Kiến ba khoang và cách phòng tránh

Hai Lúa 113
21/10/2021 1:32Phản hồi: 80
Kiến ba khoang và cách phòng tránh
Thấy mọi người đang quan tâm về kiến ba khoang, em xin chia sẽ bài viết của Thầy Lê Văn Vàng, trưởng khoa Nông nghiệp đại học Cần Thơ

Kiến ba khoang đuôi nhọn


Khoảng cuối năm 2007, một số bạn sinh viên ở ký túc xá (khu cũ) của Trường Đại học Cần Thơ thông báo bị hiện tượng phồng rộp da do côn trùng cắn. Tôi và anh Nhâm (hiện công tác ở Công Ty VFC) đã vào ký túc xá xem mẫu côn trùng do các bạn sinh viên bắt được và ghi nhận là kiến ba khoang đuôi nhọn. Sau đó, nhiều thông tin trên trên báo đài ghi nhận sự gây hại trên người của đối tượng này.

Kiến ba khoang đuôi nhọn có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis thuộc họ cánh cụt (Stalphylinidae) của bộ côn trùng cánh cứng (Coleoptera). Con trưởng thành có dạng giống kiến thân thon dài, nhọn ở cuối bụng, màu sắc nổi bật với ba khoang màu đen (ở đầu, cánh trước và cuối bụng) và hai khoang màu vàng cam (ở ngực trước và bụng), do đó có tên là kiến ba khoang đuôi nhọn (Hình 1A).


kien_ba_khoang.jpg

P. fuscipes là loài côn trùng ăn động vật với tính ăn rộng, được xem là thiên địch quan trọng trên ruộng lúa và trên các ruộng trồng màu (rẫy). Ở khía cạnh ngược lại, theo rất nhiều tài liệu liên quan tới y khoa, vd: như quyển sách Medical and Veterinary Entomology (biên tập bởi Mullen và Durden, 2002), kiến ba khoang đuôi nhọn là côn trùng gây hại cho người. Gõ từ khóa Paederus fuscipes vào trang tìm kiếm google cho kết quả hơn 33.000 thư mục, hầu hết các bài viết cho rằng kiến ba khoang đuôi nhọn là côn trùng gây hại.

Kiến ba khoang đuôi nhọn gây hại như thế nào?


Đã có hơn 622 loài trong giống (chi, genus) Paederus được ghi nhận và mô tả, chỉ một số (khoảng hơn 20 loài) trong nhóm này, bao gồm P. fuscipes, là có khả năng gây phồng rộp da do trong dịch cơ thể (hemolymph) của chúng có chứa hợp chất pederin (Hình 1B).

Pederin.jpg

Pederin là một loại amide gây phỏng da do vi khuẩn Pseudomonas spp. nội cộng sinh (endosymbiont) bên trong cơ thể của kiến ba khoang đuôi nhọn tiết ra. Pederin hiện diện chủ yếu ở trưởng thành kiến ba khoang đuôi nhọn cái, trưởng thành đực và ấu trùng chứa một lượng thấp. Khi kiến ba khoang đuôi nhọn vô tình đậu lên người, phản xạ tự nhiên của chúng ta thường là đập và chà xát để giết chúng (tương tự như đối với các loài côn trùng có kích thước nhỏ khác). Điều này làm cho cơ thể của kiến ba khoang đuôi nhọn bị vở ra đồng thời phóng thích dịch cơ thể có chứa pederin gây phồng rộp da, diện tích chà xát càng lớn thì vết phỏng càng rộng. Một số tài liệu cho rằng kiến ba khoang đuôi nhọn không cắn. Tuy nhiên, trong quá trình thu thập và nuôi kiến ba khoang đuôi nhọn để làm thí nghiệm, một số anh chị sinh viên thỉnh thoảng đã bị cắn (tương tự như kiến cắn).

Kiến ba khoang đuôi nhọn là côn trùng có lợi hay có hại?


Theo đạo luật Liên bang của Mỹ về thuốc trừ sâu, trừ bệnh và trừ các loài gặm nhắm (Federal Insecticide Fungicide and Rodenticide Act), dịch hại được định nghĩa là “mọi sinh vật gây trở ngại hoạt động và mong muốn của con người”. Dù vô tình hay không thì kiến ba khoang đuôi nhọn đã có tác động tiêu cực đối với con người và như vậy chúng bị xem là là côn trùng gây hại.

