Thông tin về triển lãm trực thăng và hệ thống không người lái sắp diễn ra tại Singapore

bk9sw
17/4/2017 15:16Phản hồi: 6
Thông tin về triển lãm trực thăng và hệ thống không người lái sắp diễn ra tại Singapore
Hôm nay 18 tháng 4, tại Singapore, triển lãm máy bay trực thăng (Rotorcraft Asia - RCA 2017) và các hệ thống không người lái (Unmanned Systems Asia - UMSA 2017) sẽ chính thức diễn ra với sự góp mặt của hơn 80 công ty đến từ 20 quốc gia hoạt động trong ngành công nghiệp này. Đây là lần đầu tiên RCA và UMSA được tổ chức và hy vọng rằng sẽ có nhiều công nghệ mới về máy bay và đặc biệt là drone được giới thiệu. Triển lãm sẽ diễn ra đến ngày 20 tháng 4 và bọn mình cũng đã có mặt.

Sơ lược về RCA thì đây là một triển lãm được tổ chức bởi cùng đơn vị của Singapore Airshow - triển lãm máy bay lớn nhất và nổi tiếng nhất tại khu vực châu Á Thái Bình Dương diễn ra 2 năm 1 lần. RCA sẽ tập trung vào máy bay trực thăng dân dụng và theo những số liệu từ Flightglobal Ascend thì nhu cầu đối với những mẫu trực thăng dân dụng đời mới tại khu vực châu Á Thái Bình Dương đã tăng đến 64% kể từ năm 2005 và dự kiến sẽ chiếm thị phần lớn nhất, khoảng 37% trong tổng số 10375 chiếc được chuyến đến tay người mua từ nay đến 2025. Và ngoài khối khách hàng chiếm tỉ trọng lớn là các doanh nghiệp và cá nhân thì thị trường máy bay trực thăng còn đáp ứng cho các phân khúc như trực thăng đa nhiệm, đa vai trò, hỗ trợ tuần tra duyên hải, dùng cho lực lượng hành pháp và các dịch vụ y tế khẩn cấp.

Bell 505.jpg
RCA 2017 sẽ có sự hiện diện của nhiều ông lớn trong ngành công nghiệp như Airbus Helicopters, BBA Aviation, Bell Helicopter, Garmin, Honeywell Aerospace, L-3 WESCAM, RUAG Aviation, Safran Helicopter Engines Asia, Sikorsky, Lockheed Martin, Standard Aero và Zodiac Aerospace.

Triển lãm này cũng ngoài việc tạo sân chơi cho các ông lớn trong lĩnh vực máy bay trực thăng dân dụng để giới thiệu về các xu hướng mới nhất trong ngành công nghiệp này thì các hãng còn có cơ hội tiếp cận với các khách hàng tiềm năng, VIP điển hình như bộ, cục bảo an, an ninh tại nhiều nước tại Đông Nam Á và các công ty khai thác loại hình vận tải trực thăng tư nhân.

Elbit Hermes 900.jpg
Đi cùng với triển lãm RCA 2017 là triển lãm các hệ thống không người lái Unmanned Systems Asia (UMSA 2017) với nhiều nhà sản xuất, cung ứng, cung cấp dịch vụ, viện nghiên cứu cũng như các đối tác thương mại, chính phủ và các nhà làm luật cùng nhau mở khóa tiềm năng phát triển thị trường các hệ thống không người lái toàn cầu. Theo dự đoán thị trường máy bay không người lái (UAS) sẽ đạt giá trị 10,9 tỉ đô vào năm 2021 và thị trường phương tiện dưới nước không người lái (UUV) cũng như thị trường drone thương mại tại khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ đạt giá trị lần lượt là 7,25 tỉ USD và 650 triệu USD vào năm 2025, sự kiện UMSA 2017 sẽ là thời điểm để các bên khai thác các nền tảng hiệu suất cao cũng như những công nghệ mới nhất nhằm đặt bước đi tiên phong trong các lĩnh vực như tìm kiếm và cứu hộ, truyền thông, giám sát và do thám.

Cũng không thể không nhắc đến những cái tên sẽ có mặt tại UMSA 2017 như Clear-Com, Elbit Systems, H3 Dynamics, Israel Aerospace Industries, Lockheed Martin Canada CDL Systems, Septentrio, Singapore Technologies Engineering …

Những gì mới nhất, độc đáo nhất trong lĩnh vực máy bay trực thăng và hệ thống không người lái hứa hẹn sẽ được giới thiệu tại RCA 2017 và UMSA 2017. Anh em hãy cùng chờ xem nhé 😃.
6 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mrbinhpham
ĐẠI BÀNG
7 năm
Sao triển lãm bao gồm cả thiêt bị bay không người lái mà không ông lớn DJI tham gia nhỉ ? Không biết Phantom có được tính vào đây không ?
@mrbinhpham Ba cái đồ chơi đó tuổi gì so với toàn ông lớn có máu mặt này.
Ben vách có thằng cấm dân chế tạo thiết bị bay cá nhân. Nghĩ tức thì ít mà nhục thì nhiều.
@mrbinhpham Dji chỉ là đồ chơi cho vui, quay phim chụp hình thôi, Cưng đừng có mơ con Phantom nhé.
Tên tuổi ông Trần Quốc Hải (ngụ Suối Dây, Tân Châu, Tây Ninh) nổi như cồn với những chiếc máy bay trực thăng mang thương hiệu “Hai lúa”. Bắt đầu từ ước mơ chế tạo máy bay trực thăng để bay trên vùng rẫy bón phân như ngành nông nghiệp Mỹ đã thực hiện, ông Hải dành nhiều thời gian tìm tòi, học hỏi quy trình vận hành, nguyên tắc hoạt động của máy bay.

