Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Thời điểm này liệu đã chín để Google Stadia thay đổi thị trường game?

P.W
13/6/2019 20:27Phản hồi: 14
Thời điểm này liệu đã chín để Google Stadia thay đổi thị trường game?
Ở E3 2019 đang diễn ra, Google mang Stadia đến trình diễn với những game như Assassin’s Creed Odyssey và Doom: Eternal. Ngay trước khi sự kiện được tổ chức ở Los Angeles, Google đã có một buổi livestream công bố yêu cầu đường truyền cũng như mức giá cho dịch vụ stream game qua server đám mây của mình.

Tinhte_Stadia9.jpg

Có một điều cần để ý, Stadia hồi GDC 2019 khi mới được giới thiệu có cảm giác như là một chiến lược để Google thâu tóm cả ngành game, đủ hết từ chơi game, xem trailer ấn nút chơi được luôn, và thậm chí stream thẳng lên YouTube. Thế nhưng ở sự kiện livestream, những thứ thu hút người xem hồi GDC hầu hết không được Google nhắc lại, biến Stadia trở thành một dịch vụ stream game đám mây không hơn không kém, chẳng khác gì GeForce Now hay PlayStation Now cả.

Cũng trong sự kiện này, một câu hỏi được dấy lên. Phải chăng giờ vẫn chưa phải thời điểm chín muồi để Google Stadia ra mắt và tạo ra thay đổi?

Cloud gaming là gì?


Bây giờ thế giới game rất dễ nhầm lẫn. Stream game và stream game đôi lúc là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Stream game là lúc những người chơi trên Twitch hay YouTube và Facebook chơi game và truyền tín hiệu video trực tiếp cho hàng chục nghìn người theo dõi họ chơi. Nhưng cũng vẫn là khái niệm stream game, đó là lúc những data center khổng lồ đắt tiền của các tập đoàn được dùng để xử lý game và truyền tín hiệu hình ảnh về các thiết bị của người chơi, cùng lúc xử lý luôn những thao tác và lệnh điều khiển nhân vật game từ người dùng. Bài viết này mình gọi khái niệm đó là cloud gaming cho khỏi nhầm lẫn.

Tinhte_Stadia10.png

Có hai kiểu dịch vụ chơi game mà không cần mua từng game lẻ tốn tiền. Một là những gói cho thuê game hàng tháng như Apple Arcade, Xbox Game Pass và EA Access. Hai là những dịch vụ đám mây như Project xCloud của Microsoft và Stadia của Google. Bản thân việc lưu file save game trên server đám mây đã trở nên quá bình thường, khi cả PC, Xbox One lẫn PS4 đều hỗ trợ việc này. Nhưng cloud gaming đối với anh em yêu game nó cũng giống máy tính lượng tử. Chưa ai biết được nó sẽ có lợi ích gì đối với người chơi, vì đơn giản công nghệ đường truyền internet của chúng ta trước giờ chưa đủ chín để hoạt động một cách hiệu quả. Bản thân GeForce Now đến giờ vẫn chưa hết giai đoạn thử nghiệm beta là vì thế.

Tinhte_Stadia11.jpg

Cloud gaming đem lại rất nhiều lợi thế. Anh em không cần bỏ tiền mua những hệ thống console hay PC cấu hình mạnh mà vẫn chơi được những game bom tấn đồ họa đẹp. Nhưng đó là trên lý thuyết, hệt như máy tính lượng tử vậy. Bản thân khái niệm cloud gaming cũng rất khác với những dịch vụ stream thẳng từ máy tính hoặc console như PlayStation Remote Play, AMD Link Mobile hay Steam Link. Với những dịch vụ này anh em phải có phần cứng đủ mạnh, và nó sẽ xử lý game rồi stream sang những màn hình khác, như TV trong phòng khách hay trên màn hình chiếc điện thoại khi chúng ta ra ngoài đường mà vẫn muốn chiến game. Chúng vẫn yêu cầu đường truyền internet ổn định và tôc độ cao, nhưng cùng lúc vẫn cần anh em sở hữu phần cứng mạnh để chơi game mượt mà.

Tinhte_Stadia12.jpg

Một ví dụ khác là Fortnite. Hầu hết data package trong mỗi trận đấu multiplayer được xử lý thông qua server đám mây, nhưng máy tính hay máy chơi game của anh em vẫn phải xử lý đồ họa để render nhân vật và thế giới game.