Tuy nhiên, theo các nhà sinh thái và quản lý dịch hại thì dịch hại thường được định nghĩa trên khía cạnh của con người, sinh vật bị cho là dịch hại do chúng có ảnh hưởng bất lợi đối với lợi ích của con người. Không có yếu tố của con người, mọi sinh vật đều là một phần của hệ sinh thái, hay nói cách khác, không có dịch hại trong ý nghĩa của sinh thái (Norris et al., 20013). Khái niệm dịch hại cần phải được đặt trong những điều kiện thời gian và không gian (hoàn cảnh) cụ thể, một sinh vật có thể là có hại trong hoàn cảnh này nhưng có thể có lợi trong hoàn cảnh khác.

Như vậy, kiến ba khoang đuôi nhọn là côn trùng có ích trên đồng ruộng, nhưng lại là côn trùng có hại ở nơi dân cư. Ở từng điều kiện cụ thể cần có đáp ứng khác nhau. Trong khu vực đông dân cư cần thiết phải xem kiến ba khoang đuôi nhọn là côn trùng gây hại.

Quảng cáo


Thực tế, hầu hết các báo cáo về sự gây hại của kiến ba khoang đuôi nhọn là xảy ra nơi đông dân cư như bệnh viện và trường học (ký túc xá), chưa có trường hợp ghi nhận nào về nông dân bị kiến ba khoang đuôi nhọn gây hại trên đồng ruộng. Điều này do kiến ba khoang đuôi nhọn là loài côn trùng hoạt động vào ban đêm, ban ngày khi bị động chúng thường tìm cách lẫn trốn bằng cách chạy. Trưởng thành của kiến ba khoang đuôi nhọn vào nhà một phần là do bị thu hút bởi ánh sáng đèn (yếu) và một phần là đi theo các côn trùng nhỏ (vd như rầy nâu) để bắt mồi, vô tình đậu lên người và dẫn đến sự gây hại.

Có thể sử dụng kiến ba khoang đuôi nhọn trong phòng trừ sinh học?


Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của phòng trừ sinh học là tác nhân phòng trừ sinh học (biological control agent, thiên địch được chọn lọc, nuôi nhân và phóng thích ra môi trường để phòng trừ đối tượng gây hại) không tấn công các đối tượng không phải mục tiêu (non-target effect) và càng đặc biệt quan trọng là không tấn công con người. Do đó, kiến ba khoang đuôi nhọn chưa bao giờ được nuôi và phóng thích như một tác nhân phòng trừ sinh học trong các kiểu phòng trừ sinh học cổ điển (classical biological control) và phòng trừ sinh học tăng cường (augementative biological control). Chúng chỉ được xem là loài thiên địch có ý nghĩa trong hệ sinh thái tự nhiên của đồng ruộng và trong biện pháp phòng trừ sinh học bảo tồn (conservation biological control), không có sự nuôi nhân và phóng thích.

Phòng ngừa sự gây hại của kiến ba khoang đuôi nhọn


Như trên đã viết, kiến ba khoang đuôi nhọn là gần như an toàn trong điều kiện ban ngày ở ngoài đồng, và sự gây hại là do cơ thể của chúng (đặc biệt là của trưởng thành cái) bị đập và chà xát lên da. Do đó, khi bị kiến ba khoang đuôi nhọn bò lên người thì không nên đập, mà chỉ cần đuổi nhẹ chúng đi (điều này là khó đối với trẻ em). Trường hợp đã lỡ đập và chà xát kiến ba khoang đuôi nhọn lên da thì cần nhanh chóng rửa nơi chà xát bằng nước và làm theo khuyến cáo của cán bộ y tế. Ở những thời điểm mà côn trùng nhỏ (vd: rầy nâu) vào đèn nhiều thì nên hạn chế ánh sáng đèn trong nhà (có thể dùng đèn led trắng?) và tăng cường sự chú ý đối với kiến ba khoang đuôi nhọn.