Sau một thời gian dài nghiên cứu, năm 2003 ông chế tạo chiếc máy bay trực thăng đầu tiên. Năm 2005 chiếc máy bay thứ hai ra đời, cải tiến, hiện đại hơn chiếc trước mà giá thành chỉ bằng... một chiếc ôtô. Ông đã cùng cộng sự đưa máy bay ra đồng bay thử. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng kết luận máy bay “không thể bay được”.



Chiếc trực thăng đầu tiên của ông Hải được trưng bày tại Viện Bảo tàng New York - Mỹ.

Việc một nông dân chế tạo máy bay bằng phương pháp thủ công đã được một số tổ chức khoa học kỹ thuật trên thế giới ghi nhận. Họ đã liên hệ để đưa chiếc “trực thăng ông Hải” đi chu du, triển lãm ở nhiều nước, từ Mỹ, Đức, Nhật đến Hàn Quốc, Singapore, Úc... và công nhận ông là “kỹ sư - nhà nông”.

2 chiếc máy bay trực thăng "made in Việt Nam" do ông chế tạo đã được "xuất khẩu" ra nước ngoài. Chiếc đầu tiên bán cho Viện Bảo tàng New York (Mỹ), chiếc thứ hai bán cho Viện bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Busan (Hàn Quốc). Số tiền bán máy bay trực thăng được ông sử dụng vào việc chế tạo ra các thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp.

Cũng như ông Hải, anh kỹ sư Phạm Xuân Quốc, ở TPHCM đã chế tạo thành công máy bay để thỏa ước mơ bay của mình. Gần 10 năm anh Quốc tự mày mò chế tạo một chiếc trực thăng nhỏ có người lái. Không kinh nghiệm, khái niệm động lực học cũng rất ít, cũng không có sự hỗ trợ của một nhân viên kỹ thuật hay chuyên gia nào, người kỹ sư điện tự mình suy nghĩ ra mô hình, rồi ráp động cơ...



Anh Quốc với gần 10 năm chế tạo máy bay để thỏa mãn ước mơ bay của mình

Chiếc trực thăng nhỏ chỉ có một khung sườn, động cơ xăng đặt phía sau ghế lái. Trực thăng có 2 tầng cánh quạt, mỗi tầng 2 cánh quay trên một trục, phía trước có ghế ngồi, ở dưới là hệ thống chân đỡ, phía sau có bánh lái.

Theo anh Quốc, đây là loại trực thăng mini bay theo kiểu thể thao, một người ngồi điều khiển, thân máy bay làm bằng inox, một số bộ phận bằng hợp kim nhôm. Xăng có thể dùng được là A92. Viên kỹ sư cho biết, trên thế giới có rất nhiều trực thăng kiểu này.

Mới đây nhất, thông tin anh thợ sửa xe máy ở Hà Nội chế tạo thành công máy bay khiến nhiều người ngỡ ngàng thán phục. Sau 3 tháng miệt mài chế tạo, anh Nguyễn Văn Thắng (44 tuổi) ở tổ 7, phố Gia Quất, quận Long Biên, Hà Nội đã “chế” thành công máy bay trực thăng cỡ nhỏ. Khi đem thử nghiệm, máy bay đã bay lên khỏi mặt đất được 50 cm.



Anh Nguyễn Văn Thắng bên chiếc máy bay trực thăng cỡ nhỏ

Khung máy bay được làm từ loại thép có độ đàn hồi cao, chịu lực tốt. Cánh quạt quay của máy bay, làm từ loại thép dẻo làm “xương sống cho cánh rồi bọc lớp inox vào hàn lại. Đặc biệt, động cơ 38KW từ ô tô cũ (vòng tua 4.500 - 5.000 vòng/phút) anh Thắng “độ” xuống còn 700 vòng trên phút. Điểm khác biệt lớn nhất ở chiếc trực thăng chính là bộ phận “đĩa chao”. Đây bộ phận giúp máy bay giữ cân bằng khi bay trên không, để chế tạo được nó anh Thắng đã mất khá nhiều thời gian.

Máy bay của Thắng dù chỉ chở được 1 phi công, nhưng theo anh Thắng thì đó là một thành công lớn. Bởi làm được một chiếc máy bay đã khó, nay để nó cất cánh được lại càng khó hơn.

“Hiện tại tôi cũng chưa có kế hoạch gì cụ thể. Nhưng trong tương lai tôi mong muốn, chiếc máy bay của tôi sẽ được cải tiến thành công, ứng dụng vào đời sống. Máy bay của tôi sẽ chao liệng trên bầu trời, đến những vùng lũ lụt cứu trợ, hay tham gia chữa cháy ở những tòa nhà cao tầng”, anh Thắng cười tươi khi nói về chiếc máy bay.
@tuyen_kientruc2013 rất tiếc là ở VN những sáng chế như thế này không được ủng hộ nhiều. Ai có đam mê lắm mới làm nổi.
@tuyen_kientruc2013 Không có chính sách trọng dụng, hổ trợ nghiên cứu triển khai,...là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng chảy chất xám!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019