Intel Core Ultra 5 245K là lựa chọn thấp hơn, nằm trong dải sản phẩm vi xử lý máy tính để bàn hướng tới phân khúc tầm trung. Nhắm đến thay thế cho Core i5-14600K trước đây, Core Ultra 5 245K cung cấp hiệu năng tăng nhẹ, trong khi cải thiện lớn ở nhiệt độ và mức tiêu thụ năng lượng nhờ kiến trúc cùng tiến trình công nghệ mới.
Intel Core Ultra 5 245K sở hữu 14 luồng xử lý, trong đó gồm 6 nhân hiệu năng cao (Performance core) và 8 nhân tiết kiệm điện (Efficient core). Mức xung hoạt động cơ bản của P-core và E-core lần lượt là 4.2 GHz và 3.6 GHz, khi cần thiết có thể chạy ở xung Turbo tương ứng 5.2 GHz và 4.6 GHz. Khác với anh cả Core Ultra 9 285K, công nghệ Intel Turbo Boost Max 3.0 và Intel Thermal Velocity Boost không được trang bị trên Core Ultra 5 245K. Bộ nhớ đệm Intel Smart Cache dung lượng 24 MB, trong khi bộ đệm L2 dung lượng 26 MB. Con chip hoạt động ở mức PBP (Processor Base Power) 125 W, trong khi MTP (Maximum Turbo Power) ở 159 W.
Tích hợp bên trong Core Ultra 5 245K là nhân đồ họa Intel Graphics với 4 Xe-core, cung cấp hiệu năng xử lý AI tối đa 8 TOPS (Int8), xung gốc 300 MHz và cao nhất 1.9 GHz. Như các vi xử lý khác trong thế hệ Arrow Lake-S, Core Ultra 5 245K tích hợp sẵn bộ xử lý AI (NPU - Neural Processing Unit) có tên là Intel AI Boost, hiệu năng đạt mức 13 TOPS (Int8), hỗ trợ các AI framework như OpenVINO, WindowsML, DirectML, ONNX RT, WebNN.
Intel Core Ultra 5 245K
Intel Core Ultra 5 245K sở hữu 14 luồng xử lý, trong đó gồm 6 nhân hiệu năng cao (Performance core) và 8 nhân tiết kiệm điện (Efficient core). Mức xung hoạt động cơ bản của P-core và E-core lần lượt là 4.2 GHz và 3.6 GHz, khi cần thiết có thể chạy ở xung Turbo tương ứng 5.2 GHz và 4.6 GHz. Khác với anh cả Core Ultra 9 285K, công nghệ Intel Turbo Boost Max 3.0 và Intel Thermal Velocity Boost không được trang bị trên Core Ultra 5 245K. Bộ nhớ đệm Intel Smart Cache dung lượng 24 MB, trong khi bộ đệm L2 dung lượng 26 MB. Con chip hoạt động ở mức PBP (Processor Base Power) 125 W, trong khi MTP (Maximum Turbo Power) ở 159 W.
Tích hợp bên trong Core Ultra 5 245K là nhân đồ họa Intel Graphics với 4 Xe-core, cung cấp hiệu năng xử lý AI tối đa 8 TOPS (Int8), xung gốc 300 MHz và cao nhất 1.9 GHz. Như các vi xử lý khác trong thế hệ Arrow Lake-S, Core Ultra 5 245K tích hợp sẵn bộ xử lý AI (NPU - Neural Processing Unit) có tên là Intel AI Boost, hiệu năng đạt mức 13 TOPS (Int8), hỗ trợ các AI framework như OpenVINO, WindowsML, DirectML, ONNX RT, WebNN.
Có nhiều tiến trình công nghệ đã được ứng dung để tạo nên Core Ultra 200S. Với thiết kế chiplet, con chip chứa bên trong là 6 “viên gạch” (tile) có chức năng khác nhau, gồm Compute Tile (TSMC N3B), Graphics Tile (TSMC N5P), SoC Tile (TSMC N6), I/O Tile (TSMC N6), Filler Tile (để tạo mặt phẳng cân bằng cho việc lắp đặt IHS). Tất cả những tile kể trên sẽ được gắn trên Base Tile (tiến trình Intel 1227.1), sau cùng đóng gói bằng công nghệ 3D Foveros.
Tương tự như toàn bộ dòng sản phẩm Core Ultra 200S, người dùng muốn trang bị nền tảng mới cần phải thay đổi mainboard, chuyển qua socket Intel LGA 1851. Core Ultra 5 245K cũng không còn hỗ trợ DDR4 nên bộ nhớ trong bắt buộc là DDR5, bù lại những thành phần khác có thể tận dụng linh kiện sẵn có.
