Tiểu đường là gì? Tiểu đường type 1 khác với type 2 như thế nào?

Hassler
15/7/2018 9:20Phản hồi: 55
Tiểu đường là gì? Tiểu đường type 1 khác với type 2 như thế nào?
Ngày nay cụm từ tiểu đường đã trở thành một cụm từ quen thuộc với nhiều người bởi hiện tại tỷ lệ mắc căn bệnh này ở Việt Nam đang tăng lên theo từng năm. Chắc cũng có nhiều bạn tự đặt câu hỏi tại sao lại có tiểu đường, và tại sao trên TV trong các chương trình sức khỏe hay quảng cáo các dạng thuốc lại nói đến tiểu đường type 1 và với type 2. Vậy hai type này có điểm gì giống và khác nhau?

Đầu tiên chúng ta cần biết tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể do tuyến tụy không tự sản xuất được insulin hoặc sản xuất đủ nhưng không hoạt động bình thường, bị rối loạn chuyển hóa insulin. Insulin là một loại kích thích tố, hormone có tác dụng hộ tống chất đường trong máu đi nuôi các tế bào. Vì vậy, khi thiếu insulin đường không thể chuyển tới các tế bào do đó phải thải qua đường nước tiểu gây ra bệnh tiểu đường.

Theo WHO định nghĩa thì tiểu đường là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn hoặc liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin.

Điểm chung của cả 2 type tiểu đường là chúng cùng là căn bệnh mạn tính, làm ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn chuyển hóa đường trong máu. Cả 2 type này đều dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao, từ đó sẽ dẫn đến các biến chứng tiểu đường nếu không được điều trị hợp lý. Các triệu chứng chung của hai type này nếu không được điều trị mình có để ở bảng phía gần cuối bài nhé.

diabetes1.jpg

Với những người bị mắc tiểu đường type 1 thì cơ thể họ không hề sản sinh ra insulin, kiểu như cửa có khóa nhưng không hề có chìa khóa để vào. Còn với những người mắc tiểu đường type 2 thì cơ thể họ không phản ứng với insulin theo cách thông thường, và về sau cơ thể sẽ không thể sản sinh đủ lượng insulin, hiểu theo kiểu cửa có khóa nhưng chìa khóa lại bị hỏng không mở được cửa vậy.

Những người bị tiểu đường type 1 cũng hay có các vấn đề về tâm trạng hay thay đổi bất thường, đi cùng là việc giảm cân không theo chủ ý. Các triệu chứng của type 1 thường tiến triển nhanh, thường chỉ trong vòng khoảng vài tuần và trước đây còn hay được gọi là tiểu đường vị thành niên bởi chúng thường hay gặp ở lứa tuổi này, tuy nhiên cũng có những trường hợp phát bệnh ở lứa tuổi lớn hơn.

Với những người tiểu đường type 2 thì ác hơn, các triệu chứng không theo dạng bùng phát mà ngấm ngầm dần tiến triển kéo dài hàng năm trời, cũng có những người không hề có triệu chứng nào và chỉ phát hiện ra bệnh khi các biến chứng bộc phát.

diabetes2.jpg

Các lý do gây nên bệnh tiểu đường


Hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta có nhiệm vụ phản kháng lại các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài như các virus và vi khuẩn gây hại. Với những người bị type 1, hệ thống miễn dịch bằng một cách nào đó đã nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh thành các kẻ địch và tấn công và trừ khử luôn các tế bào beta có nhiệm vụ sản sinh insulin tại tuyến tụy. Kết quả là cơ thể không còn khả năng sản sinh insulin nữa. Đến thời điểm hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân tại sao cơ thể con người lại có thể nhầm lẫn như vậy, có những giả thuyết được đưa ra dựa vào các gen có vấn đề trong quá trình di truyền hoặc do các tác nhân liên quan đến môi trường như kiểu bị phơi nhiễm với virus chẳng hạn.

Những người bị tiểu đường type 2 thì ở dạng khác kiểu như kháng thuốc, còn ở đây là kháng insulin. Cơ thể họ vẫn sản sinh insulin nhưng không có cách nào để sử dụng chúng hợp lý. Cũng như trên các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu tại sao có người có có ngừoi không bị hiện tượng kháng insulin này, nhưng có vài yếu tố có liên quan đến cách sống đóng vai trò quan trọng đó là việc lười vận động và việc bạn bị béo phì. Ngoài ra còn có thể do gen di truyền và các tác nhân từ môi trường cũng có thể gây nên tiểu đường type 2. Khi bạn bị type 2, tuyến tụy của người bệnh vẫn sản xuất insulin nhưng cơ thể lại không sử dụng hợp lý lượng insulin này, dẫn đến glucose sẽ tích tụ vào máu của người bệnh.

