Thuật toán sẽ là tương lai của nhiếp ảnh di động

Duy Luân
22/10/2018 22:25Phản hồi: 91
Thuật toán sẽ là tương lai của nhiếp ảnh di động
Với những giới hạn về không gian nhỏ hẹp và thời lượng pin cũng như sức mạnh xử lý, thuật toán là đường ra tốt nhất dành cho việc chụp ảnh trên điện thoại. Nhờ thuật toán, người ta có thể chụp ra những tấm hình đẹp hơn rất nhiều trong khi không cần phải thay đổi quá mạnh về phần cứng.

Chúng ta đang chạm tới các giới hạn vật lý


Trên di động, cảm biến ảnh không thể nào to như trên những chiếc DSLR hay thậm chí là full frame. Một cảm biến to như thế sẽ khiến điện thoại trở nên dành cộm và nó không còn là chiếc smartphone như chúng ta từng biết. Để đảm bảo thẩm mỹ và thiết kế, các nhà sản xuất buộc phải làm cảm biến nhỏ hơn.

Bạn có thể tưởng tượng về cảm biến ảnh giống như việc hứng nước mưa. Ánh sáng đi tới bề mặt cảm biến giống như mua rơi xuống mặt đường. Nếu bạn muốn hứng nước mưa, bạn sẽ cần tới một vài cái xô. Xô quá to thì không đặt được nhiều xô, xô nhỏ thì tăng được số lượng nhưng mỗi xô lại hứng được ít nước mưa hơn.

gettyimages-155858842_image-sensor.jpg

Tương tự cho cảm biến. Mỗi pixel to hơn sẽ thu nhận được nhiều ánh sáng hơn, tức ghi nhận được nhiều thông tin hơn và ảnh sẽ đẹp hơn khi chạy qua các luồng xử lý, nhưng khi đó độ phân giải sẽ không cao. Muốn độ phân giải cao thì tăng số pixel lên, nhưng khi đó mỗi pixel lại không còn nhận nhiều ánh sáng (thông tin) như xưa nên dễ thất thoát dữ liệu khi tổng hợp thành ảnh kết quả.

Do bị giới hạn nhiều về mặt vật lý, giải pháp phần mềm sẽ là hướng giải quyết cho các hạn chế hiện nay của nhiếp ảnh mobile như thông tin ghi nhận không nhiều, noise,...

Bản chất của ảnh số đã là thuật toán rồi

Trước khi tấm ảnh được tổng hợp ra cho bạn xem, nó thực chất chỉ là những điểm ảnh riêng lẻ, rời rạc và thậm chí còn chưa được kết nối lại thành một tấm hình đúng nghĩa. Để ra được ảnh kết quả, các dữ liệu ghi nhận từ cảm biến được cho chạy qua một luồng xử lý (image processing pipeline), trong đó bao gồm các công đoạn như:
  1. Tổng hợp màu từ ba màu cơ bản RGB
  2. Nội suy điểm ảnh bị thiếu bằng điểm ảnh lân cận
  3. Ghép các điểm ảnh
  4. Chạy thuật toán tăng cường độ nét, cân bằng màu
  5. Xác định các vùng sáng tối để đẩy thêm chi tiết nếu có
  6. Kết xuất
Về bản chất, mỗi nước trên đều là những thuật toán chạy bên dưới. Các thuật toán này không mới, nó đã được áp dụng từ nhiều chục năm nay và có hẳn một ngành gọi là computer vision chuyên nghiên cứu những thuật toán dạng này. Dạo gần đây chúng ta thấy thêm AI xuất hiện, thực chất AI chỉ là một cách nâng cao hơn, thông minh hơn cho các thuật toán xử lý hình ảnh mà thôi.

Tóm lại, bức ảnh mà bạn thấy thực chất đã là kết quả của nhiều thuật toán rồi chứ không phải giờ người ta mới bắt đầu áp dụng.

4455587_Moisac.png

Đối xử với ảnh như là một stream, không phải 1 tấm duy nhất


Chúng ta thường nghĩ về ảnh số như là 1 tấm ảnh duy nhất, nhưng với ảnh số di động thì không phải thế. Ánh sáng liên tục được đưa vào cảm biến, nhờ vậy bạn mới thấy được ảnh trên màn hình trước khi nhấn nút chụp đấy. Nó không hoạt động như DSLR, tức là có gương lật để lật lên hứng ánh sáng khi bấm nút chụp rồi sau đó hạ xuống lại.