COLORFUL CVN Z890M GAMING FROZEN V20
COLORFUL CVN Z890M GAMING FROZEN V20 là mainboard có giá bán tương đối dễ chịu ở thời điểm hiện tại nếu như muốn xây dựng hệ thống LGA 1851 mới. Điều này cũng khó trách các hãng sản xuất mainboard khi Intel chưa chính thức tung ra chipset tầm trung (B860) và phổ thông (H810), trong khi chipset Z890 tầm cao thì lại có giá khá đắt. Điểm mình không thích nhất ở CVN Z890M GAMING FROZEN V20 có lẽ là BIOS. Mình chưa quen thuộc với cách thiết kế BIOS của COLORFUL, tính ra đến nay chắc mình chỉ mới sử dụng khoảng 3 mainboard COLORFUL mà thôi.
Là mainboard tông trắng, cách đóng hộp của COLORFUL dành cho CVN Z890M GAMING FROZEN V20 cũng thể hiện được điều đó. Có thể thấy rằng trong xu thế khoảng 1 vài năm trở lại đây, nhiều nhà sản xuất bắt đầu cung cấp lựa chọn mainboard trắng cho người dùng vì nhu cầu lớn, tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng có đủ ngân sách cho hàng cao cấp. Trước đây mainboard trắng thường chỉ là màu bạc và đa phần nằm ở các khối tản nhiệt hay lớp giáp phủ bo mạch, dần dần về sau, màu trắng được làm cho cả PCB.
Quảng cáo
COLORFUL CVN Z890M GAMING FROZEN V20 là 1 mainboard trắng như tên gọi của nó - PCB trắng, tản nhiệt trắng ngả bạc và thêm cả phần “support” của các ốp khe cắm (RAM, PCIe). Nhìn chung khách hàng muốn ráp dàn máy trắng giờ đã không còn khó khăn nữa, giá dễ chịu hơn, đa dạng sản phẩm từ ASUS, GIGABYTE, ASRock tới COLORFUL (MSI tuy có tông trắng nhưng vẫn sử dụng PCB đen).
CVN Series là dải sản phẩm mainboard chỉ đứng sau iGame Series cao cấp, vì vậy độ hoàn thiện tổng thể nhìn chung là tương đối ổn. Đáng tiếc mẫu mình mượn được ở Việt Nam ngay thời điểm thử nghiệm hồi cuối tháng 10 vừa qua chỉ thuộc phân khúc tiệm cận tầm trung. Chính vì vậy, các tính năng và thiết kế khá quen thuộc. Mainboard có cỡ m-ATX, họa tiết trang trí trên nền PCB (trước và sau) được gọi là CVN-HOROCYCLE, lấy cảm hứng từ horocycle hay còn gọi là vòng cực hạn.
Con chip Realtek RTL8125BG cung cấp kết nối mạng LAN RJ45 2.5G cho mainboard được đặt ở mặt dưới.
Quảng cáo
COLORFUL có thói quen sử dụng 2 con số đầu tiên của mã chipset để làm thành điểm nhấn cũng như cách phân biệt giữa những sản phẩm khác nhau. Tương ứng với thế hệ này - Z890 - thì số 89 sẽ được dùng để trang trí ở mặt dưới cũng như trên khối tản nhiệt VRM.
Có 4 khe RAM DDR5 trên CVN Z890M GAMING FROZEN V20, hỗ trợ tối đa 192 GB dung lượng (mỗi khe cắm cao nhất 48 GB) và tốc độ tới 8400 MT/s (OC). Khe RAM DDR5 này là loại khóa 1 đầu với phần giáp kim loại gia cố độ cứng, khả năng chịu lực khi người dùng lắp đặt.
Không có LED 7 đoạn thể hiện mã lỗi khi khởi động, tuy nhiên COLORFUL trang bị đèn debug cho CVN Z890M GAMING FROZEN V20. Vẫn là 4 đèn quen thuộc, cá nhân mình thấy debug LED này dễ sử dụng và đoán lỗi hơn là LED 7 đoạn, nó trực quan vì sẽ ngừng lại ở phần linh kiện nào gặp vấn đề (CPU, DRAM, GPU, BOOT). Đèn BOOT sáng thì mọi thứ ổn, ngược lại khi các đèn còn lại sáng ở đâu thì đoán lỗi ở đó.
Có 4 cổng SATA 6 Gbps cho ổ cứng thế hệ cũ, trong khi với M.2 SSD, người dùng được cung cấp tới 5 khe cắm, gồm 1 khe PCIe 5.0 x4 (khe gần CPU nhất) và 4 khe PCIe 4.0 x4. Cấu hình RAID hỗ trợ là 0, 1, 5, 10.
