Vừa qua, Bảy ngân hàng thương mại ở VN (VietinBank, ACB, Sacombank, Viet Capital Bank, Baoviet Bank, HDBank và Vietbank) công bố việc phát hành thẻ tín dụng nội địa với hạn mức từ 10 triệu đồng trở lên, dành cho các chi tiêu trong nước, vậy đây là loại thẻ gì, khác như thế nào so với thẻ tín dụng quốc tế, mời anh em cùng mình tìm hiểu nhé.
Thẻ tín dụng nội địa (TTDNĐ) được NAPAS (Công ty CP Thanh toán quốc gia VN) phối hợp với các ngân hàng phát hành, đây là loại thẻ cho phép người dùng chi tiêu trước, trả tiền sau, thời gian miễn lãi suất tối đa 55 ngày (ví dụ chốt sao kê ngày 5/1 thì thời hạn thanh toán cuối cùng là ngày 30/1).
Thẻ tín dụng nội địa được chấp nhận thanh toán và sử dụng trên mạng lưới thanh toán 235.304 POS và 14.386 ATM chấp nhận thẻ chip ghi nợ nội địa sẵn có của tất cả các ngân hàng.
NAPAS cho biết thẻ tín dụng nội địa phù hợp với sinh viên, nhân viên văn phòng, hộ kinh doanh cá thể vv và vv... Đây là một hình thức để ngân hàng đẩy lùi "tín dụng đen", ví dụ khi hộ kinh doanh cần xoay vốn gấp 10 triệu trong ngày để nhập hàng, trả tiền điện/nước vv và vv thì có thể sử dụng thẻ tín dụng nội địa để rút tiền tại ATM và thanh toán lại khi có sao kê, an toàn hơn so với đi "vay nóng".
Điểm khác biệt của thẻ nội địa so với thẻ quốc tế gồm có:
Thẻ tín dụng nội địa (TTDNĐ) được NAPAS (Công ty CP Thanh toán quốc gia VN) phối hợp với các ngân hàng phát hành, đây là loại thẻ cho phép người dùng chi tiêu trước, trả tiền sau, thời gian miễn lãi suất tối đa 55 ngày (ví dụ chốt sao kê ngày 5/1 thì thời hạn thanh toán cuối cùng là ngày 30/1).
Thẻ tín dụng nội địa được chấp nhận thanh toán và sử dụng trên mạng lưới thanh toán 235.304 POS và 14.386 ATM chấp nhận thẻ chip ghi nợ nội địa sẵn có của tất cả các ngân hàng.
NAPAS cho biết thẻ tín dụng nội địa phù hợp với sinh viên, nhân viên văn phòng, hộ kinh doanh cá thể vv và vv... Đây là một hình thức để ngân hàng đẩy lùi "tín dụng đen", ví dụ khi hộ kinh doanh cần xoay vốn gấp 10 triệu trong ngày để nhập hàng, trả tiền điện/nước vv và vv thì có thể sử dụng thẻ tín dụng nội địa để rút tiền tại ATM và thanh toán lại khi có sao kê, an toàn hơn so với đi "vay nóng".
Điểm khác biệt của thẻ nội địa so với thẻ quốc tế gồm có:
- Chỉ thanh toán trong nước (bao gồm online), không thanh toán quốc tế được
- Phí rút tiền tại ATM ngoại mạng thấp hơn, từ 1 - 2% (tối thiểu 10.000đ/lần rút) so với thẻ quốc tế 3 - 4%
- Có thể rút tiền tại máy ATM ở Hàn Quốc và các nước Asean
- Hạn mức được cấp thấp hơn thẻ tín dụng quốc tế
- Ít chương trình ưu đãi hơn so với thẻ tín dụng quốc tế (giảm giá, cash back, bảo hiểm tai nạn vv và vv)
Ưu điểm của thẻ tín dụng nội địa so với thẻ ATM:
- Không có tiền vẫn chi tiêu được, tới tháng nhớ kiếm tiền trả là được.
Ưuđiểm của thẻ tín dụng nội địa so với thẻ tín dụng quốc tế:
- Phí thường niên thấp hơn thẻ tín dụng quốc thế (Visa, Master)
- Thủ tục làm dễ hơn.
- Phí giao dịch thấp hơn.
- Vẫn quẹt thẻ thoải mái ở mọi nơi trên nước Việt Nam.
- Phù hợp với người cần một cái thẻ tín dụng nhưng ngại thủ tục khó khăn của các thẻ Visa, Master.
Ngoài ra, mức "charge" phí giao dịch đối với người bán hàng (đơn vị chấp nhận thanh toán) khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nội địa thấp hơn so với thẻ tín dụng quốc tế, chỉ từ 1 - 1.3%/giao dịch mà thôi. Dĩ nhiên khoản phí này người bán phải trả, người mua không bị tính phí khi cà thẻ.

Thủ tục để làm thẻ tín dụng nội địa cũng đơn giản hơn nhiều so với mở thẻ tín dụng quốc tế, chỉ cần:
- Công dân Việt Nam trên 18 tuổi
- Thông tin cá nhân (CMND/CCCD/hộ chiếu, hộ khẩu)
- Thu nhập trên 4,5 triệu/tháng
Xem lại: Thẻ tín dụng là gì
Theo vpbank, Báo Laodong, Báo Tuoitre