Nói ngắn gọn lại, cloud gaming giống như một giấc mơ thay đổi hoàn toàn thị trường game. Chơi game không còn là một thú vui tốn tiền nữa, mà thay vào đó chỉ là vài trăm nghìn mỗi tháng mua gói cước để data center xử lý game và cho anh em chơi, mọi lúc, mọi nơi. Và ước mơ đó đưa chúng ta đến với…

Quảng cáo


Google Stadia


Hồi tháng 3, khi Stadia được giới thiệu, Google đã vạch rõ tham vọng tích hợp mọi khía cạnh của game vào dịch vụ này, từ chơi game đến phát triển game và stream video tới mọi thiết bị có màn hình. Nhưng đến E3 vừa rồi, kế hoạch đó bỗng trở nên bớt tham vọng hơn rất nhiều. Chính cuộc livestream không mấy hấp dẫn này khiến nhiều người tự hỏi, liệu Stadia sẽ trở thành một gã khổng lồ như Gmail, hay sống lay lắt một thời gian rồi bị dẹp bỏ như MXH Google Plus?

Tinhte_Stadia8.jpg

Kế hoạch đó, theo Google, bao gồm hai gói dịch vụ ra mắt vào năm 2020. Hoặc anh em sẽ mua game và chơi miễn phí trên Stadia Base với chất lượng hình ảnh 1080p, hoặc sẽ mua gói cước 10 USD mỗi tháng chơi được rất nhiều game Google cho sẵn ở độ phân giải 4K HDR. Thêm vào đó là một gói early access có tên Stadia Founder’s Edition giá 129 USD với một cái tay cầm Stadia Controller, một Chromecast Ultra và gói cước Stadia Pro 3 tháng cho bản thân và một người bạn nữa.

Nhưng càng lúc, thông tin của Google càng trở nên khó hiểu. Đúng là họ có đưa ra yêu cầu về đường truyền internet ở những mốc chất lượng hình ảnh khác nhau, 720p, 1080p và 4K, nhưng con số đó không nói lên nghĩa lý gì, vì ở một số quốc gia, khoảng cách đến data center của Google khác với những nước khác, có nơi gần hơn, có nơi xa hơn, và tốc độ mạng mà ISP thiết lập cho từng gói cước internet hoàn toàn không giống nhau, ấy là chưa kể tốc độ trong nước và đi quốc tế cũng rất khác nhau nữa.

Tinhte_Stadia7.jpg

Và rồi có những thông tin tuyệt nhiên không thấy Google đề cập cụ thể. Có Stadia Pro thì có còn phải mua game như bình thường nữa hay không? Nếu mua game thì có tải về máy tính chơi như bình thường hay cứ phải đăng nhập vào Stadia để thưởng thức? Game hiện tại được phát triển riêng cho từng nền tảng, và quá trình port game từ hệ máy này sang hệ máy khác tốn rất nhiều thời gian, nhưng với việc Unity và Unreal Engine hỗ trợ Stadia, anh em sẽ có thể chơi rất nhiều game khác nhau vì hai engine này chiếm tỉ lệ rất cao trong thị trường game hiện tại.

Quảng cáo



Suy cho cùng, Google có rất nhiều lợi thế cạnh tranh khi giới thiệu Stadia, và họ chỉ có một đối thủ nặng ký nhất, Microsoft. Anh em thấy, nếu Google có hệ thống data center phân bổ khắp thế giới, thì Microsoft không chỉ có Azure, mà còn có luôn cả hệ thống cáp quang kết nối chúng. Chưa hết, Microsoft còn có luôn cả nền tảng phần mềm với dịch vụ Xbox Live và kỹ năng lập trình cả chục năm qua làm việc trong mảng game để vận hành Project xCloud. Google cũng không phải dạng vừa.

Họ đã chứng minh cho thế giới thấy một hệ thống cloud streaming phải hoạt động như thế nào với YouTube, cộng thêm một thị phần đáng nể người sử dụng trình duyệt Chrome. Trên hết, Google có tiền, rất nhiều tiền. Họ có thể vừa vận hành, vừa rót tiền cho các studio làm game và marketing để thu hút sự chú ý của người yêu game đến với dịch vụ của mình. Những data center sử dụng chip xử lý của AMD cũng giúp Google có lợi thế trong việc xử lý game.