Dưới đây mình có để 1 bảng tổng kết sự giống và khác về triệu chứng cũng như nguy cơ của 2 type tiểu đường

Quảng cáo


Lấy máu xét nghiệm và kiểm tra HbA1C (Glycohemoglobin Test) là cách thông dụng nhất để kiểm tra xem bạn có bị tiểu đường hay không. Đây là bài test để xác định lượng đường trong máu của bạn trong vòng 2 hoặc 3 tháng gần đây. Nếu chỉ số này từ 6.5 trở lên thì bạn đã bị tiểu đường. Mình cũng có 1 bài về các chỉ số xét nghiệm, các bạn có thể xem ở đây.

Ở trên là các cách nhận biết cũng như sự khác nhau giữa hai dạng tiểu đường, còn tiểu đường thai kì là một dạng cấp tính trong quá trình mang thai, cũng có thể có ảnh hưởng đến việc mắc tiểu đường type 2 sau này nhưng mình không nhắc đến, có thể sẽ để một bài khác để nói về dạng tiểu đường này hay các dạng LADA, type 3c... cũng như các biến chứng hay các cách điều trị của hai dạng tiểu đường mình nói trên.

Chúc các bạn sống vui sống khỏe.

55 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đi xét nghiệm chưa @Duy Luân ? 😁
@ThietKeWebChuyen-Com Mình k nhận mình là người nghiêm túc, nhưng mọi thứ phải dựa trên sự tôn trọng người khác. 😃
@lee241286 nhiều người nghĩ vậy là hài hước
Sissi pham
ĐẠI BÀNG
6 năm
@ThietKeWebChuyen-Com Mà thường thì khám sức khoẻ định kì 6 tháng 1 lần, nếu hỏi vậy thì có gì sai?
@ThietKeWebChuyen-Com Ông này để tên nick để PR cho cái web của ông ý, nhưng mà nhiều bình luận thấy rất vớ vẩn, gây war.
thudaigia
ĐẠI BÀNG
6 năm
Còn type 3 thì thường tấp vào lề đường bất kể lúc nào có thể
bababucon
ĐẠI BÀNG
6 năm
@thudaigia - Đái tháo đường, dịch từ bộ từ la tinh "diabetes mellitus". "Diabetes" nghĩa gốc Hy lạp là đi ngang qua, có nghĩa là đi đái rất nhiều, nước uống vào thì được người bịnh đi đái thẳng ra. "Mellitus" là ngọt, có pha mật.->> đái ra nhiều chất ngọt (đường) nên gọi là Đái tháo đường.
- "Tiểu đường" là bệnh của nam thanh niên bị tổn thuơng thần kinh thẹn ( thần kinh mắc cỡ) ko biết xấu hổ đứng ra đường mà tiểu. Gây mất vệ sinh trầm trọng.
@bababucon Khai thiệt đi, có google ko ?
bababucon
ĐẠI BÀNG
6 năm
@ThietKeWebChuyen-Com Google là thằng em tui nà, nó 9x.haha
Sison
TÍCH CỰC
6 năm
@bababucon Đâu chỉ anh em, chị em cũng mắc bệnh này mà?
Nên để anh luân viết bài này thì phải đạo hơn 😁
2 cù nèo
TÍCH CỰC
6 năm
Bây giờ không ai gọi là tiểu đường nữa cả. Đúng chuẩn y tế phải là đái tháo đường. Tiếng việt mình nhiều nghĩa lắm, cứ nói tiểu đường là y như rằng giống ông ở trên nói là tấp vô lề, chui vô bụi rậm mà xịt
Đây nhiều quán hủ tiếu, phở, .. ngọt như chè, vắt 3-4 miếng chanh ko xi nhê 😁o_O
Tiểu đường là tiểu ra nhiều nước ngọt có ga ở bộ phận sinh dục nam hay còn gọi là Chym. Cơ thể nó ko hấp thụ đường nên thải ra gọi là đường tiểu.
TqTTpT
TÍCH CỰC
6 năm
biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh tiểu đường: người yêu bị sâu răng 😆
lom_comsg
ĐẠI BÀNG
6 năm
@TqTTpT ngậm cò thì bị sâu răng hoy kakakaka:eek:😁
@lom_comsg Ngậm cò là cách diễn đạt của thổi kèn phải ko ní..hí.hí.hí
sao_zero
ĐẠI BÀNG
6 năm
Tiểu đường là đái đường!! Haizz..
shukiew
ĐẠI BÀNG
6 năm
"Insulin là một loại kích thích tố, hormone có tác dụng hộ tống chất đường trong máu đi nuôi các tế bào." Phần này sai rồi. Insulin không hề đóng vai trò vận chuyển đường như ý nghĩa của câu này, Insulin đóng vai trò giúp các tế bào cơ và mỡ "sử dụng" glucose. Hình dung tế bào như 1 ngôi nhà, phân tử glucose như 1 "vị khách" thì insulin đóng vai trò như "chìa khóa cửa" vậy.
