Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Thương mại điện tử Việt Nam tăng tốc mạnh mẽ, doanh nghiệp cần làm gì?

NgThiAnhDao
20/3/2018 8:54Phản hồi: 0
Thương mại điện tử Việt Nam tăng tốc mạnh mẽ, doanh nghiệp cần làm gì?
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TĂNG TỐC MẠNH MẼ, DOANH NGHIỆP NÊN LÀM GÌ?

Giai đoạn 2014-2017 là giai đoạn có nhiều biến động của lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam (TMĐT). Có rất nhiều doanh nghiệp lớn lâm vào tình trạng đóng cửa ngay sau một thời gian ngắn ra mắt. Những doanh nghiệp có thể phát triển bền vững với hình thức kinh doanh này tối thiểu phải có mức tăng trưởng bình quân từ 20%-30%.


Thực trạng tình hình TMĐT hiện tại


Hiện nay theo thông tin từ Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin thì ngành thương mại điện tử Việt Nam đang có mức tăng trưởng vào khoảng 25% và lượng doanh nghiệp đầu tư và lĩnh vực này ngày càng nhiều. Hàng loạt website thương mại điện tử được mọc ra càng nhiều. Các quỹ đầu tư và tập đoàn thương mại điện tử nước ngoài cũng tích cực mua cổ phần, bỏ tiền đầu tư cho các sàn và các trang web thương mại điện tử trong nước.

TMĐT trong nước đứng trước cuộc đổ bộ như sóng lớn của các tập đoàn Trung Quốc.


Tuy không có con số thống kê chính xác thị phần bán lẻ TMĐT 2 năm gần đây, nhưng trước đó Lazada đã từng biết đến là đơn vị dẫn đầu với thị phần khoảng 30%. Lazada đã chính thức về tay “gã khổng lồ” Alibaba vào tháng 4/2016 khi tập đoàn của tỷ phú Jack Ma chi 1 tỷ USD để mua lại 51% cổ phần tại Lazada, vốn được coi là Amazon của Đông Nam Á. Đến tháng 6 năm ngoái, Alibaba tiếp tục rót thêm 1 tỷ USD để nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần lên 83% tại chợ bán lẻ online này.

Tháng 11/2017, tập đoàn thương mại điện tử JD.com vốn đang cạnh tranh với Alibaba tại thị trường Trung Quốc đã rót 44 triệu USD vào công ty bán lẻ trực tuyến Tiki. Tiki trước đó là công ty liên kết của VNG với tỷ lệ sở hữu cổ phần tính đến 30/09/2017 là 38%.

Một doanh nghiệp nữa có ảnh hưởng gián tiếp từ Trung Quốc nữa là Shopee. Shopee là công ty con của SEA. Tháng 10/2017 vừa qua, SEA, trụ sở chính tại Singapore, trở thành công ty công nghệ đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á chào bán cổ phiếu trên NYSE, thương vụ IPO thu về 884 triệu USD. SEA có cổ đông lớn là Tencent, tập đoàn có giá trị vốn hóa vừa vượt qua mốc 500 tỷ USD, trên cả người khổng lồ Facebook.

Như vậy những đại gia về công nghệ và thương mại điện tử của Trung Quốc thông qua việc sở hữu trực tiếp và gián tiếp đều đã có mặt tại Việt Nam.

Những bài toán của thị trường cần được giải quyết


Chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội bày tỏ nỗi lo thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đang bị thâu tóm cũng như nguy cơ hàng Việt bị "giết chết". Ông bày tỏ: Nhà đầu tư nào vào Việt Nam cũng đều được hoan nghênh và nhờ những thương vụ này, doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam sẽ được cọ xát, phải chuyên nghiệp hơn để cạnh tranh. Tuy nhiên, nỗi lo về sự xâm chiếm là rất lớn bởi các nhà đầu tư ngoại như JD, Alibaba rất mạnh về tiền, về lực, kinh nghiệm, công nghệ và hậu cần.


Chúng ta đang đứng trước nguy cơ thương mại điện tử sẽ không khác so với thương mại bán lẻ trực tiếp.

Quảng cáo


Theo thống kê của Bộ Công thương, doanh số TMĐT bán lẻ của Việt Nam năm 2016 ước đạt 5 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi từ 2,2 tỷ USD năm 2013, chiếm trên 3% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước năm 2016. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng TMĐT nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm (cao gấp 2,5 lần so Nhật Bản). Theo dự báo, thị trường này sẽ đạt mức 10 tỷ USD vào năm 2020. Hiện tại, tỷ lệ TMĐT của toàn cầu đã chiếm gần 10% tổng doanh thu bán lẻ, tại Trung Quốc là 14 - 15%.


Nếu chậm trễ, rất có thể cuộc đua phân chia thị trường chỉ là câu chuyện của các doanh nghiệp ngoại.

Không có bức tranh lợi nhuận hoàn hảo


Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng với gần 93 triệu dân và cấu trúc dân số trẻ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định làm tăng thu nhập khả dụng của người dân. Tỷ lệ người dân sử dụng sử dụng Internet đến hết năm 2016 đã là 53%, ngang mức bình quân của khu vực. Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu nâng con số này lên 80%-90% trong các năm tới.

Trong báo cáo vừa công bố gần đây, tập trung đánh giá tăng trưởng ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) thông qua các kênh thương mại điện tử, Kantar đã ước tính tốc độ tăng trưởng tại Việt Nam từ Quý 1/2016 đến hết Quý 1/2017 là 69%. Giá trị của giỏ hàng mua sắm trực tuyến đã gấp ba lần giá trị của một giỏ hàng truyền thống. Tỷ lệ người mua hàng thông qua kênh thương mại điện tử đã tăng từ 5,4% lên 8,8% tại 4 thành phố lớn (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng).

Quảng cáo


Lazada đã từng lỗ khoảng 334 triệu USD trong năm 2015 ngay trước khi được Alibaba mua lại vào năm 2016. Theo báo cáo tài chính hợp nhất Quý 3/2017 của VNG, giá trị khoản lỗ khi đầu tư vào Tiki hiện là 171 tỷ đồng trên tổng vốn đầu tư 384 tỷ đồng. Trước đó sàn thương mại điện tử Lingo.vn cũng đã phải đóng cửa sau khi lỗ khoảng hơn 150 tỷ đồng.

Ở thời điểm hiện tại, để tiếp tục duy trì hoạt động, các nhà đầu tư phải tiêm và đốt tiền liên tục, gia tăng hiện diện, giành giật thị phần và gọi vốn.

Có thể nói, các ông lớn thương mại điện tử của Trung Quốc vào Việt Nam vừa là cơ hội vừa là thách thức. Doanh nghiệp trong nước vẫn có những lợi thế về sân nhà, am hiểu tâm lý người tiêu dùng nên nếu đầu tư bài bản, có sản phẩm chất lượng thì kết quả cuối cùng có thể cũng không thua nước ngoài. Bởi tài chính vốn được xem là lợi thế của các tập đoàn ngoại thì các tập đoàn bán lẻ lớn trong nước như Vingroup, Thế giới Di động... cũng không hề thua kém.


Bài viết liên quan:
Chiến lược digital marketing
Tuyệt chiêu hay giúp tăng lượng website
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019