Hồi 2012, khi Joe Biden còn làm phó tổng thống dưới thời Barack Obama, ông đã hỏi Tim Cook: Vì sao Apple không thể làm iPhone ở Mỹ. Khi đó Biden đang ăn tối với Tim Cook và nhiều lãnh đạo đến từ các công ty công nghệ, có cả Netflix, Google, Facebook…
Mọi người trong bàn ăn đều hiểu rằng việc sản xuất iPhone, hay nói rộng ra là bất kì thiết bị điện tử tiêu dùng nào, tại một nhà máy ở Mỹ là chuyện cực kì khó. Những nhà thầu lớn ở Châu Á như Foxconn đã xây dựng nên những nhà máy với quy mô của cả thành phố, có lực lượng lao động cực kì rẻ, và nhà máy có thể chạy liên tục suốt ngày để đạt sản lượng cao. Đó là chưa kể đến việc lương trả cho người lao động rất rẻ.
Câu hỏi của Biden sẽ khiến Cook cực kì khó xử. Ông chính là người đã xây dựng chiến lược outsource việc sản xuất của Apple sang Trung Quốc, và xu hướng này khiến chính quyền tổng thống Obama lo lắng. Nhưng Cook cũng là một người cực kì tài tình trong chuyện chính trị, ông biết cách xử lý hơn so với người tiền nhiệm của mình. Obama đã từng hỏi Steve Jobs câu hỏi này, và câu nói của Jobs đã lên thẳng trang bìa của tờ New York Times: “Những công việc đó sẽ không quay trở lại đâu”. Còn Cook đã nói gì đó với Biden, mà cuối năm đấy Apple thông báo họ sẽ bắt đầu sản xuất một số máy Mac ở Mỹ.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/02/5347538_tim_cook_apple.jpg)
Và kể từ đó, sự phụ thuộc của Apple với Trung Quốc không hề giảm đi, chỉ có tăng lên mà thôi. Bạn có thể nghĩ ở dưới thời Donald Trump thì Apple phải mang thêm việc từ Trung Quốc về lại Mỹ, nếu chống lại việc này thì chắc sẽ tệ lắm nhưng không, Apple lại phát triển thành công ty có giá trị 1 nghìn tỉ đô, rồi sau khi Trump nói rằng “các chuỗi cung ứng ngu ngốc đó” phải rời khỏi Trung Quốc, thì Apple lại vượt mốc 2 nghìn tỉ USD. Tất cả là nhờ Tim Cook.
Mọi người trong bàn ăn đều hiểu rằng việc sản xuất iPhone, hay nói rộng ra là bất kì thiết bị điện tử tiêu dùng nào, tại một nhà máy ở Mỹ là chuyện cực kì khó. Những nhà thầu lớn ở Châu Á như Foxconn đã xây dựng nên những nhà máy với quy mô của cả thành phố, có lực lượng lao động cực kì rẻ, và nhà máy có thể chạy liên tục suốt ngày để đạt sản lượng cao. Đó là chưa kể đến việc lương trả cho người lao động rất rẻ.
Câu hỏi của Biden sẽ khiến Cook cực kì khó xử. Ông chính là người đã xây dựng chiến lược outsource việc sản xuất của Apple sang Trung Quốc, và xu hướng này khiến chính quyền tổng thống Obama lo lắng. Nhưng Cook cũng là một người cực kì tài tình trong chuyện chính trị, ông biết cách xử lý hơn so với người tiền nhiệm của mình. Obama đã từng hỏi Steve Jobs câu hỏi này, và câu nói của Jobs đã lên thẳng trang bìa của tờ New York Times: “Những công việc đó sẽ không quay trở lại đâu”. Còn Cook đã nói gì đó với Biden, mà cuối năm đấy Apple thông báo họ sẽ bắt đầu sản xuất một số máy Mac ở Mỹ.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/02/5347538_tim_cook_apple.jpg)
Và kể từ đó, sự phụ thuộc của Apple với Trung Quốc không hề giảm đi, chỉ có tăng lên mà thôi. Bạn có thể nghĩ ở dưới thời Donald Trump thì Apple phải mang thêm việc từ Trung Quốc về lại Mỹ, nếu chống lại việc này thì chắc sẽ tệ lắm nhưng không, Apple lại phát triển thành công ty có giá trị 1 nghìn tỉ đô, rồi sau khi Trump nói rằng “các chuỗi cung ứng ngu ngốc đó” phải rời khỏi Trung Quốc, thì Apple lại vượt mốc 2 nghìn tỉ USD. Tất cả là nhờ Tim Cook.
Theo lời Warren Buffett, người biết rất rõ Cook và cũng là người đang nắm cổ phần trị giá 111 tỉ USD ở Apple, từng chia sẻ: “Tim có thể không thiết kế ra một sản phẩm như Steve, nhưng Tim hiểu thế giới ở mức độ mà rất rất ít vị CEO nào có thể làm được, trong tất cả những người tôi đã gặp trong 60 năm qua”.
