Vì cách tiếp cận mới để thúc đẩy doanh số bán thịt cá voi, một công ty của Nhật đã vấp phải sự chỉ trích từ các nhà bảo tồn vì cách tiếp cận mới để thúc đẩy việc tiêu thụ thịt cá voi, vốn đã không còn được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Cách mà công ty này lựa chọn là bán thịt cá voi tại các máy bán hàng tự động.
Theo đó, công ty Kyodo Senpaku có trụ sở tại Tokyo đã lắp đặt 4 máy bán hàng tự động trong thành phố, bán thịt cá voi đông lạnh và những miếng thịt cá voi đã được nấu chín và đóng hộp. Giá của các sản phẩm này dao động từ 1000 đến 3000 yên (180.000 -540.000 đồng).
Công ty cũng có kế hoạch bổ sung thêm 3 máy bán hàng tự động vào tháng tới, và hướng đến mục tiêu mở 100 máy trong vòng 5 năm nếu việc kinh doanh diễn ra thuận lợi. Cho đến nay, những sản phẩm này nhận được sự phản hồi tích cực từ khách hàng.
Theo đó, công ty Kyodo Senpaku có trụ sở tại Tokyo đã lắp đặt 4 máy bán hàng tự động trong thành phố, bán thịt cá voi đông lạnh và những miếng thịt cá voi đã được nấu chín và đóng hộp. Giá của các sản phẩm này dao động từ 1000 đến 3000 yên (180.000 -540.000 đồng).

Công ty cũng có kế hoạch bổ sung thêm 3 máy bán hàng tự động vào tháng tới, và hướng đến mục tiêu mở 100 máy trong vòng 5 năm nếu việc kinh doanh diễn ra thuận lợi. Cho đến nay, những sản phẩm này nhận được sự phản hồi tích cực từ khách hàng.

Quảng cáo
“Cha tôi đã ăn một món tatsuta-age làm từ cá voi với vẻ mặt rất hoài niệm. Đứa con trai lớn của tôi cũng rất thích món bít tết làm từ thịt cá voi với nước sốt shoyu. Vì thế hôm nay tôi đã quay lại để mua thêm thịt.” - bà nội trợ 43 tuổi Miki Yamanaka chia sẻ.

Tuy nhiên, các tỏ chức quốc tế về bảo tồn cá voi và cá heo bày tỏ sự lo ngại về những chiếc máy này. Astrid Fuchs, đại diện của tổ chức, tuyên bố rằng ý tưởng này chỉ là mánh khoé mà những công ty săn cá voi thúc đẩy doanh số của họ và không quan tâm đến môi trường. Bởi vì nhu cầu về thịt cá voi những năm gần đây đã sụt giảm rất nhiều, cùng với đó là phương pháp săn cá voi được coi là hành động vô nhân đạo, tàn nhẫn, nhiều người đã không còn mặn mà với loại thịt này.
Bên cạnh đó, tổ chức này cũng nhấn mạnh rằng những con cá đã phải chịu đau đớn dai dẳng vì “bị tấn công bằng những chiếc lao gắn đầu lựu đạn nhắm không chính xác, chúng phải trải qua quá trình tra tấn kéo dài trước khi chết đi.”

Người dân Nhật Bản bắt đầu tiêu thụ thịt cá voi rộng rãi trong thời kỳ thiếu lương thực, sau Thế chiến thứ II. Doanh số loại thịt đạt đỉnh 223.000 tấn vào năm 1962, vượt xa những loại thịt cơ bản như bò và gà. Đến những năm 1980, Ủy ban Cá voi Quốc tế đã áp đặt lệnh cấm thương mại do quần thể cá voi ngày càng giảm. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn tiếp tục săn cá voi với danh nghĩa nghiên cứu và cho biết trữ lượng cá đã phục hồi đủ để tiếp tục hoạt động đánh bắt thương mại. Sau đó, chương trình nghiên cứu tiếp tục gặp chỉ trích là vỏ bọc cho các hoạt động săn bắt vì mục đích thương mại.
Theo Telegraph
Các bài viết về chủ đề săn cá voi:
Quảng cáo
- Nhật Bản rời khỏi Ủy ban Cá voi Quốc tế, tiếp tục đánh bắt cá voi thương mại vào năm 2019
- Có thể bạn chưa biết: Thị trấn chuyên săn bắt cá heo ở Nhật Bản
- Thảm sát cá voi hoa tiêu ở Đan Mạch - truyền thống lâu đời hay hủ tục cần loại bỏ?
- Để tránh bị lên án, quần đảo Đan Mạch đặt ra giới hạn cho mùa săn cá voi truyền thống là 500 con
- Lấy lý do không đủ nhân lực, Đan Mạch lại giết thịt thêm hàng chục con cá heo khác