Hydro Series H100i Pro RGB là dòng tản nhiệt nước AiO cao cấp của Corsair với một số điểm đáng chú ý như rad 240 mm, 2 quạt tốc độ cao với công nghệ quạt nâng maglev và block tích hợp đèn RGB tuỳ biến iCUE. Mình dùng chiếc tản này thay cho tản khí MSI Core Frozr XL đang dùng cho Core i9-9900K và bo mạch chủ MSI Z370 Gaming Pro Carbon AC và dưới đây là những đánh giá của mình về chiếc tản này.
Tản nhiệt nước AiO có nhiều ưu điểm so với tản nhiệt khí và mình nghĩ nếu có hầu bao dư dả tí, anh em nên đầu tư, nhất là với những phần cứng mạnh PC mạnh. Chẳng hạn như tình huống của mình, Core i9-9900K là con CPU phổ thông rất mạnh, TDP đến 95 W và mở khoá multiplier để chúng ta có thể ép lên mức xung cao hơn. Vì vậy để khai thác những lợi thế của con CPU này thì anh em cần phải đầu tư tản nhiệt nghiêm túc, ban đầu mình dùng tản khí Core Frozr XL - một con tản khí thuộc hàng rất mạnh và nó vẫn đủ sức để Core i9-9900K chạy lên mức xung 5 GHz dễ dàng.
Tuy nhiên, một nhược điểm của con tản này là nó quá to với 2 quạt cỡ lớn thành ra mình không thể gắn 4 thanh RAM với heatsink to uỳnh kiểu như Adata XPG vào hệ thống bởi nó đã che khuất 2 khe RAM gần nhất, rốt cuộc chỉ có thể gắn 2 thanh. Tản nhiệt nước AiO sẽ giúp anh em giải quyết vấn đề này bởi nó chỉ có phần block khá gọn tiếp xúc với CPU trong khi 2 ống và rad, quạt sẽ giải quyết phần còn lại. Thêm vào đó là hiệu năng của tản nhiệt nước có thể tốt hơn so với tản khí và về mặt thẩm mỹ thì anh em có thể thấy tản nước AiO khiến dàn máy trở nên chuyên nghiệp hơn, đỡ trống trải hơn so với tản khí.
Quy trình lắp tản nhiệt nước AiO:
Giờ thì mình tháo ra thay, quá trình này mình có chụp hình lại cho anh em dễ hình dung về các bước. Nếu có ý định lên tản nước AiO thì anh em có thể dễ hình dung làm theo nhé 😁.
Tản nhiệt nước AiO có nhiều ưu điểm so với tản nhiệt khí và mình nghĩ nếu có hầu bao dư dả tí, anh em nên đầu tư, nhất là với những phần cứng mạnh PC mạnh. Chẳng hạn như tình huống của mình, Core i9-9900K là con CPU phổ thông rất mạnh, TDP đến 95 W và mở khoá multiplier để chúng ta có thể ép lên mức xung cao hơn. Vì vậy để khai thác những lợi thế của con CPU này thì anh em cần phải đầu tư tản nhiệt nghiêm túc, ban đầu mình dùng tản khí Core Frozr XL - một con tản khí thuộc hàng rất mạnh và nó vẫn đủ sức để Core i9-9900K chạy lên mức xung 5 GHz dễ dàng.

Quy trình lắp tản nhiệt nước AiO:
Giờ thì mình tháo ra thay, quá trình này mình có chụp hình lại cho anh em dễ hình dung về các bước. Nếu có ý định lên tản nước AiO thì anh em có thể dễ hình dung làm theo nhé 😁.








Quảng cáo




Úp block này lên CPU, cho 4 con vít nâng vào đúng 4 lỗ trên bracket sau đó dùng 4 con ốc lớn siết lại là xong. Một chia sẻ nữa của mình là không nên dùng tua vít để siết, anh em chỉ cần dùng tay và siết để cảm nhận lực, khi siết thấy không còn vào nữa là được.

Quảng cáo

Giờ là tới đèn RGB cũng như để điều khiển quạt bằng Corsair LINK thì anh em gắn dây USB với một đầu microUSB vào block, đầu còn lại gắn vào socket USB trên bo mạch.

