Thử nghiệm Intel Core Ultra 9 285K với mainboard GIGABYTE Z890 AORUS MASTER

Lư Thế Nghĩa
24/10/2024 15:14Phản hồi: 177
Thử nghiệm Intel Core Ultra 9 285K với mainboard GIGABYTE Z890 AORUS MASTER
Intel Core Ultra 200S hay Arrow Lake-S mà cụ thể hơn là mẫu Core Ultra 9 285K - CPU desktop đầu bảng trong đợt ra mắt gần đây - đã có những màn trình diễn, theo mình là, ngoạn mục. Dường như với canh bạc tất tay của CEO Pat Gelsinger, mọi chuyện đang đi đúng hướng, ít nhất là với mảng vi xử lý cho thị trường tiêu dùng. Trên thiết bị di động, Lunar Lake hoàn toàn đáp ứng tốt cho nhu cầu mỏng nhẹ, tiết kiệm năng lượng, còn trên máy tính để bàn, Core Ultra 200S không chỉ mang tới hiệu năng cao hơn, đồng thời còn mát mẻ và ít tốn điện.

Intel Core Ultra 9 285K


Nhân vật chính trong bài viết này là Core Ultra 9 285K - 1 trong 2 mẫu CPU thử nghiệm mà mình nhận được từ Intel. Những chi tiết về kiến trúc, thiết kế và cải tiến bên trong con chip xin hẹn lại ở bài viết sâu hơn, còn ở đây mình chỉ điểm sơ thông số chính.

intel-core-ultra-9-285k-1.jpg

Intel Core Ultra 9 285K có tới 24 nhân/luồng xử lý, gồm 8 nhân Performance và 16 nhân Efficient. Mức xung hoạt động cơ bản của nhân P và nhân E lần lượt là 3.7 GHz và 3.2 GHz, khi Turbo đạt mức tương ứng 5.5 GHz và 4.6 GHz. Sản phẩm có công nghệ Turbo Boost Max 3.0 lên 5.6 GHz, còn TVB (Thermal Velocity Boost) ở ngưỡng cao hơn - 5.7 GHz. Bộ đệm Intel Smart Cache trên Core Ultra 9 285K là 36 MB, bộ đệm L2 là 40 MB. Tích hợp bên trong Core Ultra 5 245K là đồ họa Intel Graphics với 4 nhân Xe, cho hiệu năng INT8 tối đa 8 TOPS. Bên cạnh đó là NPU Intel AI Boost với hiệu năng xử lý Int8 lớn nhất 13 TOPS. PBP (Processor Base Power) của Core Ultra 9 285K là 125 W, nhưng khi hoạt động tối đa, con chip có thể kéo tới 250 W MTP (Maximum Turbo Power).

intel-core-ultra-9-285k-2.jpg

Intel Core Ultra 200S tương thích với socket LGA 1851, không hỗ trợ ngược LGA 1700 dù rằng kích thước vật lý (dài x rộng) là như nhau. Chính vì cả 2 chiều giữ nguyên nên người dùng có thể tận dụng được các tản nhiệt trước đó. Độ dày của Arrow Lake-S cao hơn 1 chút so với Raptor Lake-S (Refresh) nên lực siết ốc tản nhiệt sẽ cần ít hơn. Ngoài ra những ai có ý định sử dụng phụ kiện chống cong thì xin chia buồn, bạn cần chờ thêm ít lâu để có phiên bản mới, những dự đoán trước đây đã “lọt hố” do bề mặt IHS thay đổi.

intel-core-ultra-9-285k-3.jpg

Với thiết kế chiplet, bên trong Intel Arrow Lake-S có 6 tile cùng tiến trình sản xuất khác nhau để tối ưu hiệu năng và chi phí. Những tile này gồm Compute Tile (TSMC N3B), Graphics Tile (TSMC N5P), SoC Tile (TSMC N6), I/O Tile (TSMC N6), Filler Tile (để tạo mặt phẳng cân bằng cho việc lắp đặt IHS). Các tile với chức năng khác nhau sẽ cùng gắn trên Base Tile, sản xuất bằng tiến trình Intel 1227.1, rồi đóng gói bằng công nghệ 3D Foveros.

