Kết luận này được công bố bởi Cơ quan biến đổi khí hậu Copernicus, cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu, góp phần kéo dài thêm chuỗi những tháng nóng kỷ lục hoặc gần kỷ lục từ tháng 6 tới giờ.
Cụ thể, trên toàn cầu tháng 9 vừa qua nóng hơn 1.2 độ C so với mức trung bình của giai đoạn tiền cách mạng công nghiệp (1750 - 1850), đồng thời nóng hơn 0.57 độ C so với trung bình tháng 9 của những năm 1981 - 2010.
Những khu vực chịu nóng kinh khủng trong tháng 9 vừa qua bao gồm nhiều vùng ở Đông Hoa Kỳ, Alaska, Trung Quốc và cả Mông Cổ. Bắc Cực tháng vừa rồi cũng nóng không kém, dẫn tới việc mức băng chạm đáy ở mức thấp thứ 2 từng được ghi nhận.
Một vùng lớn của Tây Nam Cực và các vùng biển xung quanh cũng ấm một cách kỳ lạ với nhiệt độ cao hơn mức trung bình 1981 - 2010 tận 6 độ.
Số liệu trên đây vẫn chưa hết đáng sợ khi mà từ tháng 6 tới giờ, thế giới liên tục trải qua những tháng nóng nhất từng được ghi nhận (tháng 8 thì nóng thứ 2) và điểm sáng là tháng 7 - tháng nóng nhất từng được loài người ghi nhận trên Trái Đất.
Đáng sợ hơn, những đợt nóng liên tục trong năm nay không phải trùng với đợt El Nino, cho thấy xu hướng tăng của nền nhiệt toàn cầu qua từng năm. Nói cách khác, việc nóng lên toàn cầu năm nay không chịu ảnh hưởng của tự nhiên mà là do tác động chủ yếu của con người, chủ yếu là do mức độ ô nhiễm carbon đang tác động mạnh tới tình hình biến đổi khí hậu.
Cụ thể, trên toàn cầu tháng 9 vừa qua nóng hơn 1.2 độ C so với mức trung bình của giai đoạn tiền cách mạng công nghiệp (1750 - 1850), đồng thời nóng hơn 0.57 độ C so với trung bình tháng 9 của những năm 1981 - 2010.
Những khu vực chịu nóng kinh khủng trong tháng 9 vừa qua bao gồm nhiều vùng ở Đông Hoa Kỳ, Alaska, Trung Quốc và cả Mông Cổ. Bắc Cực tháng vừa rồi cũng nóng không kém, dẫn tới việc mức băng chạm đáy ở mức thấp thứ 2 từng được ghi nhận.
Một vùng lớn của Tây Nam Cực và các vùng biển xung quanh cũng ấm một cách kỳ lạ với nhiệt độ cao hơn mức trung bình 1981 - 2010 tận 6 độ.
Số liệu trên đây vẫn chưa hết đáng sợ khi mà từ tháng 6 tới giờ, thế giới liên tục trải qua những tháng nóng nhất từng được ghi nhận (tháng 8 thì nóng thứ 2) và điểm sáng là tháng 7 - tháng nóng nhất từng được loài người ghi nhận trên Trái Đất.
Đáng sợ hơn, những đợt nóng liên tục trong năm nay không phải trùng với đợt El Nino, cho thấy xu hướng tăng của nền nhiệt toàn cầu qua từng năm. Nói cách khác, việc nóng lên toàn cầu năm nay không chịu ảnh hưởng của tự nhiên mà là do tác động chủ yếu của con người, chủ yếu là do mức độ ô nhiễm carbon đang tác động mạnh tới tình hình biến đổi khí hậu.
Tham khảo C3S