ThinkPad T480 Vs T430: 5 Năm Có Gì Khác?

quangteomedia
29/3/2021 10:48Phản hồi: 78
ThinkPad T480 Vs T430: 5 Năm Có Gì Khác?
Chiếc ThinkPad đầu tiên và thứ 3 này của mình đều thuộc dòng T của ThinkPad. T430 đời 2013 mua năm 2015 (hơn 10 triệu), T480 đời 2018 mua năm 2020 (hơn 22 triệu). Ngay sau khi chốt mua T480, mình đã nảy ngay ra ý định làm một bài so sánh để xem sau 5 năm, có những gì thay đổi trên dòng ThinkPad lâu đời nhất này (tính từ thời IBM và giờ là Lenovo). Và mình cũng chỉ so sánh bên ngoài & trải nghiệm là chính, còn cấu hình hay các thứ bên trong thì vô cùng lắm.

Tổng Quan Bên Ngoài


T430 mang một kiểu thiết kế hộp hộp, vuông vuông, cục mịch. Thiết kế ban đầu của ThinkPad được lấy cảm hứng từ hộp cơm Bento Box của Nhật Bản, đến đời T430 tuy đã hiện đại hơn nhiều nhưng vẫn giữ được chất "hộp cơm".

DSCF6422-1.jpg
Bento box mở ra

DSCF6423-1.jpg

Bento box góc nghiêng thần thánh

DSCF6424-1.jpg
Bento box 2013 thật là dày dặn

5 năm sau, qua nhiều cải lùi và cải tiến, Lenovo có được T480 mỏng hơn, nhẹ hơn, sexy hơn, tối giản hơn, theo xu thế hơn, có phần "phổ thông" hơn, nhưng nhìn vào vẫn không thể lẫn được ThinkPad với một dòng máy nào khác.

DSCF6417-1.jpg
5 năm giảm cân thành công!

DSCF6418.jpg
Góc nghiêng giờ đã "chếch chy" hơn nhiều

DSCF6419.jpg
Nhìn từ góc này thì tương đối phổ thông, nhiều laptop trên thị trường kể cả dòng giá rẻ đều có kiểu thiết kế na ná này

Quảng cáo


DSCF6421_180.jpg
Cuộc thi nằm ngửa xem ai gần đất hơn

T480 đã mỏng hơn nhiều, một phần là do hãng đã loại bỏ đi những cổng kết nối và phụ kiện không cần thiết, điển hình như ổ đĩa quang đã không còn, thiết kế lại bản lề, cơ cấu đóng nắp máy, và dĩ nhiên là sự phát triển khoa học kỹ thuật của loài người. Cả thân máy T480 khi đã đóng nắp còn chưa dày bằng thân dưới của T430!

DSCF6426.jpg
Cô gái 1m52 và chàng cao to đen hôi

Cổng Kết Nối


Như đã nói ở trên, trên T480 đã tinh gọn cổng kết nối đi nhiều, nhưng vẫn có đủ các cổng cần thiết mà một chiếc máy "doanh nhân thành đạt" cần có.
Bên cạnh trái của T430 bao gồm khe tản nhiệt lớn, 1 cổng VGA, 1 jack 3.5 combo, 1 cổng Mini Displayport và 2 cổng USB 3.0.
T480 có khe tản nhiệt thấp nhưng dài hơn, 1 cổng sạc USB TypeC và cổng Thunderbolt 3 (cả 2 đều hỗ trợ sạc). Nằm sát bên cạnh cổng Thunderbolt 3 theo mình biết là một cổng để dùng với dock gắn ngoài, cổng này cùng với Thunderbolt 3 đã thay thế cho cổng gắn dock dưới đáy máy, nhỏ gọn và di động hơn.

Quảng cáo



DSCF6432-copy.jpg

Ở cạnh phải, T430 có một ổ đĩa quang chiếm diện tích rất lớn, bên cạnh đó là 1 khe đọc Smart Card, 1 khe đọc thẻ SD, 1 nút gạt bật tắt Wireless (bao gồm Wifi và Bluetooth) và 1 cổng USB 2.0.
Với T480 chúng ta có 1 combo headphone + mic, 2 cổng USB 3.0 trong đó 1 cổng hỗ trợ sạc cho thiết bị di động khi máy đã tắt, sạc bằng cổng này cũng nhanh hơn cổng bình thường. Tiếp theo là 1 cổng HDMI fullsize, 1 cổng mạng RJ45 và 1 khe đọc thẻ SD.

