Đó là số tiền loài người mất đi dựa theo số liệu thu được từ hơn 4 nghìn hiện tượng thời tiết khắc nghiệt trong thập kỷ vừa qua. Phòng Thương mại Quốc tế, International Chamber of Commerce (ICC) đã cho uỷ thác viết báo cáo này để chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh về khí hậu Cop29 sắp sửa diễn ra tại Baku, Azerbaijan vào cuối tháng này.
Báo cáo này chỉ ra mức độ thiệt hại tăng đều dần trong khoảng thời gian 10 năm từ 2014 đến 2023, nổi bật là vào năm 2017 khi có mùa bão lốc hoành hành ở Nam Mỹ. Hoa Kỳ là nước bị thiệt hại nhiều nhất, với 935 tỷ đô, đứng thứ 2 là Trung Quốc với 268 tỷ đô và thứ 3 là Ấn Độ với 112 tỷ đô. Một số quốc gia khác như Đức, Australia, Pháp và Brazil cũng nằm trong top 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Top 10 quốc gia bị ảnh hưởng nhất
Tuy nhiên nếu so sánh về khía cạnh số dân bị ảnh hưởng thì những hòn đảo nhỏ như Saint Martin và Bahamas lại là những nơi bị tác động lớn nhất.
Đối với các nước châu Âu thì các vấn đề liên quan đến khí hậu có thể chỉ ra từ những sự kiện rất gần đây. Ví dụ như có khoảng 68 nghìn ca tử vong do sốc nhiệt vào mùa hè năm 2022. Hay mới nhất là lượng mưa đột biến vào tháng 9 là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến đợt lũ lụt kỷ lục tại Tây Ban Nha.
Một nghiên cứu khác cũng có liên quan đến tổn hại tài chính do biến đổi khí hậu của trường đại học Victoria tại Wellington, New Zealand cho thấy mỗi năm hiện tượng này có thể làm thế giới thiệt hại 143 tỷ đô mỗi năm. Đồng tác giả của nghiên cứu này cũng chia sẻ báo cáo mới này dù đưa ra được nhiều thông tin nhưng vẫn còn có 1 số khoảng trống về dữ liệu, đặt biệt là ở khu vực châu Phi. Hầu hết dữ liệu đều ghi nhận ở những nước có thu nhập cao, nơi các tài sản có giá trị cao hơn nhiều so với nước nghèo. Ở hướng ngược lại số tiền nước nghèo bị mất có thể thấp hơn, nhưng tác động của nó có thể lâu dài hơn nhiều vì khả năng phục hồi kinh tế của họ không thể nào nhanh như các nước giàu được.
Báo cáo này có tính thống kê về tài chính nhiều hơn những báo cáo có tính cảnh báo khác. Theo ICC nó có thể sẽ được sử dụng để lãnh đạo các nước có thêm số liệu phân định mức tiền các nước giàu sẽ phải chi trả nhằm giúp các quốc gia nghèo hơn định hướng lại nền công nghiệp nước mình để có thể thích nghi với 1 thế giới chắc chắn sẽ nóng hơn và có nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn trong tương lai.
Anh em có thể tải báo cáo ở link cuối bài nhé
Tham khảo ICC
Báo cáo này chỉ ra mức độ thiệt hại tăng đều dần trong khoảng thời gian 10 năm từ 2014 đến 2023, nổi bật là vào năm 2017 khi có mùa bão lốc hoành hành ở Nam Mỹ. Hoa Kỳ là nước bị thiệt hại nhiều nhất, với 935 tỷ đô, đứng thứ 2 là Trung Quốc với 268 tỷ đô và thứ 3 là Ấn Độ với 112 tỷ đô. Một số quốc gia khác như Đức, Australia, Pháp và Brazil cũng nằm trong top 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Top 10 quốc gia bị ảnh hưởng nhất
Tuy nhiên nếu so sánh về khía cạnh số dân bị ảnh hưởng thì những hòn đảo nhỏ như Saint Martin và Bahamas lại là những nơi bị tác động lớn nhất.
Đối với các nước châu Âu thì các vấn đề liên quan đến khí hậu có thể chỉ ra từ những sự kiện rất gần đây. Ví dụ như có khoảng 68 nghìn ca tử vong do sốc nhiệt vào mùa hè năm 2022. Hay mới nhất là lượng mưa đột biến vào tháng 9 là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến đợt lũ lụt kỷ lục tại Tây Ban Nha.
Một nghiên cứu khác cũng có liên quan đến tổn hại tài chính do biến đổi khí hậu của trường đại học Victoria tại Wellington, New Zealand cho thấy mỗi năm hiện tượng này có thể làm thế giới thiệt hại 143 tỷ đô mỗi năm. Đồng tác giả của nghiên cứu này cũng chia sẻ báo cáo mới này dù đưa ra được nhiều thông tin nhưng vẫn còn có 1 số khoảng trống về dữ liệu, đặt biệt là ở khu vực châu Phi. Hầu hết dữ liệu đều ghi nhận ở những nước có thu nhập cao, nơi các tài sản có giá trị cao hơn nhiều so với nước nghèo. Ở hướng ngược lại số tiền nước nghèo bị mất có thể thấp hơn, nhưng tác động của nó có thể lâu dài hơn nhiều vì khả năng phục hồi kinh tế của họ không thể nào nhanh như các nước giàu được.
Báo cáo này có tính thống kê về tài chính nhiều hơn những báo cáo có tính cảnh báo khác. Theo ICC nó có thể sẽ được sử dụng để lãnh đạo các nước có thêm số liệu phân định mức tiền các nước giàu sẽ phải chi trả nhằm giúp các quốc gia nghèo hơn định hướng lại nền công nghiệp nước mình để có thể thích nghi với 1 thế giới chắc chắn sẽ nóng hơn và có nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn trong tương lai.
Anh em có thể tải báo cáo ở link cuối bài nhé
Tham khảo ICC