Thêm thông tin về Gorilla Glass: lịch sử ra đời, cách sản xuất, các thế hệ...

Duy Luân
30/5/2016 22:21Phản hồi: 101
Thêm thông tin về Gorilla Glass: lịch sử ra đời, cách sản xuất, các thế hệ...
Corning đóng trụ sở tại New York và mặc dù mới nổi lên trong thời đại smartphone nhưng thực chất công ty đã có 160 năm hoạt động. Corning được liệt kê vào danh sách Fortune 500 và họ không chỉ làm kính cho smartphone mà còn nhảy vào các lĩnh vực liên quan đến quang học, công nghệ màn hình, vật liệu đặc biệt, khoa học sự sống và công nghệ môi trường. Thế mạnh chủ lực của Corning đó là kính, sản phẩm sứ, thiết bị quang học, và sản phẩm làm cho hãng nổi tiếng nhất chính là Gorilla Glass.

Vì sao lại là Gorilla Glass?


Ở vai trò là một công ty chuyên sản xuất kính, Corning nhìn thấy được nhu cầu của thị trường điện tử tiêu dùng về một loại kính bền hơn, cứng hơn trong bối cảnh thiết bị cảm ứng đang bùng nổ. Tất nhiên, nó cũng phải đáp ứng các yêu cầu về mặt thiết kế sản phẩm từ nhà sản xuất. Nếu một sản phẩm có được những đặc điểm này thì nó sẽ giúp nhà sản xuất trở nên khác biệt trên thị trường và đem lại cho khách hàng trải nghiệm tốt hơn, song song đó vẫn có một màn hình sáng, đẹp và mỏng.

corning-gorilla-glass-4.jpg

Đó là lý do mà Gorilla Glass ra đời. Ngày nay, hầu hết những model điện thoại chủ lực trên thị trường đều dùng Gorilla Glass. Nhiều người dùng đi mua smartphone hay tablet thường xem sản phẩm của họ có được phủ kính Gorilla Glass hay không như một cách đảm bảo cho quyết định mua hàng của mình. Theo Corning, Gorilla Glass đã được thiết kế cho hơn 1800 model thiết bị với tổng doanh số bán ra là 4,5 tỉ chiếc tính từ lúc loại kính này ra đời. Có 40 OEM khác nhau tham gia sản xuất những thiết bị đó, với nhiều tên tuổi lớn như HTC, LG, Acer, HP, Asus, Dell, Samsung, Lenovo, Microsoft, Motorola...


Gần đây, Ford còn tuyên bố sẽ dùng kính Gorilla cho dòng xe Ford GT của mình để làm kính trước, kính sau và một vài bộ phận khác.

Kính Gorilla Glass được làm ra như thế nào?

Corning sử dụng một quy trình kết hợp đặc biệt để có thể tạo ra một lớp kính mỏng với độ bền cao, chất lượng quan học tốt và đồng đều. Theo lời giải thích của công ty:

"Quy trình bắt đầu bằng việc nguyên liệu thô sẽ được trộn chung với một hợp chất thủy tinh, sau đó nung chảy và làm lạnh. Thủy tinh nóng chảy sẽ được đổ vào một cái mang gọi là "isopipe". Việc này phải thực hiện liên tục cho đến thủy tinh chảy đều ra cả hai bên trái phải. Khi đó, chúng sẽ hội tụ lại ở đáy máng, tại đây chúng tạo ra một lớp kính phẳng liên tục với độ mỏng chỉ vài micron. Lớp kính này được bảo vệ rất nghiêm ngặt, người hay bất kì thứ gì cũng không được đụng tay vào vì có thể tạo ra lỗi với bề mặt kính."

Kế tiếp, Corning bắt đầu quy trình làm cứng bằng cách dùng một hệ thống trao đổi ion. Trước khi đi qua quy trình này, các miếng kính nhỏ sẽ được cắt ra từ một tấm lớn.

gorilla-glass-process.jpg

"Trao đổi ion là một cách làm cứng hóa học khi mà các ion lớn được nhét đầy vào bề mặt kính, tạo ra một trạng thái giống như đang nén lại. Gorilla Glass được thiết kế để tận dụng tối đa quy trình này. Kính sẽ được đặt trên một cái bồn chứa cát nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 400 độ C. Các ion natri nhỏ sẽ rời khỏi kính, còn ion kali với kích thước lớn hơn sẽ từ bồn cát lắp vào những chỗ trống đó. Những icon kali này cứ tiếp tục lấp đầy bề mặt kính, ngoài ra chúng còn được ép lại khi kính nguội đi nhằm tạo ra một lớp bảo vệ rất cứng. Công nghệ đặc biệt của Gorilla Glass cho phép ion kalo phân tán sâu vào trong bề mặt nên càng làm cho lớp này trở nên cứng hơn nữa."