Tinhte_Stadia6.jpg

Hiện tại nếu nêu ra những khó khăn khiến Stadia không thể thay đổi thị trường game, chỉ có thể liệt kê ra hai thứ. Một là tốc độ đường truyền internet trung bình trên thế giới, và thói quen chơi game của con người. Cả hai vấn đề này đều có thể nhìn rõ từ những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Google Stadia:

Blade Shadow


Điều bất ngờ là, nền tảng cloud gaming đáng nể nhất hiện tại lại đến từ công ty nhỏ nhất trong ngành. Blade Shadow sử dụng hệ thống máy ảo xử lý qua server đám mây, gần giống như những gì Google hứa hẹn với Stadia. Với việc sử dụng máy ảo, game Windows chạy như khi anh em cài vào máy tính ở nhà mình, nhưng chỉ khác là dùng trình duyệt để stream hình ảnh và gửi thông tin xử lý game. Blade bán cục phát hình ảnh Shadow Ghost (chiếc máy giống hình cục đá cuội ở trong hình dưới) giá 140 Đô, với khả năng kết nối Bluetooth và cổng USB để dùng bàn phím, chuột, tay cầm chơi game không dây và có dây, kết nối với TV để chơi game. Họ có luôn cả ứng dụng trên Android, MacOS, Linux cùng phiên bản iOS đang thử nghiệm.

Tinhte_Stadia5.jpeg

Không giống như tất cả những dịch vụ cloud gaming đang có trên thị trường, Blade Shadow chơi được game ở độ phân giải 4K 60 FPS. Thế nhưng trong nhiều phép thử, tính ra hiệu năng của Blade Shadow cũng chỉ ngang ngửa một hệ thống PC chạy Core i7 và card đồ họa GTX 1070, nghĩa là không thể đủ chạy mượt 60 FPS ở độ phân giải 4K được.

Dù gì đi nữa, nó vẫn là một dịch vụ ngon cho anh em không muốn bỏ quá nhiều tiền mua game, những game anh em có thể chơi vài tiếng rồi bỏ ngang. Nhưng 35 USD mỗi tháng là chi phí không hề nhỏ để chơi game.

Nvidia Shield và GeForce Now


Có lẽ ở thời điểm này, GeForce Now là dịch vụ cloud gaming mượt mà nhất, ít phiền toái nhất, nhưng nó lại đến từ chính những hạn chế mà nền tảng của Nvidia cung cấp. Anh em sẽ phải mua chiếc máy Shield để chơi game Android hoặc stream game PC từ server GeForce Now nếu chỉ có TV, và nếu không mua game, thì cũng không được chơi.

Tinhte_Stadia4.jpg

Có lẽ lợi thế lớn nhất của GeForce Now chính là khả năng chơi game trên những chiếc laptop hay MacBook Air cấu hình thấp. Nhưng bù lại, đường truyền internet phải rất tốt, trên 25 Mbps, độ trwx 80ms và ít hơn 2% khung hình bị lỗi lúc thử nghiệm trước khi chơi. Bên cạnh đó vừa rồi ở GDC 2019, Nvidia đã giới thiệu server mới dựa trên công nghệ RTX của hãng, và đang sẵn sàng dùng để triển khai dịch vụ GeForce Now.

Như đã nói, GeForce Now không phải dịch vụ vừa cho thuê game vừa xử lý qua cloud server. Anh em phải có game trong tài khoản Steam, Uplay, hay Battle.net.

PlayStation Now và Remote Play


PlayStation Now là một cái tên đã có tiếng tăm và cả thời gian hoạt động trong ngành game. Dịch vụ này thu của anh em 20 USD mỗi tháng hoặc nếu mua gói cả năm thì chỉ có giá 100 USD, chơi được rất nhiều game trên PS3 và PS4, vốn là một thư viện đồ sộ, và thậm chí dùng được cả với PC và Mac. Vấn đề nảy sinh, Sony có nền tảng console riêng, với những game độc quyền riêng, và họ cũng không hỗ trợ chuột bàn phím. Anh em hoặc phải mua tay cầm DualShock 4, hoặc là nghỉ chơi.

Tinhte_Stadia3.jpg

Với những anh em sở hữu PS4, Sony có một dịch vụ khác miễn phí hoàn toàn tên là Remote Play, cho phép stream game lên PC, Mac, một sô điện thoại Android và mới nhất là iOS. Giống như Steam Link Everywhere, nó hoàn toàn không phải cloud gaming, mà máy chơi game sẽ xử lý hình ảnh rồi dùng WiFi stream sang điện thoại, ở đâu cũng được không cần cứ phải ngồi nhà chung một đường truyền internet.

Tinhte_Stadia2.jpg

Bản thân Sony mới đây cũng đã ấp ủ dự định biến PS5 trở thành cỗ máy chơi được những game cũ thời PS4, hay tham vọng hơn là PS3 và PS2, và cho stream lên các thiết bị khác. Nói cách khác, không cần sở hữu máy PS2, 3, 4 mà chỉ cần PS5 cùng những game anh em có là đã có thể chơi mọi lúc mọi nơi với Remote Play.

