6 đến 4,8km), tương đương với việc tiết kiệm được từ 100 đến 300USD mỗi năm khi giá mỗi gallon nhiên liệu hiện nay vào khoảng 3USD.
Được xây dựng tại Warren, bang Michigan và bắt đầu hoạt động từ tháng 8 năm 1980, chiếc hầm gió của GM có kích thước và quy mô lớn nhất so với các hầm khác đồng nhiệm. Hầm gồm một chiếc quạt khổng lồ vận hành bằng động cơ 4500 mã lực. Cánh quạt được chế tạo từ gỗ thông dát mỏng và bọc kim loại ở mỗi đầu cánh. Vách hầm làm bằng bê tông, chỉ riêng nền khu vực thử nghiệm được lát bằng các tấm kim loại sáng. Vì vậy, khi vật mẫu được đặt tại đây, không gian xung quanh hầm chuyển tối sẽ làm tăng hiệu ứng kì ảo. Mọi hoạt động của hầm đều được điều khiển qua một phòng giám sát. Trước khi tiến hành thử nghiệm một vật mẫu, các kỹ sư phải chuẩn bị nhiều bước và thực hiện nhiều thủ tục khác nhau. Quá trình thử nghiệm thường diễn ra trong khoảng 30 phút và trong suốt quá trình, các kỹ sư phải đảm bảo không để bất cứ mảnh vỡ hay vật thể nào rơi ra từ vật mẫu bởi chỉ 1 vật thể nhỏ cũng có thể làm hỏng cánh quạt.
Nhờ chiếc hầm này mà hơn 3 thập kỉ qua, các kỹ sư của GM đã giảm bớt hệ số ma sát của xe xuống tỉ lệ CD (0,20) - một tỉ lệ lý tưởng mà các nhà sản xuất xe hơi khác như Toyota hay Audi đều hướng đến. GM cho biết việc giảm hệ số ma sát sẽ khiến phương tiện tiết kiệm nhiên liệu hơn. Với mỗi gallon nhiên liệu (3,8l), xe sẽ đi được nhiều hơn từ 1 đến 3 dặm (1,6 đến 4,8km), tương đương với việc tiết kiệm được từ 100 đến 300USD mỗi năm khi giá mỗi gallon nhiên liệu hiện nay vào khoảng 3USD.
Giám đốc mảng nghiên cứu trọng lượng, năng lượng và khí động học của GM - ông Charlie Klein cho biết: "Có 3 cách để nâng cao khả năng tiết kiệm nhiên liệu của xe: 1 là giảm trọng lượng xe, 2 là cải tiến hiệu suất truyền động và 3 là nâng cấp hình dáng khí động học. Trong 3 cách này, cải tiến hình dáng khí động học là phương thức tốn ít chi phí nhất."
Tuy nhiên, tác dụng phụ của việc thay đổi hình dáng khí động học là dễ biến một chiếc sedan 4 cửa thành dạng một quả trứng bị bổ dọc và đây cũng là thiết kế phổ biến của dòng xe sedan hiện nay. Như chúng ta đã biết, hình dáng khí động học sẽ chi phối các dòng khí tác động lên xe. Các dòng khí thổi xung quanh phương tiện ảnh hưởng đến gia tốc, khả năng ôm cua, làm mát, tầm quan sát và đặc biệt là mức tiêu thụ nhiên liệu. Theo tổ chức bảo vệ môi trường Hoa Kì (EPA), tác động của không khí chiếm đến 13% mức tiêu thụ nhiên liệu của xe hơi và đối với các mẫu SUV cỡ lớn, tác động này còn rõ rệt hơn với 22%.
Những chỉ số trên mang nhiều ý nghĩa và là điều mà GM cũng như các nhà sản xuất xe hơi khác muốn giảm bớt. Hình ảnh và Video dưới đây sẽ cho chúng ta thấy mẫu xe Chevrolet Cruze được thử nghiệm khí động học như thế nào với sức gió từ nhẹ đến 201,168km/h. Ở tốc độ gió này thì không ai được phép vào hầm nhưng anh chàng phóng viên Jeff Flock trong video là một ngoại lệ:
Quảng cáo
Nguồn: Jalonik; DeansGarage