Một nghiên cứu độc lập dẫn đầu bởi NewsGuard đã phát hiện ra rằng người dùng TikTok mới có thể được gợi ý xem các video sai lệch về Ukraine chỉ trong vòng 40 phút kể từ khi đăng ký.
NewsGuard là một công ty chuyên đánh giá độ tin cậy của các trang tin và chia sẻ thông tin cũng như theo dõi tình trạng sai lệch thông tin trên Internet. Qua điều tra thì NewsGuard cho biết các video giả mạo, clip cũ, livestream giả về cuộc xung đột tại Ukraine đang được lan truyền rất nhanh trên TikTok. Hầu hết các livestream giả trên TikTok được gắn các hashtag đang nóng như #Ukraine và #UkraineWar.
Trong khi các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter đã bắt đầu gắn nhãn thông tin sai lệch, thông tin giả (false, misleading) cho các video nóng sốt về cuộc chiến tại Ukraine thì TikTok vẫn chưa thực hiện điều tương tự dù nhiều video đăng tải trên nền tảng này đã đạt nhiều triệu lượt xem.
Rất nhiều video trong số đó được xác định là video cũ hoặc video dàn dựng. Chẳng hạn như một video nói về cuộc xung đột tại Ukraine đạt đến hơn 30 triệu lượt xem nhưng thực tế lại được dựng từ nhiều clip cắt từ một video trên YouTube mô tả các hoạt động quân sự của quân đội Ukraine vào năm 2017.
Một video với chú thích "Ukraine live" đạt 24 triệu lượt xem cho thấy một người đàn ông thả một thiết bị nổ vào xe tăng. Thế nhưng đoạn video này lại được cắt ra từ một video quay một trận đánh trận giả bằng súng airsoft được đăng tải trên YouTube hồi tháng 1.
Trước đó vài tuần, hình ảnh và các video cho thấy lực lượng Israel tấn công Palestine lại được chú thích là Nga tấn công Ukraine. Tương tự, một đoạn video khá mờ cho thấy một cô gái Ukraine đang đối đầu với một người lính Nga thu hút đến 12,7 triệu lượt xem hóa ra lại là nhà hoạt động người Palestine - Ahed Tamimi, lúc đó mới 11 tuổi đối đầu với một người lính Israel sau khi anh trai cô bị bắt vào năm 2012.
Theo: War Is Boring; The Guardian
NewsGuard là một công ty chuyên đánh giá độ tin cậy của các trang tin và chia sẻ thông tin cũng như theo dõi tình trạng sai lệch thông tin trên Internet. Qua điều tra thì NewsGuard cho biết các video giả mạo, clip cũ, livestream giả về cuộc xung đột tại Ukraine đang được lan truyền rất nhanh trên TikTok. Hầu hết các livestream giả trên TikTok được gắn các hashtag đang nóng như #Ukraine và #UkraineWar.
Trong khi các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter đã bắt đầu gắn nhãn thông tin sai lệch, thông tin giả (false, misleading) cho các video nóng sốt về cuộc chiến tại Ukraine thì TikTok vẫn chưa thực hiện điều tương tự dù nhiều video đăng tải trên nền tảng này đã đạt nhiều triệu lượt xem.

Rất nhiều video trong số đó được xác định là video cũ hoặc video dàn dựng. Chẳng hạn như một video nói về cuộc xung đột tại Ukraine đạt đến hơn 30 triệu lượt xem nhưng thực tế lại được dựng từ nhiều clip cắt từ một video trên YouTube mô tả các hoạt động quân sự của quân đội Ukraine vào năm 2017.
Một video với chú thích "Ukraine live" đạt 24 triệu lượt xem cho thấy một người đàn ông thả một thiết bị nổ vào xe tăng. Thế nhưng đoạn video này lại được cắt ra từ một video quay một trận đánh trận giả bằng súng airsoft được đăng tải trên YouTube hồi tháng 1.
Trước đó vài tuần, hình ảnh và các video cho thấy lực lượng Israel tấn công Palestine lại được chú thích là Nga tấn công Ukraine. Tương tự, một đoạn video khá mờ cho thấy một cô gái Ukraine đang đối đầu với một người lính Nga thu hút đến 12,7 triệu lượt xem hóa ra lại là nhà hoạt động người Palestine - Ahed Tamimi, lúc đó mới 11 tuổi đối đầu với một người lính Israel sau khi anh trai cô bị bắt vào năm 2012.
Theo: War Is Boring; The Guardian