Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Thuyền chạy bằng công suất...ngựa

Fiona_
28/7/2021 9:43Phản hồi: 0
Thuyền chạy bằng công suất...ngựa
Loài ngựa đang dần được cải tiến và biến đổi thành hàng trăm giống khác nhau để phục vụ nhu cầu của con người.
Tại các trang trại chăn nuôi gia súc, ngựa có thể coi là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng ở những vùng Trung Á thế kỷ trước.
Một trong các hình thức Thể thao hoàng gia nhằm mục đích giải trí, ngựa được sử dụng như một cỗ xe đua hạng nặng gắn liền với hoạt động cá cược quy mô lớn cho đến ngày nay.
Trên chiến trường, ngựa lại được coi là chiến mã kề vai sát cánh cùng các chiến binh anh hùng lẫm liệt trong thời loạn lạc.
danviet.jpg

Nguồn: DanViet
Tuy nhiên vào giữa những năm thế kỷ XVIII, hầu hết các thuyền tàu, xuồng hoặc xà lan đều được kéo bằng con la, lừa, và bằng cả ngựa.

1/ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Việc kéo các thuyền tàu bằng sức ngựa, hay còn được gọi là Ngựa kéo thuyền (Horse-drawn boat) vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay, chủ yếu ở các nước châu Âu, tập trung chủ yếu là ở Anh Quốc, Hà Lan và một phần của nước Đức, Bỉ, Pháp,…
Phổ biến nhất ở giai đoạn năm 1960, người dân nơi đây đã quá quen thuộc với việc chú thổ mã đi dọc trên các bờ sông cùng với sợi dây được buộc nối dài tới chiếc thuyền cách đó không xa. Do thuyền nổi lênh đênh mặt nước tạo lực ma sát vô cùng nhỏ, vì vậy ngựa có thể dễ dàng kéo được thuyền chứa tổng trọng lượng lên đến gấp 50 ở mặt đất.

2/ MỤC ĐÍCH DÙNG SỨC NGỰA ĐỂ KÉO THUYỀN

Sự ra đời của những chiếc thuyền kéo bằng những con thổ mã thời ấy mục đích chủ yếu chỉ để vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên ở các gia tộc hoàng gia hoặc tầng lớp thượng lưu, họ sử dụng ngựa để kéo thuyền chỉ để ngắm phong cảnh. Trong cuốn tiểu thuyết “Không gia đình” của tác giả Hector Malot, Rémi – cậu bé thông minh, sáng dạ, đầy lòng trắc ẩn mang trong mình nhiều nỗi bất hạnh trên đất nước Pháp ở thế kỷ XIX, đã có cuộc gặp gỡ nhẹ nhàng và vô cùng đẹp đẽ với mẹ con Arthur. Người mẹ Milligan đã đưa đứa con bệnh tật của mình – Arthur, nhằm giúp đứa con trai bé bỏng của mình tránh bị ngột ngạt tù túng khi lúc nào cũng quanh quẩn trong nhà và có thể cùng nhau ngắm quang cảnh thiên tuyệt đẹp, bà Milligan đã đưa Arthur sống trên chiếc du thuyền “Thiên nga” từ ngày này sang ngày khác.

thuyền ngựa maria - wiki.jpg
Nguồn: Wiki

3/ KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ RA

Trong những năm từ 1770 đến 1830, nước Anh đã phải đối mặt với thời kỳ đỉnh cao trong hoạt động xây dựng kênh rạch. Mặc dù chưa rõ ràng về lợi ích nó mang lại, nhưng người người đã bỏ ra rất nhiều khoản tiền lớn để tạo ra những con sông dọc từ bờ này sang bờ khác. Họ điên cuồng tranh giành nhau đào kênh bất chấp mọi thủ đoạn.
Tuy nhiên bề rộng của các con sông rất hẹp cho nên chỉ loại những tàu thuyền nhỏ diện tích dưới 2m mới có thể lưu thông qua lại. Chưa kể, khi di chuyển, người ta còn phải tìm cách rỡ gối hoặc phòng khi dây nối từ ngựa của thuyền này không vướng vào với dây nối từ ngựa của thuyền khác.
Mặt khác, họ còn phải đề ra giải pháp khi có nhiều thuyền đi trong hầm hoặc dưới cầu. Vì thế cách giải quyết của người dân nơi đây khi ngựa có chuyến hành trình trên cầu như sau: Họ xây thêm cầu chuyển hướng hoặc các vòng xoay ở vị trí cuối phía cầu, giúp ngựa có thể rẽ đường qua con sông mà không cần phải tháo dây. Lúc này, chú ngựa chỉ cần lên dốc phía bên kia và băng qua cầu để tiếp tục nhiệm vụ. Việc băng qua những đoạn đường chui bên dưới hầm, người xứ này buộc phải tháo dây ra để chèo con thuyền đi qua đoạn hầm đó. Trên thực tế, đây là một công việc vô cùng khó khăn và nguy hiểm, vì họ phải nằm ngửa, dùng bàn chân để áp lên vách hoặc mái lợi dụng lực đẩy để đẩy thuyền đi thẳng về phía trước, do đó người lái thuyền buộc phải có kinh nghiệm lâu năm.

4/ THÔNG TIN THÊM

Dần đà về sau, với sự ra đời của phương tiện đường sắt – tiện lợi hơn trong việc vận chuyển hàng hóa, những chiếc “Ngựa kéo thuyền” đã trở nên lỗi thời. Song, phương thức di chuyển tàu thuyền bằng ngựa này không hề biến mất hoàn toàn mà vẫn tồn tại đâu đó như một biện pháp trong ngành du lịch để thu hút du khách, đặc biệt là tại Anh.
Lý do nhiều đất đai, bao gồm cả những vị trí có kênh ngòi, sông rạch đều thuộc quyền sở hữu của tư nhân và do cũng không có lối đi dành riêng cho động vật, nên người ta phải dùng đến sức người để kéo chiếc thuyền lướt đi trên mặt nước (chủ yếu là đàn ông).
mdia.jpg
Nguồn: Wikimedia
Fiona_

Quảng cáo



Chia sẻ từ bạn: Thuyền chạy bằng công suất...ngựa
Cộng đồng: Hoovada
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019