link bài gốc trên fb https://www.facebook.com/vanvang.le.3/posts/328006440903989
80 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

chăc fai đầu tư cái đèn côn trùng ,giống siu thị
chớ tụi này hay đậu trên khăn ,quần áo ,dễ ăn đòn 😔
@kixx con này toàn tới tìm dân tp thôi, bà con ở nông thôn rộng rãi ko thấy ai bị gì với nó
@vivalavida11 uh ,tại ban ngày nó bị động ,toàn nup trong ruộng nên it gây thiệt hại
mình ngồi bàn mà băt đc vài con rồi 😔
Mấy năm trước còn ở KTX ĐHQG tối nào tụi này cũng bò cả đàn trên trần. Thằng nào cũng mấy mảng sẹo vì tụi nó
lamtn06424
ĐẠI BÀNG
3 năm
@thephong280597 may, mình ở 1 năm nhà A6 chưa bao giờ thấy, cho tới tận khi ở chung cư quận 9. Tức là ở SG từ 2007 tới 2020 mới thấy cái bản mặt nó.
cuong12399
ĐẠI BÀNG
3 năm
@thephong280597 Bạn có nghe về 1 bạn nam ở khu B bị kiến ba khoan trong quần lót chưa? Khổ từ đi vệ sinh cho đến đi tắm. Nghĩ là ớn..
khihao08
ĐẠI BÀNG
3 năm
@lamtn06424 A4 đông như kiến cỏ, cả dãy phòng xếp hàng ở trạm y tế nhận thuốc tím
Cái bọn 3 Khoang cứ phải dập từ trong trứng nước 😁
@Hoang_HaoMinh 1. Ko phải họ kiến
2. Có 5 khoang: đen đỏ đen đỏ đen
Tôi đề nghị gọi là con 5K (5 khoang)
1st January
ĐẠI BÀNG
3 năm
gọi là kiến nhưng con này ko phải kiến mà là bọ cánh cứng. con này ko cắn người mà do con người vô tình dẫm lên hoặc đập nó làm vỡ túi hóa chất (ko nhớ tên) trong người nó ra làm bị bỏng rộp. con này là thiên địch ăn rầy, rệp trên cây trồng nhưng bị ánh sáng trắng đèn led thu hút nên mới bay vào nhà. gặp nó thì gạt hoặc gắp vứt ra hoặc dùng led vàng hoặc làm lưới chống côn trùng là ok ngay
Khu nhà mình mùa này đang rất nhiều. Vk cũng mới bị phồng dộp da với bọn này
trungking
TÍCH CỰC
3 năm
@seawallvn ko có đâu, nó đậu trên tay mình, mình búng nó đi là xong, chả bị phòng gì cả
@trungking Đấy là bạn thấy nó, còn những ng bị rộp, viêm, do ko thấy, ngủ lăn, ngồi, đè vào là bị.
monkey1510
ĐẠI BÀNG
3 năm
@trungking bác hên thôi, chứ nó rớt xuống cổ mình, chỉ búng nhẹ đi mà cái cổ nó rộp kinh khủng. Nhầm ngay lúc rớt nó có tiết chất không nữa.
@Dong_ho_the_ky_com nhà mình mà ngồi bàn làm việc mà bật đèn lên là y rằng 1 lúc có 1 chú vào hỏi thăm. có hôm thấy trong màn luôn bác ạ.
Nó đâu chủ động tấn công con người đâu mà kêu là nó gây hại.
Bài này nhiều chỗ như google dịch vậy nhỉ. “Trưởng thành cái” với “trưởng thành đực”. Hay trong sinh học có khái niệm vậy nhỉ? 😁
lengoclel
ĐẠI BÀNG
3 năm
@tranhung214 Có anh, từ chuyên môn đó chứ không dùng GG translate đâu.
Hôm bữa mới thấy 1 con chui vô nhà, lấy khăn giấy xúc luôn 😆)
lâu lâu mình cũng thấy nó bay vào nhà mình, mình có lần đứng nhìn nó lấy cái đuôi mổ vào cái cánh cho rụng cái cánh đi nữa... không hiểu lắm.

