Thương Lắm "Cư Xá", "Thương Xá" Và "Chúng Cư"!
●Nguyễn Gia Việt
Tại Sài Gòn, trong những năm 1950 khi người Pháp bắt đầu rục rịch bị đuổi khỏi Việt Nam thì chữ cư xá xuất hiện. Đó là các cité dạng những dãy nhà liên kế hay khu phố thấp tầng có hàng rào ngăn cách riêng biệt với nhau.
1.Cư xá
Cư xá là danh xưng chỉ có ở Nam Kỳ và Sài Gòn ta.
Tức là vầy,một khu nhà liên kế được Gia Cư Liêm Giá Cuộc xây khá giống nhau bao gồm sân trước, có đường vuông vức được xây theo quy hoạch, tạo thành khu vực riêng, dành cho công chức và những nhà trung lưu sanh sống ,sau này có dân tái định cư vì cháy nhà chiến tranh nữa.
Cư xá không có trong Hán Việt,nó là từ ghép của người Miền Nam trong đó chữ 居 cư là ở , cư trú,舍 xá là quán trọ,nhà ở
Tiếng Hán chỉ từ “nhà” có nhiều cái lắm,ví dụ như : gia, thất, ốc, xá, đường.
Có lẽ Cư xá Đô Thành ở khu Vườn Chuối,Bàn Cờ xuất hiện năm 1955 là cư xá đầu tiên.

Con lộ dẫn từ đường Phan Thanh Giản vô cứ xá mang tên “Cư xá Đô Thành”,đường có tam quan xưa,hai bên có câu đối chữ Hán rất dễ thương.
Nổi tiếng nhứt là cư xá Chu Mạnh Trinh (cư xá ngân hàng Đông Dương ) mà cư dân toàn là các văn nghệ sĩ nổi tiếng như:
Phạm Duy, Minh Trang,Quỳnh Giao, Năm Châu,Kim Cúc, nhà báo Hồng Tiêu ,bà Tùng Long, nhạc sĩ Hoàng Nguyên, nhạc sĩ Tuấn Khanh...
Kế mé nghĩa trang đô thành ở đường Lê Văn Duyệt có Cư xá sĩ quan Chí Hòa (sau 1975 kêu là Cư xá Bắc Hải)
Kể ra có cư xá Bàn Cờ, Duy Tân, cư xá Tự Do ở đường Lê Văn Duyệt, cư xá Phú Thọ Hoà A tại chợ Phú Thọ, cư xá Phú Thọ C ở phía trước cửa trường đua ,cư xá Dân Sinh bên lề đại lộ Ngô Đình Khôi (đường Công Lý nối dài), cư xá Vườn Lài, cư xá Kiến Thiết ở hai bên đầu cầu Công Lý...
Rồi cư xá Lữ Gia, Cư Xá Hoả Xa , cư xá Thanh Đa, cư xá Ngân Hàng, Cư xá Phú Lâm A và B ... cư xá Brinks
Năm 1960 VNCH xây cư xá Thanh Đa theo kiểu những block chúng cư cao tầng ngay trên nền đất sình lầy, đây là những chúng cư đầu tiên tại Sài Gòn.
Khu cứ xá Thanh Đa của sĩ quan VNCH có trường học, có bịnh viện , chợ búa, nhà thờ, công viên.
Miệt Thanh Đa (tên đúng phải là Thạnh Đa) tỉnh Gia Định là ngoại ô của Sài Gòn xưa. Ở đây nổi tiếng dịch vụ câu cá,sau này có café , nhà hàng , quán nhậu bờ sông, quán cháo vịt và …coi bói.
Cầu Kinh Thạnh Đa là cầu tử thần nước chảy xiết, nó cùng cầu Bình Lợi là nơi người chán đời hay chọn để về thăm ông bà ông vãi.
“Chờ nhau?
Cư xá buồn tênh
Tiếng xe thổ mộ gập gành đuờng khuya”
Có lẽ cư xá buồn nổi tiếng nhứt trong bài nhạc:
“Trả lại em yêu khung trời mùa hạ
Ngọn đèn hiu hiu nỗi lòng cư xá