GIGABYTE Z890 AORUS MASTER


Là mẫu mainboard cao cấp nhất hiện tại hỗ trợ Core Ultra 200S, GIGABYTE trang bị cho Z890 AORUS MASTER nhiều tính năng và thiết kế mới, đặc biệt ứng dụng AI vào ép xung, hay nói khác đi là thay vì bạn phải tự tìm ra mức tối ưu hiệu năng bằng tay với cách thử - sai, AI sẽ làm cho bạn chuyện đó. Điểm duy nhất khiến mình chưa thực sự hài lòng với Z890 AORUS MASTER là nó không có giáp lưng - backplate, khiến cho tổng thể bo mạch không đủ độ cứng cáp tương xứng với phân cấp sản phẩm.

gigabyte-z890-aorus-master-tinhte-3.jpg

Mình nhận được mainboard chipset Z890 đầu tiên không phải là Z890 AORUS MASTER mà là MAXIMUS Z890 HERO, tuy nhiên do vài vấn đề về khe PCIe (mình sẽ nói rõ hơn ở bài viết riêng) nên sản phẩm của GIGABYTE sẽ được dùng cho cấu hình thử nghiệm CPU mới. Ngoài việc loại bỏ đi backplate kim loại thì các thiết kế và tính năng khác trên Z890 AORUS MASTER đều ổn.

gigabyte-z890-aorus-master-tinhte-7.jpg

Quảng cáo



GIGABYTE Z890 AORUS MASTER có kích thước ATX tiêu chuẩn, nổi bật ở mặt trên là dàn tản nhiệt VRM cỡ lớn cũng như tản nhiệt M.2 SSD mới. Cả 2 khối tản nhiệt pha nguồn được nối với nhau bằng heatpipe, dàn đều và chia sẻ nhiệt lượng để có thể làm mát tốt nhất. Phía trên khối kim loại là đèn LED RGB, không trang bị màn hình hay quạt làm mát chủ động. Phần thermal pad hiệu năng cao có chỉ số dẫn nhiệt tới 7 W/mK.

gigabyte-z890-aorus-master-tinhte-5.jpg
gigabyte-z890-aorus-master-tinhte-11.jpg

Hầu như các lựa chọn mainboard Z890 đầu bảng đợt này đều thiết kế tản nhiệt M.2 SSD có khả năng tháo lắp nhanh. Đây là 1 điểm nâng cấp mình thấy rất hay vì khi đã lắp đặt trong thùng máy, việc thay thế SSD khi cần rất khó khăn, đặc biệt là thùng máy thường để mainboard dựng đứng, không gian nhỏ, thao tác khó. Combo tháo lắp nhanh tản nhiệt và cố định SSD bằng ngàm gài là 1 trong những nâng cấp QoL đáng khen.

gigabyte-z890-aorus-master-tinhte-6.jpg

2 khe DDR5 chính trong số 4 khe RAM trên Z890 AORUS MASTER được GIGABYTE gia cố bằng kim loại, gọi là Memory UD (Ultra Durable) Slot. Chúng là loại khe cắm 2 đầu khóa và đây cũng là lý do mà mình thắc mắc từ Computex 2024 tới giờ chưa có lời giải thỏa đáng. Không hiểu vì sao có nhà sản xuất chọn sử dụng khe RAM 2 đầu khóa trở lại thay vì 1 đầu khóa và 1 đầu cố định. Theo trải nghiệm cá nhân, mình thấy loại khe RAM 1 đầu cố định cho thao tác dễ dàng hơn. Cả 4 khe RAM đều sử dụng kiểu hàn dán SMD để hạn chế tình trạng xuống cấp theo thời gian. Z890 AORUS MASTER hỗ trợ tối đa 256 GB RAM (4 x 64 GB), tốc độ cao nhất 9500 MT/s (dĩ nhiên là ép xung). Phụ kiện đi kèm có 1 quạt nhỏ để gắn làm mát cho khu vực RAM.