Vợ thì có lần vô tình đập hay làm gì nó mà nó phỏng cho cả tuần, nhìn ghê lắm.
Voldedore
ĐẠI BÀNG
3 năm
@hoangduong-lgc Lấy hột quẹt đốt nó là xong, 2 giây. Rồi quét, phủi nó.
hachito
ĐẠI BÀNG
3 năm
@cuhiep Đúng rồi, lên mạng xem thì là có cánh thật. Trước giờ thấy mấy con này toàn bỏ lổm ngổm dưới đất.
Cười ra nước mắt
@Voldedore Đốt nó xong nó nổ ra văng tùm lum là tiêu luôn, kaka
Voldedore
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Nam Air Dễ gì bác 😁 Mình sống chung với nó 2-3 năm nay rồi. Sau lưng nhà mình là 1 bãi cỏ rất lớn, nên mình còn lạ gì đám này.
ring
ĐẠI BÀNG
3 năm
Đèn led trắng càng hút rầy & kiến vào nhà.
Trong nhà nên dùng đèn có nhiệt độ màu thấp (đèn vàng) và cường độ sáng thấp (bật ít đèn hoặc mở đèn nhỏ).
Nên mua đèn tím hút côn trùng, để ở trên cao trong nhà hoặc để ở ngoài sân, ban công để hút kiến.
thoasucdamme
ĐẠI BÀNG
3 năm
Lần trước e bị đốt cho rộp hết cả chân 😔 Nó rát khủng khiếp luôn.
thời sinh viên bị con này cắn nhiều, lần đầu bị nó hành cho phỏng, sốt 1 ngày rưởi. Từ đó về sau bị cắn thì chỉ thấy hơi ê thôi, bôi kem vài hôm là khỏi. Mà nói chính xác không phải là cắn, mà là nó bò lên người mình, mình không để ý rồi đè chết nó, làm nó xịt chất độc ra 😂

lời khuyên chân thành, gặp con này ae phải bình tỉnh, lấy giấy chụp nó lại ném đi hoặc thổi đi là được, đừng có dại mà đè đập nó
huedo84
TÍCH CỰC
3 năm
Con này ở quê mình đến mùa lúa thì đầy nhà, mà chưa thấy ai bị. Mãi sau này mới biết là nó có hại như vậy.
Mình từng bị nó cắn lở tùm lum luôn.
@lehuuthe1202 Không phải nó cắn mà là do dập nó chết, nó xì độc trong bụng ra.
@Nam Air uhm, nhưng mà nó bò lên người mình nó phun độc ra à. Cũng sợ lắm, mình bị lở loét từ tay xuống chân luôn
Anonymox
TÍCH CỰC
3 năm
@lehuuthe1202 nó ko tự phun độc, nếu bạn chỉ thổi nó bay đi thì chả sao hết
@Anonymox uhm, lúc mình bị thì có 2 khả năng, hoặc là đi tắm biển bị thấm nước biến làm dị ứng, hoặc là bị kiến 3 khoang.
Lần đầu nghe từ "Trưởng thành Đực/cái" nghe cứ Cụt cụt thế nào ấy :VV
Hai Lúa 113
ĐẠI BÀNG
2 năm
@CàChớn-Forever nếu như vậy thì khi chưa trưởng thành đã phân biệt giới tính rồi anh
@Hai Lúa 113 Con Đực Trưởng Thành & Con Trưởng Thành Đực

theo bác câu nào nghe hay hơn?
Hai Lúa 113
ĐẠI BÀNG
2 năm
@CàChớn-Forever ở đây không nói đến cái hay mà là từ khoa học, việc gọi con đực trưởng thành thì sẽ có con đực chưa trưởng thành trong khi con này khi trưởng thành mới phân ra giới tính
@Hai Lúa 113 bác đang nói gì thế.
hổm e thấy con này trong bồn rửa mặt, thế là e bật máy nước nóng lên xả 1 xô nước giết nó luôn, có 1 con
Con này trước bay vào phòng mình nhiều lắm. Toàn lấy dao cắt đầu. Săn cùng tận diệt vì đã bị nó cho một vài miếng sẹo rồi 😔
@Dave ✅ Khi cắt nó không xịt độc ra hở bác?
@Nam Air Ko bác ah. Chết luôn. Hạn chế lấy tay ✋ đập nát bét 😆
linkking
TÍCH CỰC
3 năm
Ơ mình hay thấy con này bay vào nhà nên toàn dùng tay đập chết mà sao không bị gì nhỉ @@ Hên quá
@linkking Là loài khác đó bác, không phải kiến ba khoang.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019