"Thiết kế" được vi khuẩn biến chai nhựa thành hương liệu vani nhân tạo

P.W
21/6/2021 13:42Phản hồi: 21
"Thiết kế" được vi khuẩn biến chai nhựa thành hương liệu vani nhân tạo
Các nhà khoa học tại đại học Edinburgh, Scotland vừa thiết kế ra được một chủng vi khuẩn E.coli có khả năng “ăn” nhựa và biến chuỗi liên kết hữu cơ của nhựa trở thành vanillin, hợp chất chủ yếu trong hương liệu vani vô cùng quen thuộc với anh em hàng ngày. Nhóm nghiên cứu tập trung vào giải pháp biến đổi nhựa PET (polyethylene terephthalate), loại nhựa vô cùng phổ biến, dùng trong ngành công nghiệp sản xuất chai lọ đựng sản phẩm tiêu dùng, thứ đóng vai trò tạo ra 50 triệu tấn rác thải nhựa trên toàn thế giới mỗi năm.

Mời xem thêm: Razer x ClearBot: Đây không phải món gaming gear RGB, mà là robot để dọn rác ngoài biển khơi

Trước đây đã có vài giải pháp biến chai PET thành gạch để xây dựng, giải quyết vấn đề rác thải, nhưng những giải pháp như vậy là chưa đủ. Các nhà khoa học từ trước tới nay luôn cố gắng tìm ra những giải pháp nhờ vi khuẩn, sử dụng enzyme tiêu hóa của chúng tạo ra để xử lý nhanh những loại nhựa mà nếu để nguyên tự phá vỡ chuỗi liên kết thì sẽ mất hàng nghìn, hàng chục nghìn năm.

Một trong số đó là ví dụ các nhà khoa học Nhật Bản tìm thấy một loại vi khuẩn ăn rác thải nhựa ở các bãi phế thải. Một giải pháp khác là dùng film sinh học từ vi khuẩn để giam hãm những hạt nhựa li ti có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người cùng nhiều loài động vật. Gần đây chúng ta thấy vài giải pháp dùng vi khuẩn để xử lý nhựa chỉ trong vài ngày, thậm chí vi khuẩn còn không giữ lại hạt nhựa nào trong cơ thể chúng.

Đối với giải pháp của các nhà nghiên cứu tại đại học Edinburgh, họ tạo ra một kỹ thuật để khuẩn E.coli tạo ra được enzyme xử lý terephthalic acid (C6H4(CO2H)2), một sản phẩm tạo ra từ rác thải nhựa PET, và biến chúng thành vanillin (C8H8O3), hợp chất giống hệt như hương liệu vani nhân tạo dùng trong thực phẩm. Hiện giờ hầu hết vani anh em ăn hàng ngày đều là được tổng hợp nhân tạo, vì con người chỉ tạo ra được khoảng 15% nhu cầu tiêu thụ thế giới, từ quả của cây Vanilla hoặc Leptotes bicolor ở vùng Nam Mỹ. Còn lại, hầu hết vani đều phải tổng hợp hóa học, hoặc tạo ra từ quá trình ủ men những sản phẩm nông và lâm nghiệp.

Ví dụ giải pháp tổng hợp hóa học biến guaiacol từ dầu thực vật hoặc thậm chí là dầu thô, cho phản ứng với glyoxylic acid qua 4 bước để trở thành vanillin, giải pháp do Rhodia S.A. của Pháp sáng tạo vào những năm 1970. Một giải pháp khác bớt hóa học mà có phần sinh học hơn là dùng vi khuẩn Amycolatopsis bacteria và ferulic acid để tạo ra vanillin tự nhiên.

Ở những thử nghiệm hiện tại, các nhà khoa học đã có thể biến terephthalic acid trở thành vanillin nguyên chất 79%. Vanillin không chỉ dùng cho ngành công nghiệp thực phẩm, mà còn được ứng dụng trong việc sản xuất chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm… Điều này nghĩa là việc biến một trong những thứ rác thải khó xử lý nhất hành tinh trở thành loại hóa chất đầy giá trị chắc chắn sẽ khiến các nhà khoa học thúc đẩy tiến nhanh quá trình nghiên cứu để sớm tìm ra giải pháp thương mại hóa, biến nhựa PET thành vanillin ở quy mô công nghiệp.

Câu hỏi đặt ra ở đây là, nếu trong tương lai có thực phẩm thêm hương liệu vani trích xuất từ rác thải nhựa, thì anh em có sử dụng không?

Theo New Atlas
21 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hay
@Lê Phú Khương Con này sẽ gây ra thảm kịch dịch bệnh VANI 22 cho mà xem. Hơn nửa dân số chết vì nó do nó kháng lại hết tất cả các loại kháng sinh.
Có bài nội dung tương tự rồi mà.
Tốt quá, sớm giải quyết đc vấn nạn ko xử lý được nhựa 🤧
hot shot
TÍCH CỰC
3 năm
Sau này thịt kho, canh chua, cá chiên đều có mùi vani vì nó nhiều & rẻ.
Cười vô mặt
@hot shot Lúc đó con người chắc ăn cá thịt nhân tạo hết cả rồi.
adbio
ĐẠI BÀNG
3 năm
Sắp tới vấn đề rác thải nhựa sẽ giải quyết tốt hơn.còn dùng hay không vani thì tính sau!
mrqd
TÍCH CỰC
3 năm
Nó giống như kiểu đựng phở trong cái bô, có ai ăn?
@mrqd 1 cái là suy nghĩ trong đầu ko nhìn thấy, 1 cái cảm quan bằng mắt thấy luôn nó khác nhau đấy ạ. Ví dụ đi ăn hàng quán biết trong đầu là ko vệ sinh bằng nhà nấu nhưng vẫn ăn vô tư, nhưng khi đi qua khu nhà bếp, khu sơ chế của nó xong ra đảm bảo ăn ko còn ngon nữa.
@mrqd Mắt không thấy thì tim không đau 😆
huyhoangjo
TÍCH CỰC
3 năm
@zombie01 haha mắt không thấy thì miệng vẫn ăn
Ngon lành giải pháp để xử lý rác thải
llyllr
TÍCH CỰC
3 năm
Nhựa thơm ngon
BrioPc
TÍCH CỰC
3 năm
Ngày mà nhựa không còn là nỗi lo về môi trường mà trở thành “vàng” không còn xa…
vậy suy ra mình ăn nhựa à
ghost85
CAO CẤP
3 năm
Một hợp chất đã biến đổi thì nó từ đâu không quan trọng, cái cần quan tâm là khi công nghệ đó trở nên phổ biến nó có bị biến tướng để cho ra sản phẩm kém an toàn không mà thôi (dám lắm khi công nghệ đó đến tay anh VN và anh TQ)
Ác Tăng
ĐẠI BÀNG
3 năm
Nói thì dễ, thực tế thì không thể, qua đâu cũng ngập ngụa rác thải nhựa.
nếu nuôi được con này thì bài toán về lượng nhựa rác thải sẽ có lời giải
Hay quá

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019