Quảng cáo


gigabyte-z890-aorus-master-tinhte-10.jpg

Ngoài cặp đèn LED 7 đoạn hiển thị mã lỗi trong quá trình khởi động, GIGABYTE còn trang bị cho Z890 AORUS MASTER 1 dàn 4 đèn debug LED, tương ứng CPU, DRAM, VGA và Boot. Nếu chưa quen nhìn mã lỗi hoặc mất công tra bảng, bạn có thể nhìn debug LED để biết được quá trình khởi động vướng ở khâu nào rồi xử lý. Khu vực này còn có nút Power và Reset để tiện nhấn khi chưa/không lắp hoàn chỉnh dàn máy.

gigabyte-z890-aorus-master-tinhte-14.jpg

Các cổng giao tiếp ở back I/O gồm có 6 cổng USB 3.2 Gen 2 Type-A (đỏ), 4 cổng USB 3.2 Gen 1 Type-A (xanh), 2 cổng USB 2.0 Type-A (đen), 2 cổng Thunderbolt 4 USB Type-C, 1 cổng LAN RJ45 10 Gigabit, đầu nối antenna WiFi 7, 2 cổng âm thanh 3.5 mm (Mic và Line Out), 1 cổng quang S/PDIF. Nút Clear CMOS cho phép trả thiết lập BIOS/UEFI về mặc định khi cần, ngoài ra còn có nút Q-Flash Plus (kết hợp cùng cổng BIOS USB 3.2) để cập nhật BIOS nhanh, không cần có CPU hay RAM. Tính năng này hầu như đã trở thành tiêu chuẩn cho mainboard cao cấp vì sự tiện lợi của nó.

gigabyte-z890-aorus-master-tinhte-15.jpg
gigabyte-z890-aorus-master-tinhte-16.jpg

Mặt sau GIGABYTE Z890 AORUS MASTER, không có backplate kim loại. Ở đây có 1 thứ gọi là Ultra Durable PCIe Armor, gia cố thêm độ cứng chắc cho khe PCIe 5.0 x16 đầu tiên, nhất là trong trường hợp gắn card đồ họa cao cấp rất lớn và nặng.

gigabyte-z890-aorus-master-tinhte-18.jpg

Phía khe cắm PCIe 5.0 x16 mặt trên cũng được bao phủ bởi giáp kim loại. Theo mình thấy thì card có nặng cỡ nào đi nữa, trong trường hợp xấu nhất thì chỉ có thể gãy bo mạch card ở phần chân PCIe thôi, chứ cái khe trên mainboard thì trường tồn cùng năm tháng luôn. GIGABYTE cũng có thiết kế nút nhấn cho phép tháo nhanh card đồ họa - đây là tính năng tối cần thiết.

gigabyte-z890-aorus-master-tinhte-19.jpg
gigabyte-z890-aorus-master-tinhte-21.jpg
gigabyte-z890-aorus-master-tinhte-23.jpg

Để đáp ứng cho những vi xử lý cao cấp hay cụ thể là Core Ultra 9 285K ở thời điểm hiện tại, GIGABYTE Z890 AORUS MASTER sẵn sàng tới 21 pha nguồn kỹ thuật số, thành phần 18 + 1 + 2 pha. Phần VRM này gồm 18 pha dành cho VCCCORE (Smart Power Stage 110 A - Renesas R2209004 HB0) với thiết kế pha đôi song song, 1 pha dành cho VccGT (Dr.MOS 40 A) và 2 pha dành cho VccSA (Smart Power Stage 80 A). Con chip Renesas RAA229130 PWM được sử dụng để điều khiển phần VRM power stage. Gần đó là 2 con chip Intel JHL9040R điều khiển 2 cổng Thunderbolt 4.

gigabyte-z890-aorus-master-tinhte-9.jpg
gigabyte-z890-aorus-master-tinhte-26.jpg

GIGABYTE có sử dụng mô hình AI để tiến hành ép xung tự động, tìm ra điểm tối ưu nhất của các thành phần linh kiện. Do thời gian có hạn nên phần AI SNATCH này mình chưa thử kịp, chắc cũng phải hẹn lại lần khác. Nhìn chung nhờ AORUS AI SNATCH mà việc ép xung tăng hiệu năng giờ trở nên đơn giản hơn, kể cả cho những ai chưa biết ép xung là gì. Mô hình AI sẽ thay con người tinh chỉnh các chỉ số, thử rồi từ đó đưa ra thông số tốt nhất, người dùng chỉ việc áp dụng là xong.