Kĩ thuật này cũng giúp tạo ra một bề mặt kính mượt mà hơn, phẳng hơn và có độ trong suốt cao. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn hi sinh vẻ đẹp của hình ảnh để đổi lấy độ bền đúng không nào? Vậy nên Corning mới cố gắng làm tốt cả hai thứ.

Quảng cáo



Đo khả năng chống chịu như thế nào?

Corning có nhiều phòng thí nghiệm, trong đó có 2 cơ sở nghiên cứu ở Nhật và Đài Loan. Đây là nơi Corning nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm mới, cũng như thử nghiệm độ bền của kính. Theo Corning, khả năng chống chịu (damage resistance) là khả năng của một loại vật liệu vẫn còn giữ được sức bền khi có một tác động nào đó từ bên ngoài.

Trong phòng thí nghiệm của Corning, có 3 phương pháp test được thực hiện với mỗi loại kính mà họ sản xuất. Đầu tiên là bài test giả lập việc ăn mòn bằng cách phun các hạt silicon carbide vào bề mặt kính. Silicon carbide là chất mài mòn rất cứng và sắc, từ đó người ta có thể biết được kính sẽ bị hao mòn ra sao trong điều kiện sử dụng thực tế. Sau đó, kính sẽ được đưa vào một cái máy để tác động lực lên nó và người ta sẽ đo sức bền còn lại của nó. Cuối cùng là bài test dùng đồ nhọn cào lên để đo khả năng chống trầy.

Về lý thuyết, độ bền của kính rất cao, tuy nhiên trong quá trình sản xuất có thể có lỗi hay vấn đề gì đó nên sẽ làm giảm độ bền này.

corning-gorilla-glass-2.jpg

Sự tiến hóa

Quảng cáo



Corning thử nghiệm kính được làm cứng hóa học từ năm 1960 trong một dự án gọi là Project Muscle, tạm dịch là Dự án cơ bấp. Với tên thương mại là Chemcor, loại kính bảo vệ này được sử dụng trong thương mại và công nghiệp đến những năm 1990, nhất là trong vòng đua xe Dodge Dart và Plymouth Barracuda năm 1968 vì kính này nhẹ và xe đua thì cần giảm trọng lượng không cần thiết.

Năm 2005, Corning tiếp tục nghiên cứu xem liệu loại kính cứng này có thể được làm mỏng hơn để dùng cho các thiết bị điện tử tiêu dùng hay dùng. Corning sử dụng lại những kiến thức của mình và tạo ra một hợp chất thủy tinh mới gọi là Gorilla Glass. Tới năm 2007, sản phẩm được thương mại hóa khi chứng tỏ được đồ bền cao hơn cả nhựa.

Năm 2012, Gorilla Glass 2 ra mắt để tăng khả năng chống trầy hoặc giảm độ mỏng. So với thế hệ đầu, Gorilla Glass 2 có độ bền cao hơn 25%. Các nhà sản xuất cũng có thể chọn giữ nguyên độ bền nhưng giảm 20% độ dày của kính tùy nhu cầu.

Năm 2013, Corning Gorilla Glass 3 xuất hiện với tính năng Native Damage Resistance (NDR). Corning cho biết NDR giúp giảm thiểu 40% sự xuất hiện của những vết trầy có thể nhìn thấy, đồng thời tăng cường độ bền lên 50% ngay cả khi kính đã bị rạn nứt. Tổng quan, chúng ta sẽ có một lớp kính với khả năng chống xước gấp ba lần so với thế hệ trước.

Gorilla Glass 4

Theo số liệu từ Square Trade Inc, "điện thoại của bạn dễ rớt hơn 10 lần so với xác suất nó bị mất hay trộm". Thật vậy, làm rơi điện thoại không phải là một chuyện hiếm, điều này xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, ở mọi quốc gia trên thế giới. Chính vì thế, nhu cầu cải thiện màn hình cho bền hơn là thứ tất yếu, cũng là một điểm mà các công ty sản xuất smartphone muốn nhắm tới để tạo sự khác biệt cho sản phẩm cũng như cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

corning-gorilla-glass-3.jpg

Gorilla Glass 4 được tạo ra để giải quyết vấn đề này. Nó có mức độ chống trầy và độ bền cao nhất trong số các sản phẩm mà Corning từng làm cho thiết bị điện tử tiêu dùng, nó cũng có khả năng sống sót cao hơn khi bị thả rơi. Theo lời giới thiệu của Corning thì giải pháp này có mức độ chống vỡ cao hơn gấp đôi so với các đối thủ.

