Sức mua trên thị trường di động xuống thấp kỉ lục trong vài năm trở lại đây. Ngoại trừ một vài model giá rẻ, còn lại các dòng cao cấp đang bán ngày càng chậm.
Smartphone bán chậm, trong khi điện thoại giá rẻ còn bán khá.
Sau Tết, thị trường điện thoại di động trong nước bắt đầu hạ nhiệt. Kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng đến doanh số của tất cả các dòng điện thoại di động từ giá rẻ cho đến smartphone cao cấp.
Trên các kệ hàng, chỉ có những mẫu di động giá rẻ còn trụ lại. Bán được nhất là các model dưới 500.000 đồng như Nokia 2012, Gionee B168 và TCL 217D. Ở mức cao hơn, Nokia vẫn có lợi thế mạnh với loạt hai sim như 101, X1-01. Trong khi đó, các sẩm như 200, X2-01, C2... bán tốt ở mức dưới 2 triệu.
Nokia đang có sự gia tăng mạnh các model hai sim hai sóng, cạnh tranh trực tiếp với thương hiệu Việt. Hàng loạt các hãng nhỏ đã không còn máy bán trên thị trường, nhiều thương hiệu Việt biến mất trong quý I và II năm nay. Từ nay tới cuối năm, nhiều chủ hàng cho biết sẽ có thêm các thương hiệu Việt khác biến mất.
Ở nhóm smartphone, chỉ duy nhất các bản dưới 5 triệu đồng bán bán tốt. Galaxy Y là một trong những "ngôi sao". Điện thoại nhóm cao bán khá chỉ có One X hay Lumia mới ra mắt với các gói khuyến mại "khủng". Khi các model hết khuyến mại, máy có thể lại rơi vào tình trạng đìu hiu.
Một trong những mẫu di động hai sim còn bán được của Nokia.
Cuối tháng 4, đầu tháng 5, hàng loạt các chủ di động cho biết, sức mua xuống thấp nhất trong vài năm trở lại đây. Nhiều hệ thống siêu thị đã phải thu gọn các cửa hàng, chỉ để lại ở một địa chỉ trọng điểm. Trong khi đó, các điểm bán cũng hạn chế nhập hàng nhiều nhằm tránh tồn kho.
Sức mua giảm mạnh, nhiều nhà bán lẻ cho biết, trong tháng 5 các chương trình khuyến mãi có thể sẽ tăng sức mua hơn. Một loạt các hệ thống siêu thị lớn như Thế Giới Di Động, Viễn Thông A dự kiến sẽ tung ra các gói kích cầu trong tháng này. Bên cạnh đó, nhiều kênh bán lẻ cũng đang quảng bá mạnh cho chương trình mua hàng online với giá tốt hơn tới 300.000 so đến trực tiếp tại siêu thị.
Ông Ngô Trạch, quản lí một siêu thị trên đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP HCM cho rằng, dù kích cầu, nhưng sức mua sẽ không tăng lại nhiều. Ông Trạc cho rằng, đây là năm khó của giới kinh doanh di động, sức mua giảm, cạnh tranh khốc liệt sẽ đẩy những nơi bán yếu ra đi. "Trong những tháng tới, thị trường khó có nhiều khởi sắc, ngay cả khi kì smartphone cao cấp về trong đợt hè".
Anh Trần Trung Tuyển, chủ cửa hàng Bạch Long Mobile cho biết tình hình kinh doanh điện thoại di động đang chậm lại. Kinh tế khó khăn nhiều người không muốn bỏ một số tiền lớn ra để mua điện thoại cao cấp. Ngoài ra, một phần là do người dùng đang đợi các dòng sản phẩm mới sẽ ra mắt trong thời gian tới như Samsung Galaxy S III hay iPhone mới vào cuối năm.
Anh Trần Quốc Trung đại diện cửa hàng Mai Nguyên cũng có cùng quan điểm trên. "Hàng nhập về đang còn nhiều, do đó nhà sản xuất và các cửa hàng sẽ xem xét để giảm giá bán và tung ra các khuyến mãi lớn nhằm kích cầu thị trường".
