Thuật toán của Facebook đang trả tiền cho những tấm hình AI rẻ tiền và kém chất lượng

khoasdyn
7/8/2024 12:58Phản hồi: 1
Thuật toán của Facebook đang trả tiền cho những tấm hình AI rẻ tiền và kém chất lượng

Các hình ảnh được tạo bởi AI với chủ đề thương tâm và kì dị, đã mang đến cho các content creator từ vài trăm cho đến vài ngàn đô mỗi tháng.



Tại các nước đang phát triển như Ấn Độ, Indonesia, Philippin và trong đó có cả Việt Nam, một bộ phận content creator đang lợi dụng những lỗ hổng từ Facebook, cụ thể chương trình Creator Bonus Program sẽ trao thưởng cho những nội dung viral, tạo động lực cho các content creator dùng để kiếm tiền dựa trên lượt share, view và like trên nền tảng của họ.

image.png

Các hình ảnh được tạo bởi AI với chủ đề thương tâm và kì dị, đã mang đến cho các content creator từ vài trăm cho đến vài ngàn đô mỗi tháng. Gyan Abhishek một nhà sáng tạo nội dung với hơn 100 ngàn lượt subscribe trên Youtube, đã chia sẻ cách thức mà anh kiếm tiền bằng cách hình ảnh AI trên Facebook: "Người dân Ấn Độ rất nhạy cảm, hãy cho họ xem những tấm hình trẻ em nghèo đói, người già neo đơn, thiên tai tàn khốc.”

image.png


Hình ảnh diễn tả một người già với đống sâu bọ xung quanh dưới đây thu hút gần một ngìn lượt like chỉ trong vài tiếng. Theo Gyan Abhishek, thì “1000 lượt like tương ứng với 100 đô”, chỉ riêng với tấm hình ảnh cũng kiếm được vài trăm đô, một số tiền không hề nhỏ ở những nước đang phát triển.

image.png

Một tấm ảnh khác nhìn như một ngôi nhà mang hình dạng nấm kết hợp với tổ chim, đã thu hút cả những lượt theo dõi từ nước Mỹ. Gyan Abhishek nói rằng: “Người nước ngoài khá thích những vật thể độc lạ như thế này, hãy cho họ xem càng nhiều thì tiền bạn kiếm được càng nhiều. Đặc biệt các lượt traffic từ Mỹ sẽ có giá cao hơn nội địa rất nhiều.”

image.png

Đa số các tấm ảnh tràn lan mà bạn thấy được tạo ra chủ yếu từ công cụ của Microsoft (Bing Image Creator). Có rất nhiều người như Gyan Abhishek mở kênh Youtube và bán các khoá học dạy làm giàu từ AI. Họ nghiên cứu rất kĩ các cách thức lách luật trên Facebook, và hướng dẫn cực kì chi tiết cho các học viên tất tần tật mọi thứ từ chiến thuật content, đến cách lên lịch post bài… Họ cho rằng thuật toán của Facebook đang vô tình ủng hộ chuyện này, khi Facebook chỉ tính tiền dựa trên mức độ thu hút sự chú ý (engagement) từ các bài post.

image.png

image.png

Một cựu nhân viên Facebook cũng tiết lộ rằng ở các đợt layoffs của Facebook, họ đã sa thải lượng lớn nhân viên ở bộ phận kiểm duyệt nội dung trong năm vừa qua. Cho, hệ thống kiểm duyệt của Facebook hầu như bị quá tải đối với các hình ảnh AI ngập tràn trên nền tảng của họ. Với sự trợ giúp của AI, các content creator có thể tự động hoá nội dung và xuất bản hình ảnh với số lượng cực kì lớn trong thời gian ngắn, khiến hệ thống kiểm duyệt cũng đành bó tay, không giải quyết hết nổi. Và nếu bạn có bị khoá tài khoản hay bị vô hiệu hoá? Bất kể gặp vấn đề gì đi nữa thì các content creator luôn có cách lách được luật.

Quảng cáo



Các chủ đề được thay đổi liên tục để phù hợp xu hướng, và tránh bộ máy kiểm duyệt: “lần sinh nhật thứ 100”, “hình ảnh Chúa Giê Su với cô nhân viên nóng bỏng”, “trẻ em nghèo ở Châu Phi”…
image.png

Trong một video clip, một bạn trẻ có tên Crantii Yadav đã chia sẻ cách tạo các tài khoản giả mạo và hướng dẫn cách lên lịch spam vào các group. Chỉ với một chiếc điện thoại với tốc độ internet là 8 kb/s, hầu hết các người dân nghèo ở Ấn Độ không có máy tính và mọi thao tác đều chỉ thực hiện thông qua điện thoại.

image.png

Bên cạnh đó, còn có những thủ thuật tinh vi hơn, như có một công cụ tên là FewFeed, do một công ty ở Việt Nam phát triển. Công cụ có cách tính năng như tự động tạo hình ảnh mới liên tục và spam vào nhiều nhóm cùng lúc trên Facebook mỗi 15 phút, tự động delete một bài post nếu không đạt KPI, tự động sửa content để tránh hệ thống kiểm duyệt bằng cách thêm emoji, kí tự đặc biệt, sao chép các clip từ TikTok về xoá hết bản quyền và đăng lên lại Facebook …

image.png

Quảng cáo


Còn một chiêu trò khác để lách luật nữa là sử dụng một dịch vụ có tên Vercel, dịch vụ này sẽ giúp bạn tạo một album tương tự như của Facebook, nhưng khi click vào thì sẽ chuyển hướng sang một website khác.

image.png

Kết bài


Đây là một trong những vấn đề không xa lạ ở những nơi như Facebook, khi mối quan tâm hàng đầu của họ là lợi nhuận từ quảng cáo. Các bài đăng giật gân, tin giả mạo,… luôn tràn ngập các mạng xã hội. Nhưng với sự trợ giúp của AI, việc đăng bài spam trên Facebook đã lên một tầm cao mới và khó kiểm soát hơn rất nhiều. Thay vì lúc trước mọi người chỉ đơn giản copy-paste của nhau để đăng đi đăng lại một nội dung, thì giờ đây chỉ trong vòng mấy chục phút họ có thể tạo ra hàng trăm ngàn tấm hình hay video phù hợp với thị hiếu người xem. Mọi việc càng tồi tệ hơn khi chính Facebook là người trực tiếp trả tiền cho các content creator để họ làm những hành động trên.

Tham khảo

1 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hiện tại đa phần người dân bình thương vẫn chưa nắm được thế nào là ảnh tạo từ AI. Họ chỉ thấy đẹp và gần giống thật là họ sẽ tin là ảnh chụp thật. Nhưng mà mình thấy những trường hợp này sẽ thoái trào trong 2 năm nữa thôi.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019