"Còn với những người mắc tiểu đường type 2 thì cơ thể họ không phản ứng với insulin theo cách thông thường, và về sau cơ thể sẽ không thể sản sinh đủ lượng insulin, hiểu theo kiểu cửa có khóa nhưng chìa khóa lại bị hỏng không mở được cửa vậy." Ví dụ chỗ này cũng chưa chuẩn, ĐTĐ type 2 chủ yếu xảy ra do sự đề kháng insulin của cơ thể, nếu nói theo ví dụ này thì sẽ là "Cửa có khóa, glucose có chìa khóa, nhưng mà cái ổ khóa nó bị hỏng, không chấp nhận cái chìa khóa insulin này"
ThaiHuy7
ĐẠI BÀNG
6 năm
@shukiew tế bào tiếp nhận năng lượng qua 2 dạng 1 là từ glucozo trong máu 2 là từ mỡ và cơ tích lũy trong cơ thể . Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 thì tế bào chỉ lấy năng lượng từ mỡ và cơ nên dẫn đến hiện tượng sụt cân , mệt mỏi uể ỏi . Có các báo cáo gần đây cho thấy việc nhịn đói thường xuyên ăn không đúng bữa khiến cho việc tế bào phải thường xuyên sử dụng năng lượng từ mỡ và cơ khiến cơ chế hoạt động tiếp nhận insulin bị ảnh hưởng lâu ngày có thể dẫn tới kháng insulin của tế bào
HuuLuanvt
ĐẠI BÀNG
6 năm
ít ăn uống nhiều bia vào...😁
magicgoblet
ĐẠI BÀNG
6 năm
mình góp ý xíu. Cám ơn bạn đã viết 1 bài bổ ích. Nhưng để mang tính hàn lâm hơn thì nên đổi lại là đái tháo đường mới đúng là từ chuẩn dùng trong y học. Với thêm là HbA1c thì cũng chỉ mang tính chất tương đối mà thôi vì kết quả ko được chính xác lắm, ngay cả ở mỹ thì cũng chỉ có 1 số phòng lab được chứng nhận mới có 1 kết quả chuẩn. do đó như ở VN mà làm ra 6.5 thì còn phải dựa thêm Glucose máu bất kì hoặc Glucose máu đói nữa mới chính xác được.
bababucon
ĐẠI BÀNG
6 năm
@magicgoblet Ông Mod bên Dược mà, đọc được cái gì thì dịch lại thôi có biết gì về sinh lý bệnh với cập nhật đâu. Bài viết mang tính đại chúng mà.
Tiêu chuẩn chẩn đoán DM theo ADA vẫn là đường huyết đói, đường huyết sau ăn, và mới cập nhật thêm HbA1C gần đây vào thôi. Sẽ có các chẩn đoán như: Đái tháo đường, rối loạn đường huyết đói, rối loạn dung nạp glucose...nữa. Rồi trong DM (đai tháo đường thì có nhiều type, nhiều thể nữa (LADA, MODY..) biết vậy dc rồi.
magicgoblet
ĐẠI BÀNG
6 năm
@bababucon mang tính đại chúng thì phải viết cho đúng chứ. Bữa nay ai dùng tiểu đường nữa 😃 HbA1C thì m ko biết mới thêm vào khi nào mà ADA 2010 là đã có rồi, gần 10 năm rồi mà còn mới gì nữa bạn 😃
@bababucon Mình sẽ rút kinh nghiệm để khi đưa ra thông tin cho mọi người đọc dễ hiểu và dễ nuốt hơn 😃
Có gì mình sẽ PM hỏi thêm các ae nào đang làm ở viện cho cập nhật hơn nhé. Rất cảm ơn các bạn 😃
toantddh9x
ĐẠI BÀNG
6 năm
Đáng buồn là thông tin đưa ra nhiều chỗ chưa đúng, diễn giải chưa chính xác hoặc k thoát ý.
Các bài viết về y học của TT khá chán. Và các thông tin này đều dễ dàng kiểm chứng bằng google
Đọc thêm về thiết bị chữa tiểu đường type 1 tại maybomtieuduong.com
teobe
TÍCH CỰC
6 năm
Hy vọng có nhiều bài mổ bụng các thiết bị mà chúng ta hay dùng hàng ngày. Để biết được ta đang phải dùng cái gì, có đáng ko.
Rất thích đọc các bài dư vầy. Tinh tế
di_hoc
ĐẠI BÀNG
6 năm
vợ làm cử nhân xét nghiệm trong bv (nay làm đào tạo và kiểm chuẩn), thằng em đang học bs năm 4.
1 lần ăn cơm là sẽ nghe các vấn đề xung quanh tiểu đường như: ko nên ăn nhìu cơm, ko nên ăn ngọt....tiểu đường gây biến chứng vô cùng nhiều, ảnh hưởng thận, gan, ung thư, lục phủ ngũ tạng....
rồi chuyên môn hơn thì nào là tiểu đường làm hư thận, thận hư thì máu sẽ ko sạch (đại khái thế 😁 ) máu ko sạch thì sẽ làm hỏng hết các bộ phận trong cơ thể .... nói chung là sẽ bị dây chuyền, chốt lại câu là tiểu đường nguy hiểm vãi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019