Smartphone bán chậm, trong khi điện thoại giá rẻ còn bán khá.
Sau Tết, thị trường điện thoại di động trong nước bắt đầu hạ nhiệt. Kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng đến doanh số của tất cả các dòng điện thoại di động từ giá rẻ cho đến smartphone cao cấp.
Trên các kệ hàng, chỉ có những mẫu di động giá rẻ còn trụ lại. Bán được nhất là các model dưới 500.000 đồng như Nokia 2012, Gionee B168 và TCL 217D. Ở mức cao hơn, Nokia vẫn có lợi thế mạnh với loạt hai sim như 101, X1-01. Trong khi đó, các sẩm như 200, X2-01, C2... bán tốt ở mức dưới 2 triệu.
Nokia đang có sự gia tăng mạnh các model hai sim hai sóng, cạnh tranh trực tiếp với thương hiệu Việt. Hàng loạt các hãng nhỏ đã không còn máy bán trên thị trường, nhiều thương hiệu Việt biến mất trong quý I và II năm nay. Từ nay tới cuối năm, nhiều chủ hàng cho biết sẽ có thêm các thương hiệu Việt khác biến mất.
Ở nhóm smartphone, chỉ duy nhất các bản dưới 5 triệu đồng bán bán tốt. Galaxy Y là một trong những "ngôi sao". Điện thoại nhóm cao bán khá chỉ có One X hay Lumia mới ra mắt với các gói khuyến mại "khủng". Khi các model hết khuyến mại, máy có thể lại rơi vào tình trạng đìu hiu.
Một trong những mẫu di động hai sim còn bán được của Nokia.
Cuối tháng 4, đầu tháng 5, hàng loạt các chủ di động cho biết, sức mua xuống thấp nhất trong vài năm trở lại đây. Nhiều hệ thống siêu thị đã phải thu gọn các cửa hàng, chỉ để lại ở một địa chỉ trọng điểm. Trong khi đó, các điểm bán cũng hạn chế nhập hàng nhiều nhằm tránh tồn kho.
Sức mua giảm mạnh, nhiều nhà bán lẻ cho biết, trong tháng 5 các chương trình khuyến mãi có thể sẽ tăng sức mua hơn. Một loạt các hệ thống siêu thị lớn như Thế Giới Di Động, Viễn Thông A dự kiến sẽ tung ra các gói kích cầu trong tháng này. Bên cạnh đó, nhiều kênh bán lẻ cũng đang quảng bá mạnh cho chương trình mua hàng online với giá tốt hơn tới 300.000 so đến trực tiếp tại siêu thị.
Ông Ngô Trạch, quản lí một siêu thị trên đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP HCM cho rằng, dù kích cầu, nhưng sức mua sẽ không tăng lại nhiều. Ông Trạc cho rằng, đây là năm khó của giới kinh doanh di động, sức mua giảm, cạnh tranh khốc liệt sẽ đẩy những nơi bán yếu ra đi. "Trong những tháng tới, thị trường khó có nhiều khởi sắc, ngay cả khi kì smartphone cao cấp về trong đợt hè".
Anh Trần Trung Tuyển, chủ cửa hàng Bạch Long Mobile cho biết tình hình kinh doanh điện thoại di động đang chậm lại. Kinh tế khó khăn nhiều người không muốn bỏ một số tiền lớn ra để mua điện thoại cao cấp. Ngoài ra, một phần là do người dùng đang đợi các dòng sản phẩm mới sẽ ra mắt trong thời gian tới như Samsung Galaxy S III hay iPhone mới vào cuối năm.
Anh Trần Quốc Trung đại diện cửa hàng Mai Nguyên cũng có cùng quan điểm trên. "Hàng nhập về đang còn nhiều, do đó nhà sản xuất và các cửa hàng sẽ xem xét để giảm giá bán và tung ra các khuyến mãi lớn nhằm kích cầu thị trường".