Phần âm thanh trên mainboard được cung cấp bởi con chip Realtek ALC897, hỗ trợ tối đa 5.1 kênh. Khu vực PCB cho âm thanh cũng được chia tách riêng biệt với tổng thể để tránh nhiễu. Ở đây, loại tụ hóa chuyên dụng cho âm thanh thay thế cho tụ rắn.
Các cổng kết nối ở back I/O gồm có cổng xuất tín hiệu hình ảnh HDMI 2.0 (4K @ 60 Hz), DisplayPort 1.4 (8K @ 60 Hz), nút BIOS UPDATE, 1 cổng USB 3.2 Gen 2x2 Type-C, 1 cổng USB 3.2 Gen 2 Type-C, 4 cổng USB 3.2 Gen 1 Type-A, 2 cổng USB 3.2 Gen 2 Type-A, cổng LAN RJ45 2.5G, đầu gắn antenna Wi-Fi 6E và 3 cổng âm thanh 3.5 mm. BIOS UPDATE là 1 tính năng đáng giá và mình mừng vì thấy nó được phổ biến rộng rãi, kể cả trên các mainboard không quá mắc.
Có tổng cộng 5 khe M.2 SSD nhưng số lượng tản nhiệt chỉ đủ cho 4, dù vậy tấm tản nhiệt cho khe M.2 ở dưới cuối cùng mainboard có thể chuyển qua để sử dụng cho khe kế bên khu vực RAM.
COLORFUL không trang bị tản nhiệt cho mặt dưới M.2 SSD mà chỉ có 1 phần đệm mút. Đây là chi tiết để cắt giảm giá bán. Bù lại tất cả các khe M.2 đều hỗ trợ gắn và cố định SSD không cần ốc vít mà sử dụng ngàm gài.
Phần VRM trên CVN Z890M GAMING FROZEN V20 có thiết kế 14+1+1+1 pha DrMOS 60A, được tản nhiệt bởi khối kim loại lớn, đảm bảo quá trình hoạt động tối ưu. Bên cạnh đó, các khe RAM sử dụng kiểu hàn SMT thay vì DIP thông thường, tối đa sự ổn định của luồng tín hiệu, từ đó cho phép RAM chạy được ở xung cao dễ dàng. Mainboard được trải qua các bài thử nghiệm khắc nghiệt, có khả năng chống quá tải, quá áp, tĩnh điện, hơi ẩm, sét và nhiệt độ cao.
Cấu hình thử nghiệm
- CPU: Intel Core Ultra 5 245K
- Mainboard: COLORFUL CVN Z890M GAMING FROZEN V20
- RAM: Kingston FURY Renegade CUDIMM DDR5-8200 24 GB x 2
- Cooler: ASUS ROF RYUJIN III 360 ARGB EXTREME
- SSD: Kingston NV3 1 TB
- VGA: NVIDIA GeForce RTX 2070 SUPER
- PSU: FSP Hydro PTM PRO 1200W
Kết quả thử nghiệm
Với những cải tiến về thiết kế, cách đóng gói và cả tiến trình sản xuất, bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng được Core Ultra 5 245K ở mức hiệu năng tối đa với những lựa chọn tản nhiệt khí thông thường. Tản nhiệt trong cấu hình thử nghiệm là quá lố so với Core Ultra 5 245K, vì vậy ngay cả ở trạng thái chạy hết công suất, nhiệt độ CPU cao nhất chỉ khoảng 62 độ (lúc này con chip gần chạm ngưỡng MTP 159 W, Cinebench R23 loop).
Những thứ làm mình ngạc nhiên đã được liệt kê ở bài viết về Intel Core Ultra 9 285K rồi. Nhìn chung Core Ultra 5 245K cung cấp hiệu năng nhỉnh hơn thế hệ Raptor Lake-S trước đó, tuy không nhiều nhưng bù lại khả năng tiết kiệm điện và nhiệt độ là rất tốt. Hiện tại thì đại diện Intel cho biết mức hiệu năng mà mình hay các kênh truyền thông thế giới thực hiện thử nghiệm vẫn chưa đạt được kỳ vọng của họ, sẽ có bản vá lỗi trong thời gian tới. Do đó hãy coi những kết quả trong bài này là mức tham khảo, khoảng cuối năm nay hoặc đầu 2025 thì các vi xử lý Core Ultra 200S có thể sẽ còn bứt phá hơn nữa.
Thử nghiệm Intel Core Ultra 9 285K với mainboard GIGABYTE Z890 AORUS MASTER