Kính của Gorilla Glass có thể có độ mỏng từ 0,4mm đến 2mm tùy nhu cầu của khách hàng. Ngay cả ở mức 0,4mm mà nó vẫn có độ bền cao hơn hơn nhiều vật liệu khác được dùng cho mục đích bảo vệ màn hình.

Nguồn: Windows Central
101 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ngoanrazo
TÍCH CỰC
8 năm
Cứng cỡ nào cũng phải dán cường lực
cuong642
TÍCH CỰC
8 năm
@NiveaCare Cường lực dịch nghĩ 2 từ đó đi, đại loại gia tăng chống chịu.
@cuong642 Trước giờ mình toàn để trần không à. Mua cái đt thì đòi máy phải đẹp, phải bóng bẩy chảnh chó mà lại mang thêm cái s*x toy thì mua máy nào chả đc :d
cuong642
TÍCH CỰC
8 năm
@NiveaCare Nhìn cái máy là bóng loáng chứng tỏ người đó rất cẩn thận, bạn chịu khó 1 tý nhưng đc cái máy đẹp như mới. Với lại máy đẹp đến đâu nhìn thời gian cũng bt thôi, phải dán này nọ vào cho nhin nó lạ, sau lột ra thấy máy nó đẹp lạ lắm. Kaka
@cuong642 Òh sự quyến rũ của chiếc điện thoại.
Chắc mình bị dị ứng với "dán", "cường lực", "ốp lưng/viền".
Mình chỉ thấy thích với mấy cái bao da của BB thôi. Mấy dòng classic với passport ấy 😆
xtmg1
CAO CẤP
8 năm
Kính khỉ đột...
B0AsSYECMAASZyE.jpg
kuongli
TÍCH CỰC
8 năm
Hóng apple trang bị sapphire crystal
duyoggy
ĐẠI BÀNG
8 năm
các bác cho e hỏi ngu với, iphone nó k dùng kính khỉ đột mà nó dùng cái ironX là của hãng nào vậy@@
Công ty này nổi tiếng từ đời nào rồi mà kêu bây giờ mới nổi tiếng.
hoan1a
ĐẠI BÀNG
8 năm
Cường lực bảo vệ thêm thôi.
99v9.9999
TÍCH CỰC
8 năm
ở VN, đến 99% dán bảo vệ màn hình
@99v9.9999 Ở đâu thì cũng thế thôi, ở Hàn Quốc 100% smartphone mua mới đều dán màn hình luôn 🆒
Đọc xong bài này tự nhiên muốn xé bay cái tấm dán màn hình ra. Thật là phí cái Gorilla glass quá đi 😁
@Tú art Tháo xong điệt thoại làm cái bẹp lên đường 😃
em thấy kính này cứng thật, rất ít trầy nhưng xướt lăm nhăm rất nhiều nếu dùng mà ko dán ạ. Nhiều khi điện thoại mấy bác lớn tuổi xài 2 năm trời ko trầy, mà mình xài 1 tháng, cố gắng giữ thật kỹ vẫn trầy ạ
@duc_binh_forever 2 năm ko trầy là chém gió chắc chắn. chắc là cái máy đó dùng ốp lưng dán màn hình tới 2 năm mới gỡ thì có.
@Hoàng Thái Tuấn Mình 2 năm không trầy nè, lúc mới mua đi Phú Quốc đưa thằng kia chụp, tự nhiên có vết xướt to tướng. Tới giờ không có thêm vết nào luôn.4 góc màn hình thì móp méo khiếp vì nó rơi hơn chục lần
tjenkute
ĐẠI BÀNG
8 năm
Mình chẳn bao giờ dán cường lực,hậu quả là chuẩn bị thay cái màn z3c 😁:D
Sony đa phần là có dán sẵn 1 miếng dán ngay lúc xuất xưởng. Hình như sony ko dùng con khỉ này
denhun
TÍCH CỰC
8 năm
Gặp cát và bụi thì xác cmn định nhé.

