Nhân đọc bài về vấn đề số người nhập học ở nhiều ngành khoa học cơ bản, khoa học tự nhiên ở các trường đại học có khi chỉ đủ đếm trên đầu ngón tay trên VNExpress, mình chợt nhận ra một sự thật là Sinh viên thời nay thông minh và có nhiều sự lựa chọn hơn ngày xưa. Điều này là tốt và phù hợp với thời đại, nhưng lại đặt ra vấn đề là vì quá thông minh nên xu hướng lựa chọn ngành dễ dàng, nhẹ nhàng và dễ kiếm tiền được đặt lên trên hết, và dĩ nhiên các ngành khó, cần đầu tư nhiều sức lực và trí lực, nhưng hiện tại lại có thu nhập chưa tương xứng sẽ bị bỏ rơi.
Hậu quả trước mắt là như bài viết trên báo: "Trong hội nghị tuyển sinh ngày 3/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết bốn lĩnh vực tuyển sinh kém nhiều năm qua gồm Nông lâm nghiệp và thủy sản, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên, Dịch vụ xã hội. Những lĩnh vực này chỉ tuyển được 49-61% chỉ tiêu đặt ra, trong đó thấp nhất là Nông lâm nghiệp và Thủy sản."
Lý do cũng đã được chỉ ra: "nguyên nhân khiến các ngành này tuyển sinh kém là thị trường việc làm hạn chế, ví dụ với Kỹ thuật hạt nhân, Địa chất học, Hải dương học, sinh viên tốt nghiệp thường phải tìm việc ở cơ sở nghiên cứu hoặc tổ chức phi chính phủ, vốn không phải nơi được đa số ưa thích.
Giới trẻ ngày nay không hứng thú làm việc tại cơ quan nhà nước, trong khi những lĩnh vực này chưa phát triển mạnh ở khu vực tư nhân, việc làm ở công ty, doanh nghiệp ít"
Bên cạnh đó còn là những trở ngại vì thí sinh ít chọn các ngành học như Kỹ thuật dầu khí, Trắc địa do lo ngại môi trường làm việc vất vả, thường xuyên xa nhà
Hậu quả của vấn đề này là gì?
“Dẫn lại báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2021, TS Nguyễn Thanh Hải của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết số người làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 30% lực lượng lao động cả nước. Trong khi đó, tỷ lệ sinh viên nhập học các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm chưa tới 2% tổng sinh viên đại học hàng năm.” Điều này cho thấy nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao cho toàn ngành nông nghiệp trong thời gian tới, khi mà số nhân sự đang ở tuổi trung niên hiện tại nghỉ ngơi vì tuổi tác hay vấn đề sức khỏe.
Về thực trạng việc làm trong ngành trắc địa, mỏ địa chất thì các doanh nghiệp, tập đoàn như Than và Khoáng sản Việt Nam rất cần nhân lực về trắc địa bản đồ, địa chất, nhưng tuyển người không ra. Ngay cả ngành mình đang làm là Xây dựng - Điện công nghiệp, cũng đang thiếu rất nhiều cán bộ về lĩnh vực này. Nguyên nhân thì cũng gần như bài báo trên đã nói, chỉ bổ sung thêm một phần nữa là mức thu nhập còn thấp so với công việc (do cơ chế lương theo định mức nhà nước ban hành, do xã hội chưa thấy hết tầm quan trọng của những người làm việc này, do áp lực cần phải cắt giảm chi phí tại các công trình, trong khi những chi phí không tên rất khó cắt giảm thì chỉ còn cách siết từ những người lao động thấp cổ bé họng không biết kêu ai).
Về những ngành như Khoa học sự sống (nghiên cứu về sinh vật sống như Sinh học, Vi sinh học, Nhân chủng học, Di truyền học...) hay Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, SV giảm là khó tránh khỏi khi nền khoa học ở VN quá thấp để triển khai và phát huy, hoặc chỉ làm cho có, đồng thời ra trường thì tương lai mù mịt…
Giải pháp của vấn đề này
"Tại trường Đại học Mỏ-Địa chất, sinh viên các ngành học truyền thống được định hướng nắm bắt kiến thức liên ngành, tăng cường việc học với máy móc, công nghệ. Nhà trường hy vọng sinh viên ngoài kiến thức cơ sở chuyên ngành sẽ bắt kịp sự chuyển dịch của công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật.
Một số trường hỗ trợ học phí, học bổng cho sinh viên theo học những ngành khoa học cơ bản, hiếm. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM năm qua dành hai tỷ đồng học bổng cho tân sinh viên. Học viện Nông nghiệp Việt Nam mong muốn có cơ chế, chính sách riêng để hỗ trợ người học các ngành thuộc khối nông, lâm, ngư nghiệp, đặc biệt là các ngành truyển thống khó tuyển sinh."
