Việc chia sẻ thông tin sai sự thật ở trên các nền tảng mạng xã hội đang ngày càng tràn lan hơn, nhất là từ khi đại dịch bắt đầu. Ngoài việc đưa tin không đúng về 1 số chủ đề, những nhà sáng tạo nội dung quá đà này còn tận dụng những công nghệ như deepfake để "nhét chữ vào mồm" của nhiều người nhằm tạo nên tính chân thực giả tạo của thông tin họ muốn chia sẻ.
Các dạng tin đồn nếu theo như nhà văn Yuval Noah Harari chia sẻ trong cuốn Sapiens: A Brief History of Humankind (Lược sử loài người) thì vốn là 1 phần của sự phát triển của loài người. Nhờ các tin đồn mà người ta tưởng tượng ra sự việc và có những hành động tương ứng với những gì họ nghĩ ra. Nếu như ngày xưa tin đồn được truyền đi theo dạng rỉ tai nói nhỏ thì càng về sau khi xã hội phát triển người ta có mảng đăng tin trên báo giấy. Tiếp đến là những email như "hoàng tử ở Nigeria" để lừa đảo và truyền đạt tin vịt thời mail yahoo.
Những năm gần đây câu chuyện loan tin vịt được làm nhanh gọn hơn, nhiều khi chỉ là 1 bài đăng trên Facebook với nội dung giật gân là đã thu hút được nhiều người đọc và tin vào nó. Chỉ mới gần đây đến lượt Twitter nối gót và nổi lên như 1 nguồn tin không chính xác dù trước đó hầu hết tin chuẩn đến từ mạng xã hội này, tất cả là do cách vận hành mua tick xanh không phù hợp của ban lãnh đạo mới.
Hàng triệu người xem video deepfake hình ảnh của Tom Cruise trên TikTok
Trước đây có thể TikTok cũng có chia sẻ nhiều thông tin không chính xác nhưng thường đó chỉ là các mẹo vặt hay các chỉ dẫn theo dạng có cũng được không thì chẳng sao. Nhưng kể từ khi Twitter đột nhiên không còn là nơi cung cấp thông tin đáng tin cậy thì TikTok lại được nhiều người tìm đến để coi tin tức hơn. Chính vì thế nên những thông tin liên quan đến chính trị cũng xuất hiện tại đây nhiều hơn lúc trước. Và điều đáng lo ngại là khả năng chỉnh sửa video rất mạnh của nền tảng này có vẻ đang bị lợi dụng để những kẻ xấu lợi dụng đưa tin vịt theo cách dùng deepfake như mình nói ở đầu bài.
Như trong nghiên cứu được công nghệ NewsGuard chuyên dò thông tin trên mạng, chia sẻ gần đây thì search engine của TikTok đã trả lại gần 20% số video ở nền tảng này chứa những thông tin không đúng sự thật. Họ cũng đưa cảnh báo nếu không chú ý thì giới trẻ sẽ bị chìm đắm trong các chuỗi thông tin sai lệch ở trên TikTok. Nhóm nghiên cứu cho rằng điều này còn tồi tệ hơn việc cái gì cũng "hỏi anh Gúc" để làm theo hay dùng Wikipedia để làm nguồn trích dẫn trong các bài luận.
Việc tiếp nhận thông tin trong thời đại này thật sự quá dễ dàng, cái chính là chúng ta có đủ hiểu biết và bình tĩnh để nhận định những thông tin trên mạng hay không mà thôi. Câu "Hãy là người tiêu dùng thông thái" đổi thành “Hãy là người đọc tin thông thái” rất phù hợp vào thời điểm hiện tại 😃
Tham khảo CNN
Các dạng tin đồn nếu theo như nhà văn Yuval Noah Harari chia sẻ trong cuốn Sapiens: A Brief History of Humankind (Lược sử loài người) thì vốn là 1 phần của sự phát triển của loài người. Nhờ các tin đồn mà người ta tưởng tượng ra sự việc và có những hành động tương ứng với những gì họ nghĩ ra. Nếu như ngày xưa tin đồn được truyền đi theo dạng rỉ tai nói nhỏ thì càng về sau khi xã hội phát triển người ta có mảng đăng tin trên báo giấy. Tiếp đến là những email như "hoàng tử ở Nigeria" để lừa đảo và truyền đạt tin vịt thời mail yahoo.
Những năm gần đây câu chuyện loan tin vịt được làm nhanh gọn hơn, nhiều khi chỉ là 1 bài đăng trên Facebook với nội dung giật gân là đã thu hút được nhiều người đọc và tin vào nó. Chỉ mới gần đây đến lượt Twitter nối gót và nổi lên như 1 nguồn tin không chính xác dù trước đó hầu hết tin chuẩn đến từ mạng xã hội này, tất cả là do cách vận hành mua tick xanh không phù hợp của ban lãnh đạo mới.

Hàng triệu người xem video deepfake hình ảnh của Tom Cruise trên TikTok
Trước đây có thể TikTok cũng có chia sẻ nhiều thông tin không chính xác nhưng thường đó chỉ là các mẹo vặt hay các chỉ dẫn theo dạng có cũng được không thì chẳng sao. Nhưng kể từ khi Twitter đột nhiên không còn là nơi cung cấp thông tin đáng tin cậy thì TikTok lại được nhiều người tìm đến để coi tin tức hơn. Chính vì thế nên những thông tin liên quan đến chính trị cũng xuất hiện tại đây nhiều hơn lúc trước. Và điều đáng lo ngại là khả năng chỉnh sửa video rất mạnh của nền tảng này có vẻ đang bị lợi dụng để những kẻ xấu lợi dụng đưa tin vịt theo cách dùng deepfake như mình nói ở đầu bài.
Như trong nghiên cứu được công nghệ NewsGuard chuyên dò thông tin trên mạng, chia sẻ gần đây thì search engine của TikTok đã trả lại gần 20% số video ở nền tảng này chứa những thông tin không đúng sự thật. Họ cũng đưa cảnh báo nếu không chú ý thì giới trẻ sẽ bị chìm đắm trong các chuỗi thông tin sai lệch ở trên TikTok. Nhóm nghiên cứu cho rằng điều này còn tồi tệ hơn việc cái gì cũng "hỏi anh Gúc" để làm theo hay dùng Wikipedia để làm nguồn trích dẫn trong các bài luận.
Việc tiếp nhận thông tin trong thời đại này thật sự quá dễ dàng, cái chính là chúng ta có đủ hiểu biết và bình tĩnh để nhận định những thông tin trên mạng hay không mà thôi. Câu "Hãy là người tiêu dùng thông thái" đổi thành “Hãy là người đọc tin thông thái” rất phù hợp vào thời điểm hiện tại 😃
Tham khảo CNN