Cook về làm cho Apple năm 1998 sau chục năm làm việc ở IBM và 6 tháng ở Compaq. Ông làm việc 18 tiếng một ngày và gửi email xuyên màn đêm. Khi ông không ở văn phòng thì ông ở phòng gym. Không như Jobs, Tim Cook không có ý định trở thành một nghệ sĩ. “Tim là người thuần công việc”, một cựu quan chức cấp cao Apple từng làm với Tim vào những ngày đầu chia sẻ. “Tôi thật sự thấy ông ấy nhàm chán một cách lạ lùng”.
Sự hồi sinh của Apple trong những năm sau đó thường được “quy về" cho Steve Jobs và khả năng làm sản phẩm thiên tài của ông, bắt đầu với chiếc iMac đủ màu sắc làm cả thị trường giật mình. Nhưng một thứ quan trọng nữa mà ít ai nhắc tới đó là khả năng của Tim Cook trong việc thật sự sản xuất ra những món đồ này, và điều đó đã ảnh hưởng tới văn hóa của Apple kho họ làm iPod, iPhone, iPad và đến tận ngày hôm nay.

Để làm ra chiếc iMac đủ màu, Tim Cook đã sử dụng chiến lược tương tự như HP, Dell, Compaq vào thời điểm đó: outsource việc sản xuất ra nước ngoài. Lúc Cook còn làm ở Compaq, ông trở thành bạn của Terry Gou, nhà sáng lập Foxconn. Ban đầu Foxconn chỉ sản xuất mấy thứ nhỏ nhỏ, ví dụ như núm vặn cho TV, kết nối cho joystick của máy chơi game Atari… Nhưng đến cuối những năm 90, Foxconn đã tham gia sản xuất linh kiện máy tính, ví dụ họ làm vỏ máy cho Compaq, rồi dần mở ra ra làm những thứ khác cấu thành một chiếc PC. Nhà máy của họ mọc lên nhanh chóng ở Thâm Quyến, nơi có nhiều nhà cung cấp linh kiện.
Khi Cook về đội Apple, mô hình nhà máy tập trung hiệu quả hơn so với bất kì thứ gì mà Mỹ có. Apple bán một nhà lớn của họ ở Colorado hồi năm 1996, sau khi Cook về, ông cũng tạm thời hoãn việc sản xuất tại Ireland, đóng cửa dây chuyền sản xuất tại California và càng lúc càng giao cho Trung Quốc sản xuất nhiều thứ hơn, bắt đầu với laptop và webcam. HIện tại cơ sở Elk Grove ở California đang được Apple sử dụng cho việc tái chế, sửa chữa thiết bị.
Các hãng PC lớn như Dell, Compaq outsource việc sản xuất cũng như các quyết định quan trọng liên quan tới thiết kế của máy tính. Điều này giúp tạo ra những chiếc PC rẻ nhưng không khác biệt. Ý tưởng của Cook đó là ép Foxconn cũng như các nhà cung cấp phải thay đổi theo những yêu cầu khắt khe và khó khăn đưa ra bởi Steve Jobs cũng như Jony Ive. Kĩ sư của Apple sẽ thiết kế những công cụ sản xuất đặc biệt phù hợp cho sản phẩm của họ và thường xuyên bay sang Trung Quốc, không phải để họp mà để đứng trong nhà máy kiểm tra chất lượng, xem xem có thể cải thiện gì về phần cứng hay không, cũng như tìm ra những nút nghẽn cổ chai trong dây chuyền sản xuất.
Ở vai trò của các công ty cung ứng, họ sẽ bán linh kiện cho nhiều công ty khác nhau, còn Cook thì chấp nhận chi tiến rất mạnh tay để mua những linh kiện của tương lai, trước các đối thủ của họ nhiều năm trời. Như vậy máy tính của Apple sẽ có những thứ mà những hãng khác không thể có được.
Song song đó, Cook vẫn rất ám ẩn đến việc kiểm soát chi phí. Daniel Vidaña, giám đốc chuỗi cung ứng vào thời đó, nói rằng Cook đặc biệt chú ý tới thời gian giao hàng. Thời gian giao hàng nhanh hơn thì khách sẽ hài lòng hơn cũng như giảm áp lực tài chính của việc phải chất hàng tồn kho. Vidaña nhớ rằng Cook nói Apple sẽ không bao giờ chấp nhận “sữa bị hỏng”. Cook đã giảm thời gian tồn kho của Apple từ hàng tháng trời xuống chỉ còn vài ngày, và theo một số nhân vật giấu tên thì những gì Apple làm được tốt hơn Dell thời đó rất nhiều.