Thành phần linh kiện khác

kingston-fury-renegade-1.jpg


Kit RAM mình sử dụng để thử nghiệm hệ thống Core Ultra 200S là Kingston FURY Renegade CUDIMM DDR5-8200 24 GB x 2. Đây là 1 trong số những kit RAM theo chuẩn mới, ra mắt để kết hợp với Arrow Lake-S nhằm đạt được mức xung hoạt động rất cao. Trong tương lai có thể sẽ có thêm lựa chọn đèn RGB trang trí, còn hiện tại mình thấy các mẫu RAM CUDIMM xung cao đều chỉ tập trung vào hiệu năng và khả năng tản nhiệt tốt.



Tản nhiệt AIO cho Core Ultra 9 285K là be quiet! LIGHT LOOP 360 White. Đây là 1 mẫu tản nhiệt có hiệu năng cao, chất lượng hoàn thiện tốt cùng khả năng bơm nước lại khi cần. be quiet! không bán chính hãng tại Việt Nam sản phẩm này, tuy nhiên mình có cơ hội mượn để trải nghiệm nên sẽ chia sẻ với các bạn trong bài viết khác.

Kem tản nhiệt mình sử dụng là Thermal Grizzly Kryonaut có chỉ số dẫn nhiệt 12.5 W/mK. Nhiệt độ phòng có máy lạnh, dao động trong khoảng 27 - 28 độ C.

Kết quả thử nghiệm

intel-core-ultra-9-285k-gigabyte-z890-aorus-master-tinhte (7).png


Cách thử nghiệm vi xử lý của mình cũng như trước đây, không ép xung và không tác động gì đến các thông số trong BIOS, tức là về cơ bản nếu bạn thiết lập 1 cấu hình sử dụng linh kiện tương tự, môi trường tương tự thì sẽ có điểm số ngang ngửa. Điều này cho bạn có cái nhìn tổng quan và tương đối chính xác về hiệu năng sản phẩm, còn nếu mình tiến hành tối ưu xong rồi mới thử nghiệm, khả năng bạn không đạt được như bài viết là khá cao, nó cũng không hay.

intel-core-ultra-9-285k-gigabyte-z890-aorus-master-tinhte (6).png

Có 3 thứ làm mình ngạc nhiên nhất ở Core Ultra 200S là hiệu năng, nhiệt độ và mức tiêu thụ năng lượng. So sánh với thế hệ liền kề trước đó - Raptor Lake-S Refresh - cụ thể là Core i9-14900K thì Core Ultra 9 285K hoàn toàn vượt trội ở cả 3 điểm trên. Con chip mới cho điểm số cao hơn nhưng mát hơn và ít tốn điện hơn. Có thể nói với Arrow Lake-S, Pat không còn gì để mất, nếu thất bại thì cầm chắc kết thúc luôn. May mắn thay, Core Ultra 200S tỏa sáng. Mình thấy rằng hiện tại không có lý do gì để mua Core i9-14900K nữa. Bạn muốn xây dựng hệ thống desktop mới, mạnh nhất cao nhất mà team xanh? Lấy luôn Core Ultra 9 285K khỏi suy nghĩ. Dĩ nhiên ở thời điểm này thì mainboard vẫn còn mới và giá cao, nếu vượt qua được rào cản chi phí hiện tại thì không có gì để bàn. Còn nếu đang ở thế hệ 11 về trước và muốn lên đời, đừng để mức giá có vẻ tốt của Gen 12/13/14 làm mờ mắt, hãy nhắm thẳng tới Core Ultra 200S, đảm bảo không hối hận.



Đi vào chi tiết, điểm số Cinebench R23 cho thấy Core Ultra 9 285K tăng khoảng 3% ở đa nhân và 2% ở đơn nhân. Quá ít không đáng nói, bạn sẽ nghĩ vậy đúng không? Hãy nhìn lại cấu trúc bên trong 2 con chip, Core i9-14900K có tới 32 luồng, trong khi Core Ultra 9 285K chỉ dừng lại ở 24 luồng (thấp hơn 33% luồng); còn xung đơn nhân tối đa của 14900K là 6 GHz, trong khi 285K chỉ có 5.7 GHz (thấp hơn 5%).

