Hôm nay mình đi thăm nhà máy sản xuất điện thoại Vsmart tại Hoà Lạc và được chia sẻ về những con số cập nhật mới nhất mà có thể bạn quan tâm. Đó là thị phần, là tỉ lệ nội địa hoá, là mục tiêu mở rộng ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, là tầm nhìn 5G...
Nói về tỉ lệ nội địa hoá, cái mà rất được quan tâm với một thương hiệu Việt. Theo chia sẻ của đại diện hãng, với những model đời thứ 4 (Joy 4, Live 4...) thì tỉ lệ nội địa hoá dựa trên số linh kiện cấu thành nên điện thoại là khoảng 80% trong khi nếu tính giá trị BOM (bill of materials) nôm na là các linh kiện, thành phần máy thì là 40%. Có thể hiểu rằng số ít những linh kiện giá trị cao nhất thì vẫn phải dựa vào các đối tác nước ngoài (chip, RAM, cảm biến ảnh...).
Thị phần tại Việt Nam của Vsmart tính tới tháng 10 vừa rồi, theo số liệu GfK là 15,2% và đứng thứ 3. Đó là một vị trí tốt khi Vsmart xuất phát muộn và bắt đầu với thị trường trung cấp. Trong tương lai, bắt đầu với Aris và Aris Pro, Vsmart sẽ ........ thị trường cận cao cấp và cao cấp.
Chia sẻ về kế hoạch mở rộng thị trường, Mỹ sẽ là thị trường đầu tiên Vsmart nhắm tới vào đầu năm sau, bao gồm cả model Aris Pro. Mỹ là thị trường khá mở nên sẽ có nhiều cơ hội cho Vsmart, đặc biệt là hợp tác với nhà mạng bán gói cước. Chúng ta thấy là thị phần tại Mỹ chia cho khá nhiều thương hiệu vốn mờ nhạt ở toàn cầu nhưng ở Mỹ vẫn bán tốt nên mình hy vọng Vsmart sẽ làm ăn được. Mỹ cũng là thị trường đầu tiên mà Vsmart chọn để triển khai điện thoại 5G.
Cuối cùng, Vsmart cũng trưng bày ở nhà máy của họ mẫu TV 65” dự kiến ra mắt trong thời gian tới, cùng đó là hai mẫu máy lọc không khí. Anh em chờ nhé.
Nói về tỉ lệ nội địa hoá, cái mà rất được quan tâm với một thương hiệu Việt. Theo chia sẻ của đại diện hãng, với những model đời thứ 4 (Joy 4, Live 4...) thì tỉ lệ nội địa hoá dựa trên số linh kiện cấu thành nên điện thoại là khoảng 80% trong khi nếu tính giá trị BOM (bill of materials) nôm na là các linh kiện, thành phần máy thì là 40%. Có thể hiểu rằng số ít những linh kiện giá trị cao nhất thì vẫn phải dựa vào các đối tác nước ngoài (chip, RAM, cảm biến ảnh...).
Thị phần tại Việt Nam của Vsmart tính tới tháng 10 vừa rồi, theo số liệu GfK là 15,2% và đứng thứ 3. Đó là một vị trí tốt khi Vsmart xuất phát muộn và bắt đầu với thị trường trung cấp. Trong tương lai, bắt đầu với Aris và Aris Pro, Vsmart sẽ ........ thị trường cận cao cấp và cao cấp.
Chia sẻ về kế hoạch mở rộng thị trường, Mỹ sẽ là thị trường đầu tiên Vsmart nhắm tới vào đầu năm sau, bao gồm cả model Aris Pro. Mỹ là thị trường khá mở nên sẽ có nhiều cơ hội cho Vsmart, đặc biệt là hợp tác với nhà mạng bán gói cước. Chúng ta thấy là thị phần tại Mỹ chia cho khá nhiều thương hiệu vốn mờ nhạt ở toàn cầu nhưng ở Mỹ vẫn bán tốt nên mình hy vọng Vsmart sẽ làm ăn được. Mỹ cũng là thị trường đầu tiên mà Vsmart chọn để triển khai điện thoại 5G.
Cuối cùng, Vsmart cũng trưng bày ở nhà máy của họ mẫu TV 65” dự kiến ra mắt trong thời gian tới, cùng đó là hai mẫu máy lọc không khí. Anh em chờ nhé.
Về nhà máy lắp ráp điện thoại của họ tại Hòa Lạc, nó có quy mô rất lớn nghe đâu là 25.000m2 mỗi tầng (2 tầng) và công suất đang là 25 triệu máy một năm, tức khoảng 2 triệu máy mỗi tháng. Loạt hình bên dưới là khu SMT cũng như dây chuyền lắp ráp thành phẩm cho model Aris. Mình may mắn được thăm nhà máy này 2 lần nhưng lần này mới được chụp hình

Đây là khu test tính năng, mỗi model mới đều sẽ trải qua các bài test như này để đảm bảo hoạt động hoàn hảo với mọi tính năng mà nó có. Trong hình là một model 5G đang được kiểm tra độ bền nút nguồn và các nút âm lượng với robot mô phỏng bấm nhiều lần. Mục tiêu là bấm 250 ngàn lần xem có hỏng không thì robot này đang bấm được 3486 lần rồi.

Một phòng test mic và loa.

Tiếp đến là cabin test đủ loại sóng, từ GPS, WiFi cho tới sóng di động, trong hình cabin này là sóng 4G.

Vẫn là test sóng nhưng ở môi trường biệt lập.

Tiếp đến là dây chuyền SMT, tức là gắn các linh kiện lên bo mạch chủ, thành phần quan trọng nhất của một chiếc điện thoại.

Các công đoạn ở đây đều tự động, con người chỉ giám sát và thực hiện tay vài khâu, còn lại là khép kín. Máy móc đều rất mới, phòng sạch sẽ và ngăn nắp.


Vừa lắp vừa test để loại ngay khi có lỗi chứ không đợi tới cuối mới test thì sẽ lâu và phức tạp hơn.

Nếu chưa biết thì anh em sẽ thấy chi tiết này thú vị, những dải băng này chính là các linh kiện, máy sẽ kéo lên để gắn nó vào bo mạch trước khi chờ hàn thiếc. Bo mạch sẽ đi qua các dây chuyền để lắp, hàn và kiểm tra trước khi ra thành phẩm.

Một chốt chặn với cô nhân viên đứng để kiểm tra chất lượng.

Một bo mạch đang dần dần thành hình.

Sau đó bo mạch gắn vào điện thoại, cùng các thành phần linh kiện khác và tiếp tục được test, gắn mac, đóng hộp và cho vào hệ thống để xuất.


Lần này bọn mình được thăm dây chuyền sản xuất chiếc Aris. Dây chuyền thì giống nhau chỉ có điều mỗi model với thành phần linh kiện, phần cứng khác nhau thì người ta load chúng vào và lắp ráp thôi.