[The Big Picture] Cuộc sống ở mỏ lưu huỳnh Kawah Ijen, Indonesia

levuongthinh
10/12/2010 14:23Phản hồi: 62
[The Big Picture] Cuộc sống ở mỏ lưu huỳnh Kawah Ijen, Indonesia
Ở Đông Java, Indonesia có một mỏ lưu huỳnh nằm trên miệng núi lửa Kawah Ijen. Nhiếp ảnh gia Olivier Grunewald đã thực hiện một chuyến tham quan mỏ này để ghi lại những hình ảnh hết sức lạ mắt và tuyệt đẹp. Chúng trông như khung cảnh ở một hành tinh hoàn toàn khác với những gì chúng ta vẫn thường thấy trên trái đất. Những tấm ảnh của Olivier đầy màu sắc và mờ ảo với ánh trăng, ngọn đuốc và những ngọn lửa màu xanh khi lưu huỳnh cháy. Những người công nhân mỏ được đưa lên miệng của ngọn núi lửa Kawah Ijen cao khoảng 2.600m, sau đó đi xuống bờ của một hồ axit sulfuric sâu 200m, nơi họ lấy những tảng lưu huỳnh nguyên chất để vận chuyển lên trên. Sau đây là những tấm ảnh mà Olivier Grunewald đã chia sẻ với chúng ta.


Một công nhân đang đứng bên trong miệng núi lửa Kawah Ijen vào buổi tối, trên tay cầm một ngọn đuốc và nhìn về dòng lưu huỳnh lỏng đang bốc cháy với ngọn lửa màu xanh kỳ quái.


Trong lòng miệng núi lửa Kawah Ijen, một hồ axit rộng chừng 1km nằm ở giữa. Trên bờ hồ là nơi những công nhân khai thác lưu huỳnh.


Hơi nước và khí axit bốc lên từ những lỗ phun khí nằm giữa những tảng lưu huỳnh màu vàng và lưu huỳnh lỏng đang cháy.


Lưu huỳnh lỏng đang bốc cháy chảy bên trong miệng núi lửa. Lưu huỳnh hóa lỏng ở nhiệt độ chừng 100 độ C, nhiệt độ bên trong núi lửa không đủ để làm lưu huỳnh tự cháy mà là do những tia lửa phát ra từ các ngọn đuốc của công nhân.


Một công nhân đang đào lưu huỳnh đặc để mang về trại.


Lưu huỳnh lắng đọng trên miệng của chiếc thùng phi bên trong núi lửa Kawah Ijen.


Những người thợ mỏ phải làm việc trong điều kiện như địa ngục để khai thác lưu huỳnh. Nhiếp ảnh gia Olivier Grunewald nói rằng mùi ở trong mỏ là không chịu được và anh đã phải mượn một chiếc mặt nạ phòng độc để đảm bảo an toàn, thứ mà rất ít thợ mỏ sử dụng.


2 thợ mỏ đứng nghỉ ngơi gần ngọn lửa, trên tay là chiếc xà beng dùng để nạy những tảng lưu huỳnh cứng.

Quảng cáo




Một loại dung dịch lưu huỳnh chảy bên trong núi lửa Kawah Ijen. Khi tan chảy, lưu huỳnh cho màu đỏ như máu khi nhiệt độ giảm đi nó sẽ trở nên vàng hơn.


Lưu huỳnh lỏng bốc cháy sau khi chảy ra từ những khe đá và ống làm bằng gốm, nơi hóa lỏng khí lưu huỳnh từ núi lửa, sau đó làm lạnh và biến chúng thành những tảng lưu huỳnh đặc để công nhân mỏ khai thác.


Dưới ánh sáng của những ngọn đuốc, các thợ mỏ nạy từng tảng lưu huỳnh để mang về lán trại.


Những tảng lưu huỳnh được xếp ngay ngắn vào giỏ để chuẩn bị đưa ra khỏi núi lửa.

Quảng cáo




Một người thợ mỏ đang lấy lưu huỳnh gần miệng ống cô đặc, xa xa là đám cháy màu xanh từ lưu huỳnh lỏng.


Các công nhân mỏ tập trung lưu huỳnh để chuẩn bị trở về.


Lưu huỳnh lỏng cháy trên một tảng lưu huỳnh rắn. Các thợ mỏ sẽ dập đám cháy trước khi rời đi để tránh bị hao tổn lưu huỳnh.


Một người thợ trở về lán trại với đôi quan gánh nặng trĩu lưu huỳnh.


Một thợ mỏ với mặt nạ phòng độc đi ngang qua đám hơi nước và khí axit, trên tay là ngọn đuốc và bên cạnh là một đám lưu huỳnh lỏng cháy.


Một thợ mỏ đang chỉnh lại 2 chiếc giỏ của anh ta, mỗi cặp giỏ đầy như thế này nặng trung bình từ 45-90kg.


Các thợ mỏ chuẩn bị trở về lán trại.


Một chiếc lán nhỏ của các thợ mỏ nằm trong miệng núi lửa Kawah Ijen.


Một người thợ mỏ đang chỉnh lại những tảng lưu huỳnh trong giỏ của anh ta.


