Puget Systems đã thống kê và đưa ra danh sách các phần cứng máy tính có độ ổn định cao nhất cũng như dễ hỏng nhất. Những linh kiện được thống kê bao gồm CPU, GPU, bộ nhớ RAM, SSD và nguồn.
Nói về Puget Systems thì công ty này rất nổi tiếng tại Hoa Kỳ bởi họ chuyên build những chiếc máy dành cho người dùng chuyên nghiệp hay máy trạm đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng đặc thù như đồ họa 2D, 3D, CAD, các phần mềm phân tích dữ liệu khoa học, AI, ML … Sự chuyên nghiệp của Puget Systems đến từ việc lựa chọn linh kiện, tối ưu điện năng, nhiệt độ từ đó có thể mang lại độ ổn định cao nhất cho mỗi chiếc máy bán ra. Những bài test về hiệu năng, độ ổn định của hệ thống của Puget Systems cũng được các hãng làm vi xử lý như Intel và AMD tin dùng để thực hiện các benchmark hiệu năng vi xử lý mới, nhất là về khía cạnh đồ họa.
Puget Systems sử dụng các phần cứng có sẵn trên thị trường và qua quá trình kinh doanh, công ty đã thống kê được những phần cứng nào có tỉ lệ hỏng cao. Tỉ lệ hỏng hóc này được chia thành 2 nhóm: hỏng tại shop (Shop Failure) - tức trong quá trình build dàn máy thì phát hiện linh kiện hỏng, hỏng ngay từ trong hộp, còn gọi là Dead on Arrival (DOA) và hỏng trong quá trình sử dụng bởi người dùng (Field Failure). Puget Systems không tính những linh kiện bị hỏng do lỗi của nhân viên kỹ thuật hay người dùng cũng như hỏng trong quá trình vận chuyển nhằm đánh giá bản chất độ bền của linh kiện. Dữ liệu thống kê dưới đây chỉ bao gồm những hệ thống được công ty bán ra năm 2021.
CPU:
CPU là một trong những linh kiện bền nhất trong một chiếc máy tính. Bản chất mỗi con CPU xuất xưởng đều đã được kiểm định chất lượng bởi nhà sản xuất. Thế nên nếu bạn giữ cho CPU hoạt động trong điều kiện nhiệt độ tốt và không OC thì nó sẽ có tỉ lệ lỗi rất thấp. Puget Systems đã thống kê tỉ lệ lỗi của các CPU dòng Ryzen 5000 series, Threadripper 3000 series, Threadripper Pro 3000 series của AMD và Core thế hệ 10/11, Core X 10000 series, Xeon W 2200 và Xeon Scalable thế hệ 2 của Intel.
Nói về Puget Systems thì công ty này rất nổi tiếng tại Hoa Kỳ bởi họ chuyên build những chiếc máy dành cho người dùng chuyên nghiệp hay máy trạm đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng đặc thù như đồ họa 2D, 3D, CAD, các phần mềm phân tích dữ liệu khoa học, AI, ML … Sự chuyên nghiệp của Puget Systems đến từ việc lựa chọn linh kiện, tối ưu điện năng, nhiệt độ từ đó có thể mang lại độ ổn định cao nhất cho mỗi chiếc máy bán ra. Những bài test về hiệu năng, độ ổn định của hệ thống của Puget Systems cũng được các hãng làm vi xử lý như Intel và AMD tin dùng để thực hiện các benchmark hiệu năng vi xử lý mới, nhất là về khía cạnh đồ họa.
Puget Systems sử dụng các phần cứng có sẵn trên thị trường và qua quá trình kinh doanh, công ty đã thống kê được những phần cứng nào có tỉ lệ hỏng cao. Tỉ lệ hỏng hóc này được chia thành 2 nhóm: hỏng tại shop (Shop Failure) - tức trong quá trình build dàn máy thì phát hiện linh kiện hỏng, hỏng ngay từ trong hộp, còn gọi là Dead on Arrival (DOA) và hỏng trong quá trình sử dụng bởi người dùng (Field Failure). Puget Systems không tính những linh kiện bị hỏng do lỗi của nhân viên kỹ thuật hay người dùng cũng như hỏng trong quá trình vận chuyển nhằm đánh giá bản chất độ bền của linh kiện. Dữ liệu thống kê dưới đây chỉ bao gồm những hệ thống được công ty bán ra năm 2021.
CPU:
CPU là một trong những linh kiện bền nhất trong một chiếc máy tính. Bản chất mỗi con CPU xuất xưởng đều đã được kiểm định chất lượng bởi nhà sản xuất. Thế nên nếu bạn giữ cho CPU hoạt động trong điều kiện nhiệt độ tốt và không OC thì nó sẽ có tỉ lệ lỗi rất thấp. Puget Systems đã thống kê tỉ lệ lỗi của các CPU dòng Ryzen 5000 series, Threadripper 3000 series, Threadripper Pro 3000 series của AMD và Core thế hệ 10/11, Core X 10000 series, Xeon W 2200 và Xeon Scalable thế hệ 2 của Intel.