DSCF6433-copy.jpg

Cạnh sau máy, ở T480 không có một cổng kết nối nào do thiết kế bản lề khác, khi mở màn hình lên sẽ che đi toàn bộ cạnh sau. Với T430 chúng ta có 1 cổng USB 2.0 với tính năng sạc cho thiết bị di động, 1 cổng mạng RJ45, 1 cổng nguồn và thêm 1 khe tản nhiệt nữa.

DSCF6434-copy.jpg

Về cách bố trí các cổng thì cả 2 máy đều có điểm mình thích và không thích. Ví dụ ở T430 bên cạnh phải, cổng USB được đặt sát lên mép máy, giúp cắm chuột bên ngoài rất tiện, đỡ vướng, ở T480 thì nó lại nằm lưng chừng ở giữa, khá khó chịu. Cổng sạc hay cổng mạng cũng thế, mình thích nó nằm ở cạnh sau hơn, vì những cổng đó nếu dùng sẽ cắm thời gian dài, đưa ra cạnh sau sẽ đỡ vướng và đỡ gây phân tâm hơn, nhưng biết làm sao được khi thiết kế bản lề mới có hạn chế của nó. Có một đợt mình đi làm bằng chiếc T430 này, thú thật là cổng Mini Displayport chưa bao giờ được dùng, các thiết bị ở công ty đều là HDMI hết, nay T480 đã có HDMI fullsize thì sẽ tiện hơn rất nhiều!

Nắp Máy


Nắp máy của T430 nổi bật với 2 bản lề màu kim loại sáng, logo Lenovo kiểu cũ cũng kim loại sáng, và tất nhiên logo ThinkPad cũng vậy. Chất liệu phủ nắp của T430 theo mình biết là một lớp nhung, bề mặt mềm mịn, sờ sờ vuốt vuốt khá thích, nhưng bị một cái đó là dễ để lại dấu vân tay và bị xước dăm. Theo thời gian nó đã bớt phần nào đi độ nhám mờ, hơi hơi bị bóng lên nhưng không đáng kể.

DSCF6436.jpg

Với T480, đúng theo phong cách thiết kế ngày càng tối giản, mặt lưng chỉ có duy nhất logo ThinkPad đập vào mắt ngay lần đầu nhìn vào. Logo Lenovo mới đã lặng lẽ nằm ở góc đối diện với kiểu in chìm. Các góc của nắp cũng được bo tròn hơn. Tính ra thì càng nhìn mình càng thích cái nắp máy này, đơn giản, lịch sự, nhấn vào một điểm duy nhất là logo ThinkPad. Chất liệu phủ nắp máy theo mình biết là một lớp cao cu mỏng, có vẻ là cao su gì xịn xò lắm, nhìn đã thấy chắc chắn, tin cậy hơn đời cũ. Thực tế thì lớp phủ này khó bám vân tay hơn, dễ lau chùi hơn, còn độ bền thì chưa biết. Độ bền ở đây mình nói là lớp phủ thôi. Còn bản thân vỏ nắp máy đều được chế tạo từ vật liệu cao cấp, không hợp kim magnesium thì cũng Polyphenylene Sulfide (PPS), với mật độ, khả năng chịu nhiệt và chịu lực vặn xoắn, va đập.

DSCF6439.jpg

DSCF6437_logo.jpg
Logo hãng thiết kế cũ và mới với 2 kiểu trình bày, hoàn thiện khác nhau

DSCF6438_think.jpg
Chữ ThinkPad trên T480 đã lộn ngược lại và có thêm đèn báo ở chấm đỏ đầu chữ i

Đáy Máy


Đúng là máy đời cũ, bất kể hãng nào thì cũng luôn cố nhét nhiều thứ nhất có thể. Ví dụ như T430 có ổ đĩa quang có thể tháo rời, ta có thể thay thế bằng một khay chứa ổ đĩa 2.5in để mở rộng lưu trữ. Ngoài ra nó có thể thay ngay ổ đĩa chính của máy mà không cần thao tác nhiều (màu xanh lá). Lenovo cũng bố trí luôn một ngăn nho nhỏ mà chỉ cần mở nắp ra là thay thế được RAM, rất tiện. Các bàn phím của ThinkPad trước nay đều có khả năng chống tràn, bất kể đổ bao nhiêu nước vào thì cũng sẽ chảy theo hệ thống rãnh bên dưới bàn phím, và thoát ra ở đáy máy.