Quảng cáo


Và cũng nhờ việc đối xử với ảnh như một chuỗi liên tục các chùm ánh sáng nên nhiếp ảnh di động đã tiến bộ hơn xưa rất nhiều, ví dụ như chụp nhiều tấm rồi ghép lại, ghi nhận ảnh liên tục để chồng lên nhau và xử lý cho giảm noise xuống thấp. Tính năng HDR cũng hoạt động theo cơ chế tương tự.

computational-photography.jpg.optimal.jpg

Ngay cả bây giờ việc zoom cũng sử dụng chuỗi hình ảnh ghép để cho ra kết quả tốt. Như chiếc Pixel 3 chẳng hạn, nó chẳng cần phải có camera kép mà vẫn chụp chân dung đẹp, hay các máy Pixel mới có thêm chế độ Nigh Shot thần thánh ghép nhiều ảnh liên tục để tạo ra ảnh chụp thiếu sáng cực kì ngon, sáng, không bị bệt và vẫn giữ lại độ chi tiết cao. Bạn có thể tải app Google Camera mới ở đây.

Nhờ sự đổi mới về tư duy và cách tiếp cận, chúng ta đã có thể khắc phục nhiều hạn chế của phần cứng camera trên di động.

Nhiều camera hơn


Một cách nữa để khắc phục hạn chế của camera đó là tăng số lượng camera lên. Thay vì phải thiết kế cơ chế zoom quang phức tạp, người ta chuyển giữa 2 camera với tiêu cự dài ngắn khác nhau. Thay vì phải sắm ống tele hay phải nghĩ cách triển khai ống tele lên điện thoại, người ta sử dụng camera thứ 2 để ghi nhận chiều sâu và dùng thuật toán để tạo ra hiệu ứng xóa phông tương tự.

Và không dừng ở 2 camera, chúng ta ngày càng thấy xuất hiện nhiều smartphone với 3 thậm chí là 4 camera. Mình không nghĩ con số này sẽ dừng lại, vì đơn giản là nếu không tăng được tính năng cho 1 camera thì thôi mình cứ gắn thêm camera với tính năng mong muốn cho nhanh 😁