Microsoft xCloud


Tinhte_Stadia1.jpg

Tại E3, Microsoft đã demo dịch vụ Project xCloud cho người tới tham quan, với chất lượng stream game từ server Microsoft Azure ở mức chấp nhận được ở một số game, và có vài game chơi mượt hơn những tác phẩm còn lại. Dự kiến dịch vụ này sẽ thử nghiệm cuối năm nay, nhưng Xbox rất kín miệng, giống hệt như thế hệ console Project Scarlett vậy. Vẫn chưa biết dịch vụ này sẽ hoạt động cùng hệ sinh thái Xbox ra sao, vì thế còn quá sớm để khẳng định bất kỳ điều gì.

Tạm kết


Anh em có thể thấy, mọi dịch vụ cloud gaming đang có trên thị trường hiện nay đều đi kèm những ưu nhược điểm khác nhau. Có dịch vụ ngon thì đắt quá, còn có dịch vụ bắt anh em phải mua game, nhưng tất cả chúng đều bị kìm hãm bởi tốc độ internet hiện tại. Không có đường truyền ngon, thì bỏ bao nhiêu tiền chơi game qua cloud gaming cũng không đã. Điều đó dấy lên câu hỏi, liệu giờ này đã phải thời điểm chín muồi cho Stadia? Thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời.

Theo Cnet
14 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

"Stream game và stream game" ??? chắc là cloud game chứ :v
Tớ biết cloud gaming từ hồi có Parsec cơ :v cho phép chơi game thông qua... máy thằng bạn 😆
Thay đổi hoặc thôi đẩy
Thắng google giỏi bịp bợm. Bao nhiêu dự án cũng im re rồi. Xóa ảnh bằng AI, rồi book vé bằng AI. Cuối cùng thì cũng có đâu.
@angle_squall Nghĩa trang riêng của dòng họ Google có rất nhiều anh em mà bác. Có những cháu chết từ trong trứng nước, có cháu thì chậm phát triển cũng chết.
Mà cũng chỉ đâu google.
Tay cầm xấu thật
@demonntl Thiết kế trơn lẳng, 2 chân ngắn, từ cái núm tới nút L R xa hơn tay ps4, chơi lâu mỏi chắc
Tay cầm của Google nhìn chán thế
_ Ai ở Mỹ thì may ra ngon, chứ ở Vn kể cả băng thông cao thì độ trễ cũng khá lớn nên cloud ntn ko khả thi, trừ khi đặt server tại Sing hay Hong Kong thì may ra 😁
☐ ☐
TÍCH CỰC
5 năm
Cả ngành game đâu ít tk, không thằng nào để cho tk khác bóp đường sống của mình đâu.
Kiểu gì thì kiểu chứ tiền bản quyền hàng tháng ít, k cần cấu hình thì lấy lãi ở đâu ra, rồi phần cứng bán cho ai, mảng laptop gaming của các hãng coi như vứt hết ak
Không có chuyện tiền ít mà hít được l thơm đâu
dlcky
TÍCH CỰC
5 năm
Về căn bản thì nó đúng là tương lai của ngành game tuy nhiên hiện tại là quá sớm, nếu muốn triển khai ở hiện tại chỉ có nước các ông lớn bắt tay nhau nhưng mà cái này là không thể rồi. :oops:
Phú1991
TÍCH CỰC
5 năm
Ps now đâu có kén tay cầm. Mình chơi bằng tay xbox 1 đc mà
bustalyme
TÍCH CỰC
5 năm
túm lại là đã có dịch vụ nào sử dụng được chưa hả @P.W 😃
minhanh0213
ĐẠI BÀNG
5 năm
"Stream game và stream game đôi lúc là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau..."

Viết câu cú gì không biết là sai ngữ pháp hay là tối nghĩa nữa. A và B là xyz.... thì A và B đều là chủ ngữ và phải là danh từ (hoặc danh động từ). Trong khi đó ý cái của ông mod "Stream game" đầu là từ chỉ hành động livestream (Verb), còn "stream game" sau lại muốn chỉ về danh từ thuật ngữ game của người ta (Noun). Ngữ pháp tiếng anh kiểu gì cũng sai hết.

Trong bài gốc dùng từ đúng từ chuẩn là "game streaming" và "cloud gaming". Dịch kiểu gì chả hiểu.
TiaMi
TÍCH CỰC
5 năm
nếu là Elon musk thì e tin là mình sẽ có ngày dùng dc còn mấy cái này thì e ko tin

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019