Các hãng phụ kiện hay laptop hiện nay có khoe rằng sản phẩm của họ đạt độ bền "Tiêu chuẩn quân đội", hay chúng ta thường nghe "chống sốc theo tiêu chuẩn quân đội": MIL-STD-810G. Vậy chuẩn ký tự này là gì? Nó phải kiểm định sản phẩm ra sao trước khi được bán ra?
MIL-STD-810 là chuẩn chung được Quân đội Mỹ đặt ra nhằm kiểm định độ bền của một sản phẩm nào đó. Trước đây đã có các chuẩn như 810A, B, C, D,... hiện nay chuẩn mới nhất là 810G.
Một sản phẩm đạt chuẩn MIL-STD-810G phải trải qua các bài test cực kỳ gắt gao trong phòng thí nghiệm, bao gồm về nhiệt độ, áp suất, mưa, muối, axit, làm rơi, sốc, bụi,... Những bài test này nhằm thực hiện để kiểm tra xem sản phẩm đó có “sống sót” trong những tình huống khốc liệt nhất không, đặc biệt là ảnh hưởng của môi trường.
Cụ thể các bài test như sau (theo Wikipedia):
MIL-STD-810 là chuẩn chung được Quân đội Mỹ đặt ra nhằm kiểm định độ bền của một sản phẩm nào đó. Trước đây đã có các chuẩn như 810A, B, C, D,... hiện nay chuẩn mới nhất là 810G.
Một sản phẩm đạt chuẩn MIL-STD-810G phải trải qua các bài test cực kỳ gắt gao trong phòng thí nghiệm, bao gồm về nhiệt độ, áp suất, mưa, muối, axit, làm rơi, sốc, bụi,... Những bài test này nhằm thực hiện để kiểm tra xem sản phẩm đó có “sống sót” trong những tình huống khốc liệt nhất không, đặc biệt là ảnh hưởng của môi trường.
Cụ thể các bài test như sau (theo Wikipedia):
- Test Method 500.6 Áp suất thấp
- Test Method 501.6 Nhiệt độ cao
- Test Method 502.6 Nhiệt độ thấp
- Test Method 503.6 Sốc nhiệt
- Test Method 504.2 Dùng dung dịch có tính dễ cháy
- Test Method 505.6 Giả lập bức xạ mặt trời
- Test Method 506.6 Mưa
- Test Method 507.6 Làm ẩm
- Test Method 508.7 Nhiểm khuẩn bởi nấm
- Test Method 509.6 Tạo sương muối
- Test Method 510.6 Cát và bụi
- Test Method 511.6 Giả lập trong môi trường dễ gây nổ
- Test Method 512.6 Ngâm nước
- Test Method 513.7 Thử nghiệm gia tốc (di chuyển mạnh trên thanh trượt)
- Test Method 514.7 Rung
- Test Method 515.7 Nhiễm tạp âm
- Test Method 516.7 Sốc
- Test Method 517.2 Sốc pháo hoa - là cú sốc xảy ra tác động sau một vụ nổ
- Test Method 518.2 Nhiễm axit
- Test Method 519.7 Gunfire shock
- Test Method 520.4 Test lại nhiệt độ, làm ẩm, rung, rơi tự do
- Test Method 521.4 Đóng băng, giả lập mưa băng
- Test Method 522.2 Sốc bởi đạn bắn ra
- Test Method 523.4 Rung ồn, tạp âm
- Test Method 524.1 Đóng băng và để tan
- Test Method 525.1 Thử nghiệm tính toàn vẹn tín hiệu (Time Waveform Replication)
- Test Method 526.1 Va chạm trên đường ray xe lửa
- Test Method 527.1 Test rung, sốc, trong nhiều trường hợp thêm một lần nữa
- Test Method 528.1 Test rung bên trong thiết bị đặc biệt của tàu Hải Quân theo 2 trường hợp bên trong và bên ngoài môi trườg thực tế.
Với 29 bài test hoành tráng như vậy, chứng tỏ một thiết bị vượt qua hết được có thể nói sẽ đạt ở mức độ siêu bền. Tuy nhiên để vượt trọn vẹn 29 bài test này thì chỉ dành cho các thiết bị, dụng cụ, vũ khí, máy móc,... phục vụ cho quân đội mà thôi. Đối với thiết bị công nghệ như laptop, điện thoại, nó chỉ cần vượt qua được các bài test cơ bản cần có như sốc, rơi, cát bụi, nước, nhiệt độ, áp suất, nấm mốc, muối, axit, vân vân... Và vượt qua rồi thì sản phẩm đó vẫn được chứng nhận đạt chuẩn MIL-STD-810G.
Bạn có thể xem lại một sản phẩm đạt chuẩn MIL-STD-810G mà Tinh tế bọn mình đã thử độ bền - đó chính là laptop LG Gram:
Hay sản phẩm ốp lưng UAG - đạt chuẩn các bài test rơi của Quân đội Mỹ:
Như vậy tiêu chuẩn MIL-STD-810G sẽ phần nào làm người dùng yên tâm khi chọn mua, yên tâm vì ít nhất sản phẩm này đã trải qua các bài thử nghiệm khắc nghiệt trong phòg thí nghiệm để mà nó được áp dụng sử dụng trong môi trường bình thường hằng ngày. Sản phẩm đó vẫn sống tốt cho dù bạn sử dụng nó trong những nơi khí hậu lạnh, cực lạnh, cho đến những nơi có khí hậu nóng, nhiệt đới.
Đối với smartphone, trước nay các smartphone có tiêu chuẩn quân đội thường có thiết kế hầm hố, bên ngoài được làm bằng nhựa dầy cộm, chắc chắn, cứng cáp và nặng. Ví dụ như những dòng Galaxy S Active series trước đây. Hoặc về sau có những dòng LG ThinQ, hay gần đây nhất là LG VELVET chẳng hạn.
Quảng cáo
Những chiếc máy này đã được test qua làm rơi, những bài test sốc, cát bụi,... Và dường như đây là một tiêu chuẩn bao quát, hơn là tiêu chuẩn IP mà chúng ta hay thấy thông thường ở các sản phẩm khác. Ví dụ một sản phẩm chuẩn MIL-STD-810G thì không phải lo chuyện chống nước hay chống bụi nữa.