Kết quả cho thấy dòng Xeon của Intel có tỉ lệ lỗi thấp đáng ngạc nhiên, tất cả những con Xeon W-2200 được Puget Systems bán ra đều không bị lỗi gì tính theo cả 2 tình huống. Tuy nhiên, doanh số bán dòng Xeon W-2200 của Puget không nhiều, nếu kết hợp với dòng Xeon Scalable thế hệ 2 thì tỉ lệ lỗi DOA vẫn ở 0,33%, tức một là mở ra hỏng ngay, còn hai là không lỗi gì. Threadripper Pro đối trọng với Xeon W có tỉ lệ lỗi DOA 2,48% và không phát sinh lỗi trong quá trình sử dụng.
Trong khi đó ở phân khúc phổ thông, Puget Systems nói điều kỳ lạ là dòng Rocket Lake-S thế hệ 11 của Intel có tỉ lệ lỗi rất cao, DOA là 5,28% và 1,32% phát sinh khi sử dụng. Trong khi đó nếu so với dòng Comet Lake-S thế hệ 10 thì tỉ lệ này lần lượt là 0,19% và 0,29%, rất thấp. AMD Ryzen 5000 series có tỉ lệ lỗi DOA là 2,02% và 0,77% phát sinh khi sử dụng. Trong khi đó dòng Core X Cascade Lake-X của Intel cũng khá giống Xeon, tỉ lệ lỗi DOA là 0,87% và tỉ lệ lỗi trong quá trình sử dụng là 0%. Threadripper 3000 series có tỉ lệ lỗi DOA và lỗi trong quá trình sử dụng đều là 0,8%.
RAM:

RAM cũng là một linh kiện có tỉ lệ lỗi thấp trên một chiếc PC. Puget Systems dùng RAM của nhiều hãng khác nhau tùy theo tính sẵn có và độ ổn định của RAM với bo mạch. Công ty không nêu cụ thể model nào mà thay vào đó chia làm 3 danh mục là bộ nhớ RAM thông thường, bộ nhớ RAM có ECC và RAM có register lẫn ECC. Kết quả không ngoài dự đoán, những thanh RAM có hỗ trợ ECC sẽ có tỉ lệ thấp hơn và thấp nhất là RAM có thanh ghi Register dành cho máy chủ. Trong khi đó RAM DDR4-3200 thông thường có tỉ lệ lỗi DOA là 0,9% và lỗi trong quá trình sử dụng là 0,13%.
GPU:

Thống kê của Puget Systems về GPU bao gồm dòng GeForce RTX 30 series, Quadro RTX và RTX A series. Điều đáng chú ý là với dòng GeForce RTX 30 series, Puget Systems chia ra làm 2 danh mục là phiên bản Founders Edition nguyên bản từ NVIDIA và các phiên bản custom đến từ nhiều hãng làm AIB gồm ASUS, MSI, Gigabyte, EVGA, PNY.
Quảng cáo
Cứ ngỡ Quadro sẽ bền nhưng Puget Systems cho biết dòng Quadro RTX lại có tỉ lệ lỗi DOA cao đến 6,78%. Lý giải cho điều này, Puget Systems cho biết đó là do lỗi của cổng USB-C VirtualLink trên dòng RTX 4000. Công ty cho biết với lô card nhập từ tháng 5 năm 2020 thì 15% trong số đó bị lỗi cổng này. RTX A series có tỉ lệ lỗi thấp nhất, dòng card này mới hơn và doanh số bán thấp.
Chuyển sang card GeForce RTX 30 series dành cho game thủ thì thú vị thay dòng FE của NVIDIA lại có tỉ lệ lỗi thấp hơn các phiên bản custom. Thiết kế của dòng FE đã được làm mới, hệ thống tản nhiệt tốt hơn và nó cũng phù hợp cho những hệ thống đa GPU hơn là thiết kế của các dòng custom.
HDD và SSD:

Puget Systems chủ yếu sử dụng ổ cứng của Western Digital, đến năm 2021 thì bắt đầu bán Seagate nhưng doanh số bán vẫn chưa đủ nhiều. Về SSD, Puget Systems liệt kê 4 dòng ổng phổ biến mà công ty đang cung cấp là Samsung 870 EVO & QVO SATA, 860 Pro SATA, 980 Pro M.2 NVMe và Seagate Firecuda 520 NVMe.
Samsung 870 EVO/QVO có tỉ lệ hỏng hóc đáng ngạc nhiên khi đạt 0% cả về DOA lẫn lỗi phát sinh khi sử dụng. Dòng 860 Pro của Samsung cũng có tỉ lệ hỏng thấp với chỉ 0,1% DOA, không phát sinh lỗi khi sử dụng. Puget Systems nói họ đã bán hơn 1000 chiếc ổ 870 EVO và QVO và tỉ lệ này cho thấy đây là dòng ổ SSD có độ ổn định rất cao. Chiếc ổ Firecuda 520 của Seagate dù có tỉ lệ DOA đến 0,65% nhưng Puget Systems vẫn chưa được thông báo có chiếc ổ nào hỏng từ khách hàng. Về ổ HDD, dòng ổ RED và Ultrastar của WD dù hướng đến 2 nhóm khách hàng khác nhau nhưng chúng có tỉ lệ lỗi trong quá trình sử dụng như nhau, một bên 0,34% còn một bên là 0,39%, cả 2 đều có tỉ lệ lỗi DOA cao với dòng Red là 0,52% còn Ultrastar là 0,73%.
PSU:
Quảng cáo

Danh mục cuối cùng là nguồn máy tính, trong năm 2021 thì Puget Systems chủ yếu bán nguồn Super Flower, EVGA là sản phẩm dự phòng nếu Super Flower không có hàng. Với 2 thương hiệu PSU này, Puget Systems chia ra làm 6 dòng là EVGA SuperNOVA 850 W/1200 W/1600 W và Super Flower LEADEX 850 W/1200 W/ 1600 W. Công ty cho biết nguồn công suất lớn có tỉ lệ hỏng hóc trong quá trình sử dụng cao hơn. Những chiếc nguồn của Super Flower có tỉ lệ DOA và hỏng hóc khi sử dụng cũng thấp hơn so với EVGA.
Theo: Puget Systems