Thời Covid-19: Cloud PC (VDI) là gì? Có liên quan đến Work from home?

vulv.vn
13/4/2020 9:58Phản hồi: 1
#stayhome #workfromhome là những gì mà thời gian này anh em hay nghe và thực hiện nghiêm túc nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Covid-19! Anh em có nghĩ nếu 1 công ty toàn bộ dữ liệu đều được lưu trữ tập trung "tại công ty", vậy những người đang làm việc ở nhà sẽ làm sao sử dụng, làm sao làm việc trên máy tính của họ mà họ đang làm ở công ty?! Từ cái đơn giản như copy dữ liệu, vpn, remote desktop... đến 1 giải pháp trong bài này mình muốn chia sẻ, đó là giải pháp Cloud PC hoàn toàn phù hợp trong giai đoạn hiện nay mà vẫn đảm bảo an toàn dữ liệu cho doanh nghiệp, mọi người ở nhà vẫn làm việc trên máy tính như ở công ty. Hãy suy nghĩ, đại dịch này bao giờ kết thúc, những sự kiện bắt buộc #stayhome #workfromhome thì các doanh nghiệp phải làm gì với hệ thống PC cho mọi người làm việc ở nhà!

1. Cloud PC (VDI) là gì?
Cloud PC (VDI - Virtual Desktop Infrastructure) là giải pháp máy tính ảo được xây dựng dựa trên công nghệ điện toán đám mây, lưu trữ dữ liệu máy tính người dùng tại trung tâm dữ liệu, được trang bị nhiều lớp bảo mật. Sử dụng giải pháp về ảo hóa hạ tầng máy tính, tất cả các máy tính trong hệ thống VDI của công ty đều là máy ảo (VM – Virtual Machine).
Để sử dụng được máy ảo này, người dùng cần một thiết bị có thể truy cập vào gọi là thiết bị đầu cuối (client). Client truy cập và kết nối với máy chủ thông qua giao thức hiển thị từ xa (Desktop Display Protocol), sử dụng mạng LAN, WAN, 3G.


Máy ảo trong giải pháp Cloud PC có thể là một máy trạm (workstation), máy tính cá nhân (PC) với hệ điều hành và phần cứng được cấu hình như một máy thật, với mục đích sử dụng khác nhau.


Cấu hình máy ảo có thể tùy biến, nâng cấp dễ dàng mà không cần tốn quá nhiều công sức, chi phí, thời gian mua sắm, lắp ráp và có thể cấp phát cho máy ảo ngay tức thời.


Với cơ sở hạ tầng mạng phát triển ngày càng mạnh, giới hạn về tốc độ truy cập ngày càng rút ngắn, người dùng có thể truy cập máy ảo mọi lúc mọi nơi trong khi dữ liệu của hệ thống thì tập trung một chỗ.


Giải pháp Cloud PC giúp cho nhân viên có thể làm việc linh hoạt hơn và năng suất công việc cao hơn, chủ doanh nghiệp thì dễ dàng quản lý và kiểm soát được hệ thống cơ sở dữ liệu của mình.


2. Cloud PC gồm những thành phần nào?
Hệ thống máy chủ


-Máy chủ của giải pháp VDI tập trung vào sức mạnh xử lý tính toán và đồ họa, vì vậy cần đòi hỏi cao về các thành phần như CPU, RAM, HDD, VGA.

Quảng cáo



Hiện nay, giải pháp về phần cứng cho VDI phải kể đến các tên tuổi lớn trong lĩnh vực máy chủ, đồ họa như Supermicro, NVIDIA, HP, IBM, DELL, IBM.


Hệ thống lưu trữ


Việc lưu trữ tập trung cho các máy trạm ảo hóa đòi hỏi cần phải có hệ thống lưu trữ ổn định và an toàn. Hệ thống lưu trữ trong giải pháp VDI gọi là VSAN, VSAN mang đến sự đơn giản hóa, linh hoạt trong việc chia sẻ các phần vùng của hệ thống, giúp cho hệ thống VDI hoạt động ổn định, vững bền và tăng cường tính sẵn sàng cho việc mở rộng dung lượng lưu trữ.


Hệ thống phần mềm

Quảng cáo



Để quản lý, triển khai, cấp phát, thu hồi các máy trạm và thực thi các chính sách trong quá trình sử dụng của người dùng, đòi hỏi cần phải có hệ thống phần mềm chuyên dùng cho giải pháp ảo hóa. Các nhà cung cấp phần mềm cho giải pháp VDI lớn hiện nay là: VMWare, Microsoft, Citrix, Oracle,…


Mỗi hãng đều có mỗi thế mạnh riêng, tuy nhiên thông thường sẽ gồm có những tính năng như:


– Xác thực người dùng


– Quản lý, cấp phát các máy trạm ảo hóa một cách nhanh chóng


– Chia sẻ nhóm các máy trạm cho một nhóm người dùng


– Thu hồi các máy trạm đã cấp.


Việc lựa chọn nền tảng phần mềm nào cho giải pháp VDI tùy thuộc và khả năng sử dụng của người quản trị. Bên cạnh đó, vấn đề bản quyền cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm ảo hóa.


Thiết bị đầu cuối


Client có thể là một PC, laptop, smartphone, tablet hoặc một thiết bị client chuyên dụng cho giải pháp VDI (thin client, thin client compact, zero client,…).


Thiết bị đầu cuối (client) là các thiết bị được cài đặt phần mềm ảo hóa chuyên dụng để truy cập và hiển thị màn hình của các máy trạm ảo đã được cấp phát.


Chức năng chính là hiển thị màn hình và tương tác thông qua mouse, keyboard, nên yêu cầu về cấu hình của client thường không cao, giúp giảm được chi phí triển khai sau này.


Bên cạnh thiết bị chuyên dụng cho giải pháp ảo hóa là Thin Client, Zero Client thì người dùng cũng có thể truy cập vào máy ảo bằng PC, laptop, smartphone, tablet.
1 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019