DSCF6442-copy.jpg

Đối với T480, Lenovo đã lược bỏ đi rất nhiều thứ, chỉ còn lại khay pin cùng chốt mở, khe thoát nước bàn phím và loa đã được dời từ mặt trên xuống đáy. Ngoài ra còn rất nhiều khe hút gió được bố trí ở các vị trí trọng yếu. Muốn nâng cấp RAM hay ổ cứng ta bắt buộc phải tháo nắp đáy máy ra. Cũng không vấn đề gì lắm bởi nâng cấp là chuyện rất lâu mới phải làm một lần (nếu cần thiết). Còn muốn vệ sinh máy thì đằng nào mà chả phải mở hết ra.

DSCF6443-copy.jpg

Sơ qua một chút về pin. Trên T430 quả pin rất to, một phần do máy của mình dùng loại 9 cell, to hơn loại 6 cell tiêu chuẩn. Vậy cell là gì? Ngày xưa thì hầu hết cục pin laptop được ghép lại từ những viên pin hình trụ (nhìn giống pin điều khiển từ xa nhưng to hơn và có thể sạc được). Loại pin này rất nặng và chiếm nhiều không gian, nhiều máy có thiết kế khá sexy nhưng lại phải mang cục pin to bự mất hết cả thẩm mỹ.

DSCF6444.jpg

Đến đời T480, đã không còn pin dạng cell nữa, mà là pin dạng tấm, giống như pin của các smartphone ngày nay, mỏng hơn, nhẹ hơn và linh hoạt về hình dáng để phù hợp với máy hơn. Chỉ vậy thôi nhưng khi nhìn vào pin và khoang pin của T480, mình phải WOW một cái về độ mỏng của nó. Đúng là loài người bây giờ tiến bộ thật.

DSCF6445.jpg

Bản Lề


Thực sự thì đây là yếu tố khiến mình đắn đo nhiều nhất xem có mua em T480 này hay không. Tại sao? Vì mình rất mê kiểu thiết kế bản lề cũ! Nó to, cứng cáp, lồi lên một cách kiêu hãnh và rất có chất "pờ rồ", khác biệt với đại đa số các loại bản lề trên laptop. Ban đầu mình tính mua ThinkPad P50 hoặc P51 vì đời máy khá mới nhưng Lenovo vẫn giữ lại kiểu bản lề cũ, và cũng vì cực ghét kiểu bản lề mới. Đúng ra thì nó không có tội gì, chỉ tội là nó phổ thông quá, nó ẩn quá, không khoe được cái cứng cáp, vuông vắn của bản lề cũ như những đàn anh.

DSCF6447_banle.jpg

Nhưng sau đó lý do lớn nhất khiến mình đổi ý là do P50/P51 là dòng máy Workstation, cấu hình rất mạnh và chỉ phù hợp với dân thiết kế CAD, 3D các thứ nên mình cũng nguôi dần và làm quen với cái bản lề bé bé tròn tròn ẩn dưới thân máy này. Mặc dù trông bé như vậy, nhưng bản lề của T480 rất chắc chắn, khi mở máy ra rất đầm tay, với độ chắc của bản lề cộng với thân máy mỏng nhẹ thì không thể mở máy ra bằng một tay được. Trái lại, bản lề của T430 dù nhìn to nạc hơn, nhưng lại có phần nhẹ hơn một chút, và có một độ rơ nhất định. Khi mở máy đến một vị trí bất kỳ và lấy tay lắc lắc màn hình sẽ thấy màn hình đung đưa qua lại do độ rơ của bản lề. Phải nói là dù thích thiết kế bản lề cũ nhưng điểm này mình không hài lòng chút nào, chỉ cần xê dịch máy đi là màn hình lại đung đưa khá khó chịu. Điều này thì không tồn tại trên T480 nữa.