Quảng cáo


Vài giọt mưa sa hôn mềm trên má
Tóc em thơm nồng dáng em hiền hòa”
Hồi xưa cư xá không có đông nghẹt người như bây giờ đâu. Nhà cửa nhìn buồn buồn rất lãng mạn.Cư xá xưa rất tách biệt với ồn ào, nó yên tĩnh và hầu như nằm ngoài sự xô bồ của Sài Gòn náo nhiệt.
Sau 1975 người ta muốn làm khác thời VNCH nên cư xá không còn xuất hiện nữa , những khu nhà xây sẳn kêu là “khu dân cư”,”khu tái định cư” nghe như là sự sắp đặt.
Vậy là cư xá vẫn còn tồn tại, nhưng là những khu cũ , người dân quen miệng kêu mà nó còn
2.Thương xá
Cái tên thương xá đã biến mất khỏi Sài Gòn sau 1975. Thương xá Tax bị đập thành một đống gạch vụn.
Xưa sài Gòn có nhiều thương xá ,ở khu trung tâm Sài Gòn có thương xá Tax,thương xá Eden, thương xá Crystal Palace. Xuống Chợ Lớn có thương xá Đại Quang Minh, Thương xá Đồng Khánh.
Chữ 商舎 thương xá là cái chổ người ta mua bán. Chữ xá 舍 tả một ngôi nhà có mái nhà, cột nhà, rui và nền nhà ,xá 舍 là "nhà trọ" hoặc cái nhà
Thương xá Eden bị đập bỏ, người ta dựng nên tòa nhà Union Square hoành tráng vô hồn kiểu Đông Âu mà người Sài Gòn không dám bước vô. Chưa kịp bước vô mà nó giờ đã bị "bỏ trống" rồi
Khu đó giờ thay đổi nhiều,lắm khi bước ra tưởng lạc vô cái chổ nào đó xa lạ, không biết có hiện đại không, nhưng rõ là lạc bước, mất hết hồn vía của Sài Gòn rồi.
Đâu rồi cà phê Givral, cà phê La Pagode, nhà sách Xuân Thu, rạp hát Eden, rạp Rex ?