Điện năng hay mức công suất tiêu thụ của Core Ultra 9 285K, đo bằng HWiNFO khi chạy Cinebench R23 là chưa tới 250 W. Nhiệt độ thì sao? Dao động trong khoảng 75 - 78 độ. Mình nghĩ 3 điểm này là Core Ultra 200S đủ thuyết phục mình rồi.

Bạn thấy sao về Intel Core Ultra 9 285K?

Hãy mạnh dạn chia sẻ review về một món đồ, một dịch vụ mà bạn thấy hài lòng nhé. Thông tin của bạn giúp được cho rất rất nhiều người luôn đó, cảm ơn bạn trước :x

177 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

RIP AMDanh
@Dr.Son Thực tế thì lao động đi làm thuê nhiều hơn và chiếm số đông. Như phụ nữ là đa số thấy ko có nhu cầu đi mua Laptop, toàn làm PC ở cty tối về dùng dt, hoặc đc cty cấp cho con Laptop tạm tạm sơ cua thêm. Riêng Intel gen 12 trở lại vẫn cứ bán chạy thôi, đủ nhu cầu.
@Dr.Son Lần đầu tôi thấy game thủ đông hơn tất cả. Người chơi Game cũng là người đi làm nói chung nhưng người đi làm chưa chắc người ta đã làm Game thủ. Trong công việc ai cũng chơi game để giải trí nhưng đó không thể gọi là game thủ được. Với việc chơi game để giải trí thôi thì mấy con máy cấu hình không cao lắm cũng đáp ứng được rồi.
@duydoan227 Bạn đọc thiếu "Trong phân khúc CPU CAO CẤP"
Chứ mình ko nói đến mọi phân khúc.
Nói đến mọi phân khúc thì người làm văn phòng mới là đông nhất.
@williamcuong282 Mình đang nói tới phân khúc CPU CAO CẤP bác ạ.
Tệ cả game lẫn công việc, quá tệ là đằng khác .Sang năm ko biết có còn cải thiện đc gì ko hay CPU cho thị trường dân dụng đã tới giới hạn ? 9800X3D cũng chỉ tăng 8% hiệu năng chơi game vs 7800X3D
@jacktruong Rác rưởi như intel chỉ làm ra những thứ rác rưởi thôi
@jacktruong @chuate92 hâhhahahaahahah
@jacktruong Bí quá thì thêm nhân vào là được. Teo bày ra P core E core phông bạt điểm bench chứ AMD tới 24-32 nhân thực vẫn ổn định ở mức xung cao, cụ thể là đám Threadripper đó. 😁
Nhồi 1 đống E core 😆, không thể nào thêm quá 8 P core. Desktop cần hiệu năng mạnh hơn chứ tiết kiệm điện hơn chút làm dell gì không biết
@t_snow Éo nhét bịp core vào thì điểm cineben thấp tè ai mua.
Nghĩa ơi là Nghĩa . Nghĩa được ăn bao nhiêu tiền của intel vậy Nghĩa 😆😆😆😆😆
image.jpg
image.jpg
image.jpg
@nguyễn chí danh@3 đám cuồng inteo lý do là cpu mới nhằm tiết kiệm điện nên hiệu năng thấp.
@ragefighter Báo chí đang chửi intel như 🐶🐶 🤣🤣🤣🤣🤣🤣
@nguyễn chí danh@3 Cầu nầy trong bài "Nhân vật chính trong bài viết này là Core Ultra 9 285K - 1 trong 2 mẫu CPU thử nghiệm mà mình nhận được từ Intel......." thì hiểu Nghĩa sẽ nghiên về ai rồi hiiiiiii
Ddr5 88 latency . Cb r23 43k 😆😆😆😆😆😆😆😆😆😆😆
image.jpg
image.jpg
@Nitro 5 2021 Cái trò nhét 1 đống ecore để bench đó hả, hiệu năng thực tế sau 2 gen tăng được nhiêu, hay nhiều cái còn thua. Fan cuồng intel giờ mua để tận hưởng những cải tiến vượt trội như
Thay socket đổi main =)))
Không còn bị cháy silicon crash sml 😃, còn lỗi bảo mật thì chắc vài năm nữa mới biết.
Nói chung đỉnh quá nên lao dốc, cắt giảm bị gạ mua lại khắp nơi 🤣
@nguyễn chí danh@3 Ừ, 7800x3d nó mua về để gamming mà? Sản lượng của TSMC có đủ gánh đâu mà chả hết hàng? Thế nên giờ 9800X3D cũng nâng hiệu năng kiểu Zen5% ấy hả?
@Nitro 5 2021 có 5% t cũng mua dù gì intel cũng éo tài nào mà bật lại AMD 😆) intel quá rác rưởi
@nguyễn chí danh@3 IMC còn ngu thì cũng chả ắn được. Mỗi tội anh AMD lại hút máu thì lại k có hàng ngon mà mua
Này thì ultra 9 285k hâhhahahahahaahah
image.jpg
image.jpg
image.jpg
Bài của bạn Nghĩa và mấy anh Youtuber VN vẫn nâng bi Tèo nhiều lắm.