Ngoài ra logo Lenovo giữa hai đời máy cũng được bố trí và trình bày khác. Dường như về thiết kế, càng ngày Lenovo càng muốn ẩn đi những chi tiết ít quan trọng, tránh làm phân tâm, chỉ để nổi lên những thứ mà người dùng cần, và đã tin cậy trong suốt bao nhiêu năm qua.

DSCF6449_banle180.jpg

Ví dụ như khi đang ngồi trong phòng gõ bài này bằng T480, mình hầu như rất khó nhìn thấy logo Lenovo chỗ bản lề, còn chữ T480 thì chỉ mờ mờ. Trong tầm mắt mình chỉ có bàn phím, cụm TrackPoint và logo ThinkPad ở phần kê tay phải (tất nhiên là cả màn hình nữa 😁).

Cơ Chế Đóng Nắp Máy


Có thể các bạn đã khá buồn ngủ khi đọc đến chỗ này, văn mình không được tốt, không biết viết hay, lại còn viết cái cơ chế đóng nắp là cái khỉ gì? Cơ mà mình cũng tự nhận là một fan nho nhỏ của ThinkPad, trước khi mua chiếc ThinkPad mới mình đã để ý rất nhiều chi tiết nhỏ, để xem mình có thích chi tiết đó hay không, mình có chấp nhận được nó không, nó có gì hay ho không?
Cơ chế đóng mở nắp máy chỉ là một chi tiết nhỏ, nhưng giống cái bản lề mình đã nói ở trên, đây cũng là thành phần mình rất yêu thích trên T430. Để nắp máy đóng chặt vào thân máy, T430 có 2 cặp chốt giữ, khi đóng máy các chốt đó khớp với nhau, không thể mở được nắp ra bằng lực tay thông thường.

DSCF6454_ngam.jpg

Để mở nắp, ở thân máy có một khóa gạt, gạt sang một cái là màn hình bung ra một khoảng nhỏ để ta nhấc lên. Ở T480 nó đã được thay thế bằng cơ chế hít nam châm phổ thông hơn, khi nắp máy gần chạm tới thân, nam châm sẽ hít hai phần dính lại với nhau, tuy không được chắc chắn như khóa ngàm nhưng đổi lại thì máy sẽ mỏng nhẹ hơn. Tuy vậy, phần cạnh máy chỗ kê tay, Lenovo vẫn làm nó vát cong nhè nhẹ, khi để tay gõ phím thì không có cảm giác cấn ở cổ tay như thiết kế vuông vức ở nhiều dòng máy khác.

DSCF6456.jpg

Cụm Camera


Ở cạnh trên màn hình, cụm camera + microphone về cơ bản vẫn giống nhau với camera nằm giữa và 2 microphone nằm đều 2 bên. Ở T430, phía trên camera còn một chiếc đèn rất đặc biệt, đó là ThinkLight, bạn nào fan ThinkPad hẳn đều biết chiếc đèn này, nó là một chiếc đèn LED nhỏ chiếu sáng bàn phím. T430 là đời cuối cùng Lenovo còn giữ di sản này từ IBM, từ T440 đã chuyển sang đèn nền bàn phím hiện đại hơn.
Camera trên T480 có một thành phần mới gọi là ThinkShutter, nó là cơ chế tắt/mở camera bằng cơ học, nếu không dùng đến camera, chỉ việc gạt nó sang phải để tắt hẳn camera, biểu thị bằng một chấm màu đỏ nhỏ (không phải đèn), lúc này thì không một ứng dụng nào có thể truy cập camera vì nó đã được ngắt điện hoàn toàn.

DSCF6457_cam.jpg

Đây chính là ThinkLight, chiếc đèn gây thương nhớ trên các đời ThinkPad cũ. Tuy nó không thể so được với đèn nền bàn phím về độ hiệu quả, nhưng trước khi có đèn nền thì giải pháp này của ThinkPad là rất hay, dù sao bàn phím được chiếu sáng sẽ dễ dàng thao tác hơn nhiều so với việc tận dụng ánh sáng từ màn hình.

DSCF6459.jpg

Màn Hình


Qua 5 đời máy thì viền màn hình cũng không mỏng đi nhiều. Muốn mỏng thì chỉ có dòng X của ThinkPad, còn lại Lenovo có lẽ vẫn muốn một sự bền bỉ nhất định cho thành phần dễ tổn thương nhất này.