Quảng cáo



Tham khảo: TechCrunch
91 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Google đã chứng minh đc mà không cần 2 camera 😁
lamtd
ĐẠI BÀNG
5 năm
@BlackBerryz Bạn nghĩ sao nếu 2 camera thì google có thể cho ra ảnh ngon hơn 69 lần?
@max-20091 Con nào tầm trung đến cao cấp chả có Dual Pixel hả bố tướng, tưởng mỗi BP3 có chắc, đó là tính năng trong cái cảm biến thôi, không phải cái gì thần thánh thế đâu.
@thenhantinh Gì thế, Dual Pixel ko phải hãng đt nào cũng có đâu, mình chỉ thấy Pixel 2, 3 với S7 S8 có thôi. Còn con nào có Dual Pixel nữa thì bạn chỉ cho mình đi 😃
Máy 2 cam đổ lên chắc chắn ko xài Dual Pixel vì xài cái này làm giảm chất lượng hình ảnh nhé 😁
liut123
TÍCH CỰC
5 năm
@Cuong Nb hình của ông trên chụp mà vô phán lấy nét đồ như đúng rồi, ổng thích lấy nét cái sân rồi sao? Xàm
Đợi máy ảnh 10 camera mua luôn
@HoangLong-Kll lúc đó người ta nhập 10 cái vào làm một rồi.xu thế lúc nào cũng tinh giản số lượng nhưng thực hiện được nhiều chức năng
Google là kẻ tiên phong trong thuật toán nhiếp ảnh di động, hóng Apple tái định nghĩa lại 😁
@Hero of Newage Mua lại kỹ sư dự án của google 😃
@Hero of Newage Chụp thiếu sáng còn mãi chưa nên hồn, trăm năm nữa mới đến lượt định nghĩa lại 😃
A.n.h.a.n
TÍCH CỰC
5 năm
@Hero of Newage định lù thì có =))
tuan 95
CAO CẤP
5 năm
@Hoang_HaoMinh xem thử từ từ năm 2000 tới nay mọi thứ đã phát triển nhanh như thế nào r, tầm chục năm nữa xem như thế nào,rất nhiều thứ còn đang phát triển ko ngừng, chưa chạm tới ngưỡng đâu.
mỗi camera sẽ đảm nhận một tính năng. trong tương lai camera sẽ phủ đầy mặt lưng điện thoại
Sparc
TÍCH CỰC
5 năm
Cảm biến Foveon 3 lớp RGB có dùng thuật toán nội suy màu như Cảm biến Bayer ko nhỉ? Mình nghĩ muốn ảnh đẹp thì làm 3 camera cảm nhận 3 màu riêng, pixel to hơn để giảm nhiễu, độ phân giải vừa phải thôi, ống kính tốt, tiêu cự và độ mở thay đổi đc
saladass
TÍCH CỰC
5 năm
@Sparc Foveon thì màu đẹp sắc nét đấy nhưng ôi thôi nhiễu mạnh. Mà làm 3 camera thì góc nhìn bị chệch đi + allign 3 màu lại cũng cực nên thôi làm Bayer cho lẹ, Foveon cảm biến trên Sigma SA bự thế vẫn nhiễu huống chi mấy con trên đt
Thì nói tóm lại AI sẽ đóng vài trò ngày càng quan trọng trong việc xử lý các tác vụ của người dùng... Thuật toán nghe cao quá.. ahhj
i.ntluu
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ít cam còn thấy đẹp. Chứ nhiều cam quá nhìn như tổ đỉa 😔
snackviet1
TÍCH CỰC
5 năm
Công nghệ càng tiên tiến thì chúng ta lại càng mất đi 1 số thứ mà tuổi thơ đã nhìn thấy,gắn liền 1 thời gian...máy ảnh,quay phim tay (5MP,8MP,12MP của Sony,canon,samsung,JVC,vv..) tủ đt bưu điện,...
Không biết máy tính bàn,đt bàn,máy ảnh,máy tính bảng còn tồn tại được bao lâu đây :3. Giờ giữ lại sau này biết đâu có giá trị 😆.
Nhiều lúc cầm con Đt N8,Satio,C905. Có cụm cam,xenon nhìn là muốn cầm lên chụp ảnh ngay.
Còn mấy cái đt giờ đưa lên,ấn auto vào màn hình,xong...tiện mà chán chết đi đc
@hypous Đây là con máy quay ở VN bán tầm 5 6 tr của Sony 😁 !!!! Clip này là clip gốc của nó đó bạn :D !!!! Nhìn khá nhợt nhạt đúng ko ? Nhưng hãy nhìn kĩ độ chi tiết và xử lý sáng tối của nó :D !!!!
kulele
CAO CẤP
5 năm
@snackviet1 đấy là ông đang già đi chứ ko phải là đồ ngày xưa nó hứng thú hơn đồ ngày nay. Giờ bọn trẻ cũng nói y như ông kêu xưa chúng nó xài mấy con ip xs, note 9 đầy cảm xúc sau đến đời ip xxs hay note 19 cũng chê chán tương tự =))
@fr3nzjpl4nt vãi zoom ! con này để quay trộm là ngon rồi :v
@Đạt Phít Một Đặc điểm của tụi handycam là zoom rất kinh mà bạn kkk
ides
CAO CẤP
5 năm
Phải dùng từ công nghệ: gồm công nghệ phần cứng và công nghệ phần mềm.
Nên mạnh dạn sửa lại tiêu đề thành " thuật toán là tương lai của nhiếp ảnh kỹ thuật số" thì đúng hơn. Nó tồn tại từ thời kỳ đầu của chụp ảnh lưu trên thẻ nhớ rồi.
Rồi sẽ là xu thế chạy đua mụn cóc ở mặt sau điện thoại, xem ai nhiều hơn và bố trí đẹp hơn. Ốp lưng khi đó sẽ mang style lưới đánh cá như các chị em vẫn mặc vải màn ra đường
@haichin
tiên phong trong mọi lĩnh vực
Bơm Tàu
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nhìn cái cover với nội dung nó chưa nột tả được nội dung.
@Bơm Tàu Ờ, nột.....tả.
Có nhu có cương
Mềm rồi cứng
Cứng rồi lại mềm
Mềm mà ko cứng là liệt
Cứng mà ko mềm là tiệt
Thế là không thể hoài cổ phim kodak hay fujifilm được nữa rồi 😁
Tb Thienquoc
ĐẠI BÀNG
5 năm
Do giới hạn vật lý như bài đã nêu thì vũ khí của camera trên điện thoại chính là phần mềm. Các thuật toán ngày càng xuất sắc. Ngay cả trên máy ảnh, dùng cảm biến của Sony chẳng hạn, nhưng mỗi hãng cho ra một tông màu, một sắc thái khác nhau.
Vấn đề là dùng ĐT chụp ảnh thì "quá nhanh, quá nguy hiểm" vì tính tương tác cao, nhưng để có một tấm hình nuột như máy ảnh thì e rằng khó bởi hiệu ứng quang học của những thấu kính đắt tiền vẫn tạo ra sự khác biệt
TonyWu
CAO CẤP
5 năm
Thuật toán phải trả giá bằng chi phí tài nguyên để chạy.
Tốn pin thấy mợ.
kulele
CAO CẤP
5 năm
@TonyWu tào lao quá ông kễnh ạ, pin smartphone cảm ứng bây giờ mặt bằng chung là tốt hơn ngày xưa chưa kể hiệu năng xử lý mạnh gấp chục lần nữa. Ngày xưa đưa cái điện thoại lên chụp 2,3 giây xong mới lưu giờ bấm cái ăn ngay
TonyWu
CAO CẤP
5 năm
@kulele So sánh giải thuật trên cùng 1 cục pin và chip ông ơi.
saladass
TÍCH CỰC
5 năm
@hypous D5 1DX2 đập vào mặt bác 😁
yanaro
TÍCH CỰC
5 năm
@saladass Mang cục sạc dự phòng theo với sợi dây dài dài tí bỏ vào túi kéo ra tạch cả ngày đc mà :D
Huawei làm mấy cái màu hay ho quá. hồi trước HTC cungx đẹp
nếu pixel tăng thêm 1 cam kết hợp với thuật toán hiện có thì sẽ đẹp thế nào?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019