Xem bài đánh giá công tâm và chi tiết của anh tây này thì Tèo thua chặt rồi. Hiệu năng nhiều cái còn thua đời trước của chính mình, và dĩ nhiên là thua đứt đối thủ AMD. Còn nếu nói riêng về game thì đúng nghĩa hít khói của AMD.
Xem thêm chỉ số tiêu thụ watt điện thì cũng cải thiện so với 14th, nhưng tất nhiên là vẫn xách dép cho AMD ^^

Kết luận: thế hệ CPU này của Tèo là 1 cú flop nặng, chỉ là 1 giải pháp chữa cháy: cắt tính năng HT để giảm điện sửa lỗi cháy silicon của 14th. Giờ chỉ còn trông chờ vào độ... cuồng của fan xem có cứu được doanh số ko thôi. Chứ người dùng thông thường nhảy qua AMD nhiều lắm rồi !

@dualshoсk Intel nô đang khóc mướn cho ỉntel âhhahahahahahaha
@dualshoсk Công tâm cái đầu bờ, diễn biến 2 bên hồi mới bán không khác gì nhau cả mà sao kênh này đặt tiêu đề bên Intel "tiêu cực" thế nhỉ? Này là giật tít câu view hay là anti đây?
IMG-0664.png
IMG-0663.png
@Nam mười ngón ko tin kênh này thì có thể xem vài kênh khác cũng được mà. Số liệu không biết nói dối ! Đừng xem mấy tay reviewer ăn tiền của VN mình là được.
Ủa sao nói dòng 200 này sản xuất 3Nano mà giờ lại là 7nm vậy chèn hèn gì hiệu năng kg ăn được Ryzen 9000 ở 5nm
Buồn ghê...
@Nitro 5 2021 Có cái éo mà 3nm 😆))
@nguyễn chí danh@3 https://www.techpowerup.com/review/intel-core-ultra-9-285k/
@Nitro 5 2021 ??? Thì sao ??? Vẫn éo có cửa mà so với AMD 3nm bóc phét à ??
@nguyễn chí danh@3 AMD này 3nm vậy? Trừ mấy con EPYC nhé. Tính Ryzen thôi
Khách phổ thông có 3 loại nhu cầu cơ bản:
1. Làm việc
2. Chơi game
3. Chơi game + làm việc


Loại 1 thì chưa chắc đã mua CPU của Tèo. Còn 2,3 thì chắc chắn mua AMD, tầm này phải dốt lắm mới mua CPU của Tèo !
@dualshoсk Chỉ có mấy thằng bị intel nhồi sọ mới mua intel 😆))) đã thế giá main mới đắt vãi ccc
@nguyễn chí danh@3 Mà thế hệ này lại hát bài “đổi socket” phải ko nhỉ ? Bài ca truyền thống nhà Tèo ^^ các fan sướng trợn mắt
@dualshoсk Tưởng đâu ultra 9 285k ghê gớm lắm . Bị đám x3D đời 2022 đấm ultra 9 ko thở nổi luôn mà . Kỳ này tàn đời intel âhhahahahahahahahahah
@dualshoсk Pc nhét một tá bịp core chả biết để làm gì. App nặng hay nhẹ thì bịp core mà gánh cũng thành lag lòi lol. Mua i9 về tắt bịp core đi thì khác gì i7 mà éo tắt thì lag.
Khoan. Giờ mới đọc kỹ. Cái đoạn cuối kết luận là tăng có 3% xong bảo là “hãy nhìn lại cấu trúc bên trong..bla…bla…”.