DSCF6460_benzel.jpg

Thậm chí cạnh dưới màn hình trông có vẻ dày hơn đời cũ, nhìn khoảng trống mà nó tạo ra cho cả màn hình thì đúng là... trống thật. Nếu Lenovo có thể đổi tỉ lệ màn hình sang 16:10 thay vì 16:9 thì sẽ bớt diện tích trống đi mà lại còn có thêm diện tích hiển thị cho màn hình.

DSCF6462_benzel2.jpg

Về chất lượng hiển thị thì mình cũng không bàn nhiều vì... mình không nhiều kiến thức ở mảng này. Chỉ thấy là màn hình T480 rõ ràng là màu sắc tốt hơn T430, không còn bị ám xanh lè nữa. Độ phân giải Full HD (1920x1080) so với 1600x900 trên màn hình 14in công nhận là mịn hơn, nét hơn. Cộng với T480 sử dụng tấm nền IPS nên góc nhìn rộng hơn, nhìn các góc khác nhau màu sắc không bị biến đổi "ghê tởm" như màn hình cũ trên T430.

DSCF6466_angle.jpg

Màn hình của cả hai máy đều là loại chống chói. Nhưng trên T480 mình thấy chống chói tốt hơn T430 khá nhiều. Như các bạn có thể thấy trong hình, màn hình T430 vẫn còn thấy tương đối rõ 2 bóng đèn trên trần, và độ sáng của đèn ảnh hưởng lên màn hình là có. Còn trên T480 tản sáng tốt hơn nên chỉ thấy quầng sáng lờ mờ của bóng đèn, còn nội dung hiển thị không bị ảnh hưởng gì nhiều.

DSCF6470_mate.jpg

Loa


Sự bố trí cụm loa cũng đã thay đổi trên 2 đời máy. Ở T430 2 dải loa được đặt sát 2 bên bàn phím, tận dụng tối đa khoảng trống. Tuy nhiên vị trí này rất dễ bám bụi và do lưới chắn có nhiều lỗ nhỏ nên việc vệ sinh rất khó. Ở T480 loa đã được di chuyển xuống đáy máy, về nằm sát phía trước gần người dùng hơn. Chỗ trống còn lại bên trái bàn phím của T480 không có gì cả, đúng với tiêu chí tối giản. Còn chỗ trống cạnh phải là nơi đặt nút nguồn và cảm biến vân tay (tùy option, của mình không có cảm biến vân tay). Mình thấy chất lượng loa của 2 máy đều same same nhau và chỉ ở mức chống điếc, phù hợp với việc hội họp online hơn là nghe giải trí.

DSCF6477_speaker.jpg

Bàn Phím


Bàn phím của ThinkPad luôn được mệnh danh là bàn phím tốt nhất trên laptop. Có người nói vui rằng trên thế giới chỉ có 3 loại bàn phím: bàn phím cơ, bàn phím ThinkPad, và các loại khác. Với bản thân mình chưa dùng qua nhiều laptop của các hãng khác nhau nên không biết nó có tốt nhất thật hay không. Mình chỉ biết điều mình thích và cần ở một bàn phím laptop là độ nảy, phản hồi xúc giác tốt, hành trình sâu, phím điều hướng phải to. Còn layout hay gì đó chỉ là thứ yếu, layout trên các laptop gần như tương tự nhau, chỉ khác nhau ở các phím chức năng được từng hãng tùy chỉnh riêng. Các laptop mình dùng từ thời sinh viên đều là của Lenovo (G460, B470), đến khi đi làm có chút điều kiện thì dùng ThinkPad (T430, X220, T480) thì các tiêu chí trên đều đáp ứng tốt.

Nhưng để nói về độ sướng chung giữa T480 và T430 thì mình vẫn thích bàn phím của T430 hơn. Mọi thứ vẫn giống nhau, chỉ có hành trình phím trên T480 ngắn hơn một chút, có lẽ là để tối ưu cho thiết kế mỏng nhẹ nên Lenovo đã hi sinh đi một chút hành trính phím, không đáng kể về mặt đo lường, nhưng khi gõ cảm giác rất rõ rằng phím trên T480 nông hơn T430. Nhưng nhìn chung là vẫn rất sướng, bàn phím nảy, phản hồi xúc giác rõ ràng, êm ái. Và trên T480 mặt phím còn được phủ một lớp gì đó khá là thích tay. Trên T430 hình như chỉ đơn thuần là nhựa được hoàn thiện nhám một chút.