zhongjun
ĐẠI BÀNG
8 năm
@denhun Các thế hệ kính trước thì mình thấy có bị trầy do cát, còn thế hệt thứ 4 này thì mình xài tới giờ vẫn chưa thấy. Có thể do nó chống trầy tốt hơn ☺
@zhongjun Đang dùng S7e bị 4 vết nhỏ rồi 😔
cuong642
TÍCH CỰC
8 năm
@zhongjun nó chưa trầy thôi, hiện nay ngoài saphia thì chưa có cái nào chịu qua đc cát 😁
zhongjun
ĐẠI BÀNG
8 năm
@nguyenlinh712 Chà mình cũng xài s7e, vậy mình phải cẩn thận hơn rồi. Thanks bạn nha 😃
@cuong642 Chưa chắc đâu bạn, đồng hồ kính sapphia ngta còn khuyến cáo nên né xa cát ra 😃
Cứng với bền như vậy mà rơi điện thoại vẫn cứ nứt vỡ màn hình như thường, đút điện thoại vào túi rồi đãng trí đút chìa khoá vào túi đang để điện thoại vậy là cái màn hình xước tùm lum luôn.
saigon1975
ĐẠI BÀNG
8 năm
@TBM trước vẫn bị như bác là do miếng dán chống trầy loại dỏm có 60k, sau đó dán kính cường lựa H9 gì đó 125k giờ ko còn bị nữa, mình hay vẫn để chìa khoá xe chung với túi quần để điện thoại, được 5 tháng nay chả thấy bị trầy như trước, hôm đi siêu thị lẫn trí móc chìa khoá ra , chì và điện thoại cùng ra, cái điện thoại rơi xuống đất mà nó chả hề hấn gì............... hú hồn
phone của mình op lưng nhựa chống va đập 90k hàng nhập Trung Quốc,dán cường lực H9 hàng Xách dép Trung Quốc 125k.
@saigon1975 Ốp nhựa làm tăng ma sát khi cầm, giảm rơi nhưng đồng thời làm cho máy dày, thô, nóng và mất đi vẻ đẹp, dán kính cường lực chỉ chống được vỡ khi màn hình rơi úp song song với mặt đất, nếu rơi thẳng góc cạnh xuống thì vẫn nứt vỡ như thường, dù sao có dùng ốp và dán kính cường lực thì hệ số an toàn vẫn cao hơn là để trần.
Mình đang dùng ip6s và Lg v10, cả 2 đều ko dán màn hình và đều xước tốt dù mình dùng khá kỹ 😔
Xài note 3 ngày trầy mặt kiếng , ip5 1 ngày đã trầy ! Vải apple xài kiếng dỏm
@gadeptrai@genk Không biết bạn xào ntn mà mới 1 ngày trầy dc nhỉ. Mình xài ipad, ko dán kính, ko case, ko gì hết, tính mình lại là thằng ko kỹ tính. Xài hơn 1 năm mà màn hình ko trầy vết nào. Ngoài ipad ra, mình xài thêm HTC One, Lumia 925, iphone 6. Tất cả đều xài trên 1 năm và ko dùng bất cứ miếng dán gì. Màn hình vẫn tốt và ko hề bị hư hại gì (kể cả vết trầy xước cũng ko). Riêng 925 thì trầy vài đường ko đáng kể vì do nó bị cà mặt trên đường khi rớt trên xe
Klq nhưng Apple nó dùng kính gì cho iPhone vậy nhỉ?
pplkn2000
ĐẠI BÀNG
8 năm
Tác giả như bỏ quên lịch sử của Corning rồi. Corning là 1 phần của công ty hoá chất Dow-Corning

Đây là công ty sản xuất ra chất độc màu da cam mà Việt Nam từng kiện ra toà đó
@pplkn2000 Kể ra cũng lạ, đứa rải chất da cam là chính phủ Mỹ, vậy mà các bác nhà ta đi kiện thằng sản xuất chất da cam. Nghe cứ như kiểu anh bán dao làm bếp, nhưng có thằng nó mua về đi chém người, thế là anh bị kiện vì tội bán dao. Nghe vô lý không 😃

Ngoài lề: VN thua kiện vụ da cam vì mấu chốt là không hề đưa ra đc bằng chứng khoa học về sự liên quan giữa sự kiện Mỹ rải chất da cam với việc trẻ em tật nguyền (không loại bỏ khả năng trẻ tật nguyền là do tác nhân nào đó từ chính phía ta), và nhân chứng thì còn khai láo 😃
@o0o_akechi_o0o bằng chứng thì có nhưng nhân chứng thì khi ra đứng trước tòa nói không đúng nên tòa nó xử thua, ai đời một cán bộ cấp bộ mà trả lời chất vấn của tòa là "bà ấy tận mắt nhìn thấy máy bay mỹ rải chất độc vàng khè cả một vùng" , ngày trước ngay cả truyền thông hay mọi người ở nước ta hay gọi là chất độc màu da cam nên nhiều người hiểu nhầm, chứ chất da cam nó có màu trắng, sau vụ này mới đổi lại cách gọi là chất độc da cam.
@pplkn2000 Rồi kq ra sao? Nên kiện mấy thằng khựa kìa
Em không sợ kính như
Chỉ sợ máy hư trước rồi mới tới kính

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019