Ủa tôi là người dùng tôi chỉ biết là hiệu năng đếch tăng thôi chứ cấu trúc cấu treo thì để làm gì ??? Văn đấy là tự an ủi à ???
@dualshoсk Ý là đổi cấu trúc không còn tỉ lệ 50% crash đổi hết cả tên nhằm che dấu cái quá khư dơ dáy đời 13,14 mà
@dualshoсk Cấu trúc không phải kiến trúc, khó hiểu quá hả =)))
@Lư Thế Nghĩa Là sao bạn ?? Tôi nhắc lại nguyên văn của bạn mà ?? Kiến trúc gì ở đây ??
có lộn kg mà đơn nhân tốt quá
Untitled-1.jpg
@Minhluantoshiba Xem video của anh tây này tổng thể hơn này bạn.

đợi sang năm RTX 50 series để lên luôn cả bộ là đẹp, máy cũng 4 5 tuổi rồi
Hun cái nè
@crazywin Chuẩn văn mẫu đây rồi. Quá chuẩn ! ^^
@nguyễn chí danh@3 Cho xin cái main nào có pcie 6.0 cái?
Main Z890 rẻ nhất có 8tr con nhé. Trong khi bọn X670 còn móc đâu ra 9tr đã khó
@Nitro 5 2021 T hỏi thằng kia chứ t éo nói main Z hay main X có pice 6.0 . M cần thiết phải mua x670 à ???
@nguyễn chí danh@3 Vô duyên vlone tiền người ta mua cái gì dùng thì mua khóc lóc cái éo gì không biết :v , cho t tiền đi t mua ủng hộ amd nhà m
Quá ghê gớm. Với intel ultra, chúng tôi tự tin sẽ khiến amd một lần nữa xuống đáy xã hội 🐧
Tưởng lại đổi socket 😆
@Bukkybois12 Sao ko đổi . Bớt giỡn đởi này là socket 1851 chứ ko phải socket 1700 mà ko đổi
@Bukkybois12 giữ đc cái tản cũ nha
@Bukkybois12 Nó đổi mà, tưởng gì?
Thằng intel là thánh ép đổi chip mà. Vẫn mất dạy.
Mình xem mấy trang nước ngoài review thì hiệu năng chơi game con ultra9 này còn kém hơn cả i5-14500K
Nói chung năm nay cả Intel v Amd lại thêm 1 năm ko có gì đột biến. May ra chip mobile thì được thêm tí pin
vậy là thằng cũ đã thay là thay cả mani lẫn chip quá chán.
@Bơm Lốp Tàu Hỏa "Đổi chip mới thì thay cả main mới luôn cho nó đồng bộ. Ai dùng lại main cũ làm gì" - Tôi trích lại văn của fan Tèo thôi nhé !
@Bơm Lốp Tàu Hỏa tưởng con i7 147k còn ngon lắm mà 😆
Tắt Ecore để Pcore có đủ điện boost và ăn không quá nhiều điện. Có bác nào thử tắt Ecore check performance khi không có HT không
Cười vô mặt
@DAVIDHUY08 Pcore đã ít, tắt phát là con 285K có khi chỉ bằng 12400F quốc dân hiện tại 🤣
@DAVIDHUY08 Tắt cả ecore lẫn HT đi thì ko đủ handle thread đâu. T tắt hết còn đúng 8p core, chạy Wukong có denouvo cpu nó chạy lag như mún tắt thở. phải bật HT thread lên mới mượt lại. Ko có HT thì cũng phải du di bật 8 ecore lên
@htux Bạn nói sao 14500 chơi 6 core vẫn mượt chẳng cần tới Ecore. Còn HT thì nhất định phải có để tăng luồng xử lý nay lại phải dành cho cái AI mà chưa thấy cần thiết cho game. Phần mềm giờ thụt cmn so với phần cứng rồi.
@DAVIDHUY08 14500 6 core tổng 12 luồng thì ko sao, nhưng nếu tắt cả HT lẫn ecore đi chỉ còn 8 core 8 luồng thì nó lại là vấn đề (ít nhất với mình) trên con 12700k. Tất nhiên enable HT lại thì ko vấn đề gì
@htux bác mua 5700g 2nd giá rẻ ở đâu uy tín vậy bác nhỉ,hic?

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019