Terry Gou, nhà sáng lập Foxconn, cũng rất vui vẻ đáp ứng những yêu cầu của Apple. Foxconn thường xây dựng nhiều nhà máy để làm bất kì thứ gì mà Apple muốn. Jon Rubinstein, phó chủ tịch kĩ thuật phần cứng dưới thời Jobs quay lại Apple, nhớ lại lần mà ông giật mình hồi 2005. Lúc đó ông cùng với Gou đi đến một khu đất trống tại Trung Quốc để khảo sát cho một nhà máy mới tại Thâm Quyến nhằm sản xuất iPod Nano - sản phẩm mới cực kì hứa hẹn của Apple. Khi đó khi đất chả có gì, nhưng chỉ vài tháng sau, những công trình lớn và các dây chuyền sản xuất đã xuất hiện tại nơi này. “Ở Mỹ, bạn thậm chí còn chưa được cấp giấy phép trong ngần ấy thời gian”.
Jobs và Ive có những sở thích đắt tiền, và điều đó càng khiến cho việc thương thảo giá cả với các nhà cung cấp trở nên quan trọng hơn. Để làm ra một cái vỏ bọc cổng USB rất đẹp, rất sang do nhóm của Jony Ive đã thiết kế cho MacBook, Apple phải trả đâu đó cỡ 15 cent, trong khi các đối thủ khác dùng những linh kiện có sẵn thì giá chỉ khoản 5 cent mà thôi. Để đạt hiệu quả tài chính như mong muốn, một nguồn tin giấu tên nói rằng đội của Tim Cook đã thương thảo giá đến mức 4 chữ số sau dấu phẩy thập phân.
Quyền lực của Apple với nhà cung cấp tiếp tục tăng sau khi iPhone ra mắt và người ta thấy được rằng chiếc được sản xuất bởi Foxconn đã bán được 4 triệu chiếc trong chỉ 200 ngày đầu tiên. Tới năm 2009, Apple đã ép các nhà sản xuất tại Châu Á làm theo mình, còn không thì bạn không chơi được với chúng tôi. Và như lời một quản lý giấu tên, Apple “đập nát bấy các nhà cung cấp của họ”.
Việc Jobs qua đời sau đó 2 năm làm dấy lên nghi ngờ rằng Apple sẽ bất ổn, nhưng thực chất thách thức thật sự chính là việc giữ cho chuỗi cung ứng chạy tốt ở Trung Quốc. Các quản lý vậy hành phải vật lộn để mua đủ các máy phay, máy cắt laser điều khiển bằng máy tính. Mỗi milimet đều được đem ra phân tích xem làm sao để tiết kiệm tiền, thậm chí đến cả keo dán cũng được đàn phán kĩ càng.
Sau khi Cook lên thay cho Steve Jobs, Cook ra lệnh cho đội vận hành làm việc chặt chẽ với đội thiết kế công nghiệp ngay từ đầu, chứ không phải chỉ tham gia sau vào tháng như thời của Jobs. Chiếc iPhone 6 ra mắt 2014 đã bỏ đi nhiều yếu tố quá đắt và khó sản xuất, ví dụ như viền vát kim cương, mặt lưng kính được cắt chính xác… nhưng linh kiện bên trong thì vẫn rất phức tạp. Ngay cả trụ sở chính của Apple cũng bị kiểm soát chi phí chặt chẽ, người của Jobs muốn mua một số thứ đắt nhưng người của Tim thì muốn giảm chi phí xuống thấp. Nghe đồn lớp kính cong bao quanh công trình này có giá đến 1 tỉ USD.
Song song đó, Cook cũng mở rộng việc kinh doanh của Apple theo cách mà Jobs không làm. Jobs thích giữ số lượng sản phẩm ít, ông tự hào rằng các sản phẩm của Apple bày ra một cái bàn nhỏ là hết. Khi Jobs qua đời, Apple đang bán 2 mẫu iPhone, 1 mẫu iPad. Còn hiện nay Apple bán tới 7 mẫu iPhone và 5 mẫu iPad khác nhau. Cook cũng làm ra những phụ kiện đắt tiền để dùng chung với iPhone, chẳng hạn như Apple Watch và mới đây là AirPods.
Và khi Cook biến Apple thành một công ty đa dạng hơn thì sự phụ thuộc vào Trung Quốc cũng tăng. Để đạt được sản lượng lớn kinh khủng, với độ phức tạp của sản phẩm cũng kinh khủng, thì bạn cần tập hợp mọi thứ về một chỗ. Việc bạn trải sản xuất ra nhiều nước sẽ rất khó khăn. Câu hỏi đặt ra là, liệu bạn có đang phụ thuộc quá nhiều vào một chỗ hay không?

Tháng 11 năm 2019, một năm trước khi bầu cử Mỹ, Trump bay tới Austin để gặp Cook và tham quan nhà máy sản xuất Mac Pro. Trước giới báo chí, Cook gọi chiếc Mac Pro giá $5999 là “một ví dụ của thiết kế Mỹ, sản xuất Mỹ và sự khéo léo