DSCF6479_keycaps.jpg

TrackPoint


Cụm TrackPoint này lại là một đặc sản nữa trên ThinkPad. Có nhiều hãng cũng đã trang bị cụm điều hướng này trên các laptop cao cấp nhưng không thể có trải nghiệm sử dụng tốt như của ThinkPad. Cái núm đỏ trên T480 đã được làm thấp hơn một chút, có thể nói vẫn là do xu hướng mỏng nhẹ nên cái gì cũng mỏng đi một tí. Nếu ai đã dùng quen trỏ chuột bằng núm TrackPoint thì sẽ rất thích. Bản thân mình trên T430 đã dùng rất nhiều đến núm này, ngoài những lúc thật sự cần chuột ngoài như làm Photoshop hoặc chơi game.

DSCF6483_point.jpg

Đi kèm với nút TrackPoint là bộ 3 phím chuột, có tác dụng tương tự như chuột trái, phải, giữa. Về thiết kế thì T480 lại một lần nữa mỏng hơn, nhưng mình thích cảm giác bấm trên T480 hơn. Hành trình ngắn nhưng cảm giác dứt khoát hơn, phản hồi xúc giác tốt hơn, chắc chắn hơn nhiều. Trên T430 không biết vì sao mà 3 nút này cảm giác hơi lỏng lẻo, ọp ẹp, cảm giác bấm không tự tin cho lắm.

DSCF6486.jpg

DSCF6489.jpg

TouchPad


Đây là một chức năng cơ bản và khác biệt rất nhiều trên 2 đời máy. TouchPad của T430 thật sự là bé xíu, nhìn chẳng muốn dùng chút nào. Kích thước đã bé, bề mặt lại không phẳng đều, rê tay bị rít rít, lại còn bị chiếm mất không gian bởi 2 nút chuột ở cạnh dưới.

DSCF6485.jpg

Trên T480 nhìn đã hiện đại hơn nhiều. TouchPad đã được làm lại to hơn rất nhiều, bỏ đi 2 phím chuột phía dưới, chức năng chuột trái/phải đã được tích hợp luôn xuống phía dưới bàn rê, gọi là click pad. Bề mặt đã được phủ một lớp theo mình biết là kính, rê không bị rít, rất mượt, trơn, hỗ trợ cảm ứng đa điểm, xài cùng với Windows 10 rất thích. Vì vậy nên ở máy này mình đã dùng TouchPad nhiều hơn TrackPoint vì nó sướng quá. Tuy nhiên ở giữa mặt TouchPad và bề mặt nghỉ tay có một rãnh hẹp, mình dự rằng bụi bặm khá dễ lọt vào đây mà chưa biết vệ sinh thế nào cho tiện.

DSCF6488.jpg

DSCF6495.jpg

DSCF6492.jpg

Kết Luận


T430 là đời máy dòng T cuối cùng mà Lenovo còn giữ lại thiết kế kiểu cũ của ThinkPad, mình cũng cảm thấy may mắn khi được sở hữu em nó dù chỉ là mua cũ. Dù vậy suốt 5 năm sử dụng nó cũng đáp ứng gần như đầy đủ nhu cầu của mình, mình không chơi game nên cũng không vấn đề gì. Bàn phím, TrackPoint, màn hình, cổng kết nối sau 5 năm vẫn rất tốt, chỉ có pin là chai đi theo năm tháng. Hơi tiếc khi Lenovo không còn giữ thiết kế như thế này nữa. Nhưng bù lại, ở T480 vẫn rất đậm chất Think dù thiết kế đã hiện đại hơn nhiều, cấu hình cũng được nâng cấp kha khá, đáp ứng được nhu cầu làm việc cao hơn. Cho đến hiện tại, dòng Txxx đã được thay thế bằng Txx với sản phẩm đầu tiên là ThinkPad T14/T15 Gen 1, vẫn thiết kế đó. Mình nghĩ Lenovo nên cải tiến một số điểm. Chẳng hạn nâng cao chất lượng màn hình, đổi tỉ lệ màn hình để bớt khoảng trống, gọt bớt viền màn hình cho sexy, chắc chắn là sẽ không thể được như dòng X1 nhưng cũng nên được khoảng 7 8 phần!