Những thợ mỏ đang trở về lán trại với ngọn đuốc trên tay. Họ phải leo 200m để lên được miệng núi lửa.


Phía sau lưng của những người thợ mỏ làm việc bên trong núi lửa là lưu huỳnh bốc cháy, hồ axit và những vách núi đầy ánh trăng.


Một thợ mỏ đang cân những gì mà anh ta lấy được. Trung bình mỗi ngày một người thợ sẽ đi ra vào mỏ lưu huỳng từ 2-3 chuyến. Tiền công của những người này rất rẻ mạt, chỉ khoảng 13 USD/ngày, khoảng 250.000 đồng/ngày.


Trong khâu chế biến đầu tiền, những tảng lưu huỳnh to sẽ được đập nhỏ.


Sau đó chúng sẽ được nấu chảy.


Lưu huỳnh lỏng được chế vào những chiếc xô đựng.


Một số thì được chế vào những xô khác, có lẽ là phân loại.


Cuối cùng, lưu huỳnh lỏng được đổ ra một bề mặt phẳng để làm lạnh thành dạng miếng. Sau đó, chúng sẽ được đưa đến các nhà máy chế biến cao su, tẩy trắng đường và nhiều ngành công nghiệp chế biến khác.


Còn đây là tác giả của những bức ảnh ở trên, anh Olivier Grunewald. Cảm giác của Olivier khi đến Kawah Ijen là như đang ở một hành tinh khác. Để thực hiện bộ ảnh này, Olivier đã phải "hy sinh" một chiếc thân máy và 2 ống kính. Ngoài ra, anh đã phải vứt bỏ toàn bộ quần áo vì mùi nồng nặc của lưu huỳnh và không thể giặt sạch.​

62 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

kỳ công quá. Làm việc ko có mặt nạ thế này thì died sớm. Khổ thật
hic, khổ phết............................
loxuanhanh
ĐẠI BÀNG
13 năm
Bao nhiêu cảnh đời...
dnhdnh
TÍCH CỰC
13 năm
Cứ như địa ngục............
wave30z2
TÍCH CỰC
13 năm
nghèo quá sinh ra khổ ấy mà, cái gì làm ra miếng ăn thì phải làm thôi.
Oxi
CAO CẤP
13 năm
Cuộc sống thật muôn màu muôn vẻ!
. 😢 Tội nghiệp họ quá
SE K800i
TÍCH CỰC
13 năm
Hít SO2 đã khó chịu,làm việc cạnh hồ tử thần còn khó chịu và ghê sợ hơn gấp nhiều lần. Vậy mà nét mặt họ vẫn bình thản như không,thật khâm phục và tội nghiệp.
p/s: Cảm ơn nhiếp ảnh gia và chủ topic
Cái này mình đã coi trên VTV2 rồi, làm nghề này họ sống đến 40 tuổi là đã mất.Hít toàn là khí độc, đã vậy còn ko có dụng cụ bảo vệ nữa chứ.Xem trên TV họ nói là lãnh tiền theo khối lượng lưu huỳnh, gánh được càng nhiều kiếm càng nhiều tiền.Một ngày họ chỉ kiếm được vài chục đô thôi.Thật là tôi nghiệp cho họ quá 😢
chất lượng hình ảnh tuyệt vời!
thế mới biết là mình còn sướng chán...nhìn mai~ ko thấy diêm vương đâu...khác j địa ngục 😃
hình ảnh đẹp thật, nhất là ngọn lửa xanh huyền ảo, tuy nhiên những người thợ cũng khổ thật, làm một nơi nguy hiểm thế, ko có đồ bảo hộ mà luơng bèo bọt =.=
Sao các nhà máy mua lưu quỳnh không cho mặt nạ để họ làm, thật là khổ 😔
kipper180
TÍCH CỰC
13 năm
nghe nói lưu huỳnh này độc lắm mà ! khai thác như này chắc không sống thọ đc !
Chỉ 1 câu thôi: CHÚNG TA ĐANG BỊ KHAI THÁC
thật trùng hợp, mình vừa xem phim tài liệu nói về nghề khai thác lưu huỳnh ở Indonesia cách đây vài hôm, có 1 ông bố làm nghề gánh lưu huỳnh để nuôi 3 đứa con đi học. Hôm nay mới biết thêm thông tin là cuộc đời của những người công nhân này lại ngắn đến thế. Hy vọng người bố sống đủ lâu để thấy các con trưởng thành.
theo em biết thì những người đứng bán xăng, thợ hàn điện tử, khai thác than, dầu mỏ, lưu huỳnh như bài viết này nữa phải hít toàn khí độc, kim loại nặng vào trong phổi! Những cảnh đời................
hôm nọ cũng xem trên discovery khổ lắm 😔 2h 3h đêm cố dậy làm để được thêm tí lương mà khói bụi thôi rồi
alexzai
TÍCH CỰC
13 năm
Ảnh quá đẹp, đức hi sinh của người chụp ảnh quá cao và nghèo đói quá khổ........! Vẫn thấy mình còn sướng chán

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019