Thử nhanh hiệu năng tản nhiệt của Corsair H100i Pro RGB:
Các thử nghiệm của mình chủ yếu bằng Cinebench R15 và chơi game thực tế. Cinebench R15 cũng phản ánh rất tốt hiệu năng xử lý đơn và đa nhân của CPU cũng như khả năng làm mát của tản nhiệt khi chạy các bài test này. Nếu một hệ thống tản nhiệt đủ tốt thì nó sẽ giúp cho CPU đạt được hiệu năng cao ở các mức xung cơ bản cho đến OC như trường hợp của Core i9-9900K mình dùng. Hệ thống test gồm:
- CPU: Core i9-9900K 8 nhân 16 luồng, 3,6 - 5 GHz, 16 MB Cache, TDP 95 W;
- MOBO: MSI Z370 Gaming Pro Carbon AC;
- RAM: 2 x 8 GB ADATA XPG D40 DDR4-3000;
- SSD: WD Black 256 GB PCIe 3.0 x4 NVMe;
- GPU: Nvidia GeForce RTX 2080
- PSU: Corsair VS650;
- Màn hình: ASUS ROG Swift PG27U 4K HDR 144 Hz.

Với H100i Pro RGB, 5 GHz không thành vấn đề với nó nên mình thử ép xung lên 5,1 GHz với Vcore 1,35 V và cho chạy Cinebench R15 6 lần với 2 profile là Balanced và Performance. Kết quả mình nhận thấy ở chế độ Balanced, tốc độ máy bơm tối đa ở 2100 rpm, 2 quạt vẫn chạy xé gió ở tốc độ trên dưới 2500 rpm thì điểm Cinebench đa nhân đạt lần lượt các mức 2072, 2081, 2108 cb, điểm đơn nhân 220 cb cho 3 lần test.
Khi chuyển sang chế độ Performance, tốc độ máy bơm đẩy lên 2820 - 2850 rpm, quạt vẫn trên 2500 rpm thì điểm đa nhân có phần nhỉnh hơn với các mức 2127, 2135, 2139 cb, điểm đơn vân nhân vẫn 220 cb.
Xung CPU ở cả 2 chế độ này đều đạt 5090 - 5100 MHz toàn nhân, nhiệt độ thì có đôi chút khác biệt. Chẳng hạn như ở chế độ Balanced, nhiệt độ khi chạy Cinebench đa nhân vào khoảng 80 - 81 độ C trong khi chuyển sang Performance thì nhiệt độ giảm xuống khoảng vài độ, 78 - 79 độ C. Khi cho chạy bài test đa nhân nhiều lần thì nhiệt độ vẫn không quá ngưỡng 81 độ C. Khi nghỉ, nhiệt độ CPU ở chế độ Balanced là 35 độ C và ở chế độ Performance cũng tương tự ở mức 32 - 33 độ C. Khác biệt chính ở 2 chế độ Balanced và Performance đó là Normal sẽ tự động điều chỉnh tốc độ quạt và máy bơm theo tải còn Performance sẽ đẩy tốc độ máy bơm lên tối đa là 2850 rpm, quạt duy trì ở tốc độ 2300 - 2500 rpm không giảm xuống theo tải.
Ngoài ra Corsair LINK còn có chế độ Quiet, tốc độ máy bơm chỉ 1140 rpm và quạt khoảng 1100 rpm khi tải nhẹ tuy nhiên ở chế độ này thì hệ thống không đủ khả năng làm mát để giữ cho con Core i9-9900K tải nặng ở xung 5,1 GHz.


Như vậy với bài test nhanh trên, mình cho rằng H100i Pro RGB có thể tản nhiệt hiệu quả cho hầu hết các CPU dưới 95 W TDP. Như tình huống của Core i9-9900K mình đang dùng, 5 GHz toàn nhân không thành vấn đề, ép lên 5,1 GHz vẫn rất ổn nhưng mình vẫn chưa thể ép và chạy ổn định ở 5,2 GHz. Mặc dù mình đã OC lên 5,2 GHz và chạy thành công bài test đơn nhân Cinebench R15 nhưng đa nhân thì sập trong khi trần nhiệt của con Core i9-9900K vẫn còn xa như anh em đã thấy ở trên với 5,1 GHz ở 81 độ C thì 5,2 GHz mình nghĩ là có thể với con tản này. Trong vài ngày tới sẽ có bài đánh giá Core i9-9900K và những lưu ý nên anh em đón xem thêm nhé. Còn giờ là kết luận cho H100i Pro RGB.