Hãy mạnh dạn chia sẻ review về một món đồ, một dịch vụ mà bạn thấy hài lòng nhé. Thông tin của bạn giúp được cho rất rất nhiều người luôn đó, cảm ơn bạn trước :x

78 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

TonyHuang
ĐẠI BÀNG
3 năm
Giờ nhìn lại T430, nó cục mịch làm sao. Cty mình còn rất nhìu, lưu kho mà không thanh lý.
@tambaby4u Hủy hết thì phí quá, gỡ ổ cứng ra hủy được rồi máy thì thanh lý. Như vậy vừa không sợ bị lộ tt mà tiết kiệm được 1 khoản :v
pessi
TÍCH CỰC
3 năm
@9500-ht Mình còn con T440p. Hốt không bạn 😁
pessi
TÍCH CỰC
3 năm
@9500-ht Mình Nha Trang
quangdong_88
ĐẠI BÀNG
3 năm
@quangteomedia Cổng nằm cạnh thunderbolt là cổng LAN, có cái adapter đi kèm. Dock giờ chỉ cần một cổng thunderbolt cho tất cả rùi. ☺️
@quangdong_88 @quangdong_88 bản mình mua ko có cái adapter đi kèm😁
KHIEMTHUY
ĐẠI BÀNG
3 năm
Cảm ơn bài chia sẻ của ban, rất hay, mình cũng là một fan cứng của thinkpad, mình đã thử sài đủ loại laptop từ Dell, Asus, acer, macbook và cuối cùng đã gắn bó với thinkpad từ hơn 10 năm rồi và mãi ko lìa xa, mình dám cá là ko có bàn phím laptop nào gõ sướng như thinkpad lun. Có một điểm nữa mà bạn quên đánh giá là thời lượng pin, trên dòng máy cũ thì pin tầm 2-3 tiếng, nhưng trên những dòng mới như của bạn thì sài rất phê pha từ 6-7 tiếng là thường, có dòng X carbon pin tới 20 tiếng là thường và máy cực kì mỏng nhẹ sài rất di động. Ngoài ra hầu như chỉ dòng Thinkpad này đều đạt chuẩn quân đội MIL 810g mà ngay trên cả những dòng Macbook, máy tính Microsoft, Dell (trừ vài dòng đặc biệt), ...là chả có. Đạt được tiêu chuẩn quân đội này là ko phải đơn giản đâu. kaka Thanks ad
zeroabs
TÍCH CỰC
3 năm
Vậy là bạn chưa biết gì về Latitude, Elitebook rồi. Chưa kể mấy anh Nhật Portégé, CF... Samsung cũng có nữa.
@KHIEMTHUY @KHIEMTHUY hồi xưa mình dùng T430 để code trên Ubuntu thì loanh quanh một buổi sáng là hết pin, còn T480 giờ lại ít code nên ko biết so sánh sao 😁
KHIEMTHUY
ĐẠI BÀNG
3 năm
@zeroabs Mình ghi là trừ vài dòng đặc biệt rồi mà bạn, mình cũng sài latitude rồi mà phím và con chuột giữa ko ngon và nahnh như thinkpad, vì mình gĩ mười ngón và ko cần sài chuột ngời luôn
hungsisvn
TÍCH CỰC
3 năm
@KHIEMTHUY dòng pana, del latitus, dell quân đội, dòng elibook không có chuẩn 810g hay sao chưa nói một số dòng khác nữa
Mình cũng từng dùng T430 nên tác giả viết rất chính xác . Dùng Thinkpad dòng T luôn mang lại cảm giác như gặp lại bạn thân. Hiện mình cũng đang me T460s thay cho con Dell
Bài viết chi tiết quá, và rất thực tế nữa.

Văn vở bạn cũng rất ư là OK. Hóng những bài tiếp theo của bạn (khi bạn có cảm hứng).

Cảm ơn.
Phím trên think pad gõ ngon
hungnt01
ĐẠI BÀNG
3 năm
Think ghét mỗi cái phím fn vs ctrl. Tại cứ phải luân phiên 2 loại phím nên quen dc 1 time, đổi qua phím khác r quay về là lại quên.
@hungnt01 vô bios đổi đc đó bạn
PCno.1
ĐẠI BÀNG
3 năm
Thực ra là dòng t420 mới là dòng cuối cùng còn giữ thiết kế và bàn phím chuẩn của thinkpad ngày xưa,từ t430 là thay đổi rồi nhưng bàn phím vẫn ngon lành kiểu đặc trưng.
@PCno.1 Vâng em quên mất vụ bàn phím. Phải nói là em vẫn thích kiểu bàn phím cũ hơn, trước cũng từng xài X220 cùng đời với T420
hungsisvn
TÍCH CỰC
3 năm
@PCno.1 mình có con t420 đập mới hư sau 8 năm dùng
@PCno.1 Bàn phím t420 vẫn gõ sướng nhất
phunv16
ĐẠI BÀNG
3 năm
Yêu quá
Sky Lake
ĐẠI BÀNG
3 năm
Đời ibm nó khác biệt lắm, vuông dày nặng hơn nhiều 😄
csm_lenovo_thinkpad_t61p_ansicht_links_02_5135dd7e43.jpg
csm_lenovo_thinkpad_t61p_ansicht_vorne_16_5786a32de4.jpg
csm_lenovo_thinkpad_t61p_ansicht_hinten_05_bae21084bf.jpg
csm_lenovo_thinkpad_t61p_ansicht_rechts_05_e600015a2a.jpg
@Sky Lake vì thinkpad dưới thời ibm nó là laptop cổ 😆 còn hiện tại là 2021 rồi
@Sky Lake Vuông dày hơn thì có, còn nặng hơn thì không nhiều đâu bạn, trước mình dùng x32 ra đời 2006 mà có 1.6kg thôi
@Sky Lake Con này thuộc laptop cổ rồi bạn
hackpeace
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mình đã xài T42, T43, T60 và giờ T480, và qua vài đời Dell, HP thì thinkpad đúng là chất riêng. Nhưng bây giờ là 2021, T480 mình xài với intel 8350U giá đâu đó 19tr 8GB ram, thì hơi quá.

Tầm này ốp ryzen 4500u hay 4700u, hoặc mới nhất ryzen 5000u thì pơ fec, nội ngoại thất hoàn hảo 😁
@hackpeace có con t14 chip AMD r7 4750U pro đấy bác, đâu đấy khoảng loanh quanh 28 củ
Bài viết quá chỉnh chu
Zelic Nguyen
ĐẠI BÀNG
3 năm
Cảm ơn bác vì bài viết chất lượng.
Bác mua máy ở đâu thế? Khi mua Thinkpad cũ thì cần lưu ý những gì, kiểm tra những gì vậy bác?
Mình cũng đang muốn trải nghiệm thử Thinkpad ạ.
@Zelic Nguyen Chào bác. Em mua T430 ở Trung Trần, còn T480 ở ThinkPro, bác search là ra. Máy cũ thì vô cùng lắm bác à, T480 là em mua mới rồi, chỉ có T430 là mua cũ, thì thấy ngoại hình ổn, pin chưa chai lắm, có lỗi vặt hoặc ngoại hình hỏng vặt thì xem mình có chấp nhận đc lỗi đấy ko, ưng thì múc bác ạ. Bác thử ngó bên ThinkPro, bán cả máy cũ và mới.
Lần đầu nhìn thấy cổng mini DP...
Thinkpad có lớp nhung khá là gớm nếu xài lâu, nhựa giòn dễ vỡ. Còn lại ok
@yeahBlackberry Lớp nhung thì đúng thật cơ mà phần nhựa nằm ở chỗ nào dễ vỡ ta.
@yeahBlackberry Sờ thích và nhìn đẹp, còn dễ bám vân tay mồ hôi quá bác, bẩn cũng hơi khó vệ sinh nữa
@yeahBlackberry Nó là hợp kim magie chứ đâu phải nhựa đâu mà dễ vỡ bác
@nhtphuc Khung làm bằng magie thôi bác, đa số là nhựa, phần để tay hay góc...
ricky0090
TÍCH CỰC
3 năm
Dòng thinkpad này mãi ko làm được cái viền mòng bớt.
ncn_nguyen
TÍCH CỰC
3 năm
@ricky0090 dòng này dòng T mà bác, dùng dòng khác thì có viền mỏng thôi.
Hay
Quá ngon

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019