Bên cạnh bài báo đã nêu, mình cũng có thêm 1 đề xuất, 1 mong muốn về nhìn nhận giá trị thực của những người làm khoa học, làm sản xuất là cái nền tảng của xã hội phát triển, để rồi có sự trả công xứng đáng, chứ không phải chỉ là những cái phù phiếm (nhưng tiếc thay lại được ưa chuộng và dĩ nhiên là có thu nhập tốt ở hiện tại) như Tiktoker, Youtuber, Bloger …. (dĩ nhiên vẫn có nhiều cái tốt và giá trị trong đó, nhưng tỉ lệ cái xấu, cái vô ích hiện tại là không hề thấp)
Hậu quả trước mắt là như bài viết trên báo: "Trong hội nghị tuyển sinh ngày 3/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết bốn lĩnh vực tuyển sinh kém nhiều năm qua gồm Nông lâm nghiệp và thủy sản, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên, Dịch vụ xã hội. Những lĩnh vực này chỉ tuyển được 49-61% chỉ tiêu đặt ra, trong đó thấp nhất là Nông lâm nghiệp và Thủy sản."
Lý do cũng đã được chỉ ra: "nguyên nhân khiến các ngành này tuyển sinh kém là thị trường việc làm hạn chế, ví dụ với Kỹ thuật hạt nhân, Địa chất học, Hải dương học, sinh viên tốt nghiệp thường phải tìm việc ở cơ sở nghiên cứu hoặc tổ chức phi chính phủ, vốn không phải nơi được đa số ưa thích.
Giới trẻ ngày nay không hứng thú làm việc tại cơ quan nhà nước, trong khi những lĩnh vực này chưa phát triển mạnh ở khu vực tư nhân, việc làm ở công ty, doanh nghiệp ít"
Bên cạnh đó còn là những trở ngại vì thí sinh ít chọn các ngành học như Kỹ thuật dầu khí, Trắc địa do lo ngại môi trường làm việc vất vả, thường xuyên xa nhà
Hậu quả của vấn đề này là gì?
“Dẫn lại báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2021, TS Nguyễn Thanh Hải của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết số người làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 30% lực lượng lao động cả nước. Trong khi đó, tỷ lệ sinh viên nhập học các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm chưa tới 2% tổng sinh viên đại học hàng năm.” Điều này cho thấy nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao cho toàn ngành nông nghiệp trong thời gian tới, khi mà số nhân sự đang ở tuổi trung niên hiện tại nghỉ ngơi vì tuổi tác hay vấn đề sức khỏe.
Về thực trạng việc làm trong ngành trắc địa, mỏ địa chất thì các doanh nghiệp, tập đoàn như Than và Khoáng sản Việt Nam rất cần nhân lực về trắc địa bản đồ, địa chất, nhưng tuyển người không ra. Ngay cả ngành mình đang làm là Xây dựng - Điện công nghiệp, cũng đang thiếu rất nhiều cán bộ về lĩnh vực này. Nguyên nhân thì cũng gần như bài báo trên đã nói, chỉ bổ sung thêm một phần nữa là mức thu nhập còn thấp so với công việc (do cơ chế lương theo định mức nhà nước ban hành, do xã hội chưa thấy hết tầm quan trọng của những người làm việc này, do áp lực cần phải cắt giảm chi phí tại các công trình, trong khi những chi phí không tên rất khó cắt giảm thì chỉ còn cách siết từ những người lao động thấp cổ bé họng không biết kêu ai).
Về những ngành như Khoa học sự sống (nghiên cứu về sinh vật sống như Sinh học, Vi sinh học, Nhân chủng học, Di truyền học...) hay Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, SV giảm là khó tránh khỏi khi nền khoa học ở VN quá thấp để triển khai và phát huy, hoặc chỉ làm cho có, đồng thời ra trường thì tương lai mù mịt…
Giải pháp của vấn đề này
"Tại trường Đại học Mỏ-Địa chất, sinh viên các ngành học truyền thống được định hướng nắm bắt kiến thức liên ngành, tăng cường việc học với máy móc, công nghệ. Nhà trường hy vọng sinh viên ngoài kiến thức cơ sở chuyên ngành sẽ bắt kịp sự chuyển dịch của công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật.
Một số trường hỗ trợ học phí, học bổng cho sinh viên theo học những ngành khoa học cơ bản, hiếm. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM năm qua dành hai tỷ đồng học bổng cho tân sinh viên. Học viện Nông nghiệp Việt Nam mong muốn có cơ chế, chính sách riêng để hỗ trợ người học các ngành thuộc khối nông, lâm, ngư nghiệp, đặc biệt là các ngành truyển thống khó tuyển sinh."
Bên cạnh bài báo đã nêu, mình cũng có thêm 1 đề xuất, 1 mong muốn về nhìn nhận giá trị thực của những người làm khoa học, làm sản xuất là cái nền tảng của xã hội phát triển, để rồi có sự trả công xứng đáng, chứ không phải chỉ là những cái phù phiếm (nhưng tiếc thay lại được ưa chuộng và dĩ nhiên là có thu nhập tốt ở hiện tại) như Tiktoker, Youtuber, Bloger …. (dĩ nhiên vẫn có nhiều cái tốt và giá trị trong đó, nhưng tỉ lệ cái xấu, cái vô ích hiện tại là không hề thấp)