Quảng cáo


Thương xá đẹp quá mà, mắc gì thủ tiêu hai chữ "thương xá"?
"Giờ này thương xá sắp đóng cửa
Người lao công quét dọn hành lang
Giờ này thành phố chợt bùng lên
Để rồi tắt nghỉ sớm
Ôi Sài Gòn Sài Gòn giờ giới nghiêm
ôi Sài Gòn Sài Gòn mười một giờ vắng yên
Ôi em tôi Sài Gòn không buổi tối"
3.Sẵn tiện nói luôn một cái sai sau 1975 nè!
Miền Nam sau 1975 đã nói sai bét cái nhà này. Kêu là “chung cư” là sai bét . Chung cư có nghĩa gì?終 chung là hết, cuối, kết thúc, ám chỉ …cái chết. Thí dụ thọ chung 壽終 là chết lành, cáo chung 告終 là chết, mạng sống kết thúc.
Chung cư 終居 có nghĩa là nơi cư trú của những người ..chết , tức là cái nhị tì, cái nghĩa địa, nghĩa trang.
Kêu trúng phải là “chúng cư” 衆居 nghĩa là nơi nhiều người cùng ở
Nói huỵch tẹt vầy, chắc sẽ bị chửi là trù ẻo
Cũng như trước 1975 người Miền Nam kêu Huê Kỳ là “Hợp chúng quốc Huê Kỳ”, sau 1975 người "giải phóng" kêu Hợp chủng quốc Hoa Kỳ" thành nghĩa sai bét . Hợp chúng United States là nhiều nước mới trúng.
Chúng cư mà ai cũng biết trước 1975 ở Sài Gòn là khu Nguyễn Thiện Thuật
Khu vườn Bà Lớn sau trận Mậu Thân 1968 đã mọc lên nhiều lô chúng cư cho dân bị sập nhà ở kêu là chúng cư Nguyễn Thiện Thuật
Khu vực này từ chổ hoang vu, ngày nay thành khu đông dân nhứt nhì Sài Gòn
Ở nhà chúng cư mấy chục tầng , cao ngất trên mây,điện nước đi đứng đều bất tiện
Thời bình thì không sao, có chiến tranh vô luật pháp,vô chánh phủ khi điện nước chập chờn thì ko có miếng nước , thang máy chụp giựt thì lội bộ từ lầu 30 xuống đất chắc chặt cặp giò.
Chưa kể chúng cư cao tầng còn là vị trí các phe đặt pháo nã nhau, nã qua lợi tanh bành té bẹ.
Kết luận: Cư xá không còn, thế là khu dân cư, khu tái định cư nghe như khu kinh tế mới, khu tập trung.
Chúng cư bị chung cư đảo chánh. Thương xá thì bị đập nát từ từ.
Nói vui mà buồn, giờ người Sài Gòn muốn đi thương xá thì mua vé máy bay qua Mỹ, đi thương xá Phước Lộc Thọ , cũng như muốn coi cải lương không uốn éo, không sửa lời thì cũng qua bên Mỹ mà coi.
Sài Gòn không còn cái gì nữa rồi, sạch bách, rũ cái rột.
110
203
em đang ở cư xá Thanh Đa 😁
14
Bài hay quá anh
20
Thế ra đi A guột viết bài luôn, quá đỉnh 😆
14
bài hay nè anh
15
Hoài niệm.
16
Cyclops
CAO CẤP
Đọc tới đoạn chung cư mà giải thích từ chung hay đó anh! Bà con bên vợ em ngày xưa làm sĩ quan cũng được cấp nhà ở Thanh Đa, sau này đi định cư hết rồi!
13
Yêu Là Thế
ĐẠI BÀNG
Anh đợi em 6 tháng sau nhé, em đổi tên Yêu Là Nghiệp
10
N2X
VIP
Bài dài, viết hay. Trước kia thấy dùng từ ngữ hán việt nhiều. Nhưng giờ mình ko chơi thân với anh Tàu nữa nên dùng từ thuần Việt. Chữ chung em nghĩ là thuần việt là của nhiều người.
3
Chỗ mình giờ mấy người trung niên vẫn gọi trạm xá thay cho trạm y tế. Vài chục năm trước thì còn gọi bệnh xá thay cho bệnh viện, giờ thì hết rồi.
4
Hồi nhỏ mình chỉ biết có cư xá (Thanh Đa) với chung cư, sau này ở SG mới được nghe đến "chúng cư", mà ít khi thấy dùng
2
5 sao cho anh giai
3
Lâu lắm mới thấy a lên bài nha 5*
5
3
Mình đang ở nhà riêng trên chung cư trong khu cư xá
2
8Keo
CAO CẤP
Thực ra sau 1975 là "chúng" cố tình, đổi tên, sửa nghĩa hết. 1 dạng xóa bỏ văn hóa, mang thứ ngớ ngẩn vào đồng hóa văn hóa MNVN.
9
Moá, chung cư giờ mới biết là nghĩa địa 🤣🤣🤣
4
cúm H5N1
ĐẠI BÀNG
cư xá xưa thường có chốt canh (lô cốt), an ninh rất cao, vì bản chất đây là khu nhà ở cho quan chức của chính phủ & quân đội, mấy đứa láo nháo mò vào cư xá sẽ bị liệt vào dạng khủng bố & rất dễ bị bắn bỏ
2
hoangduy203
TÍCH CỰC
em đang ở chung cư, đọc bài bác viết xong nổi da gà......
móa hóa ra mình ở nơi .... tập trung người chết.
1
Anh em mình tám quá mà ra trang chủ bài nổi bật rồi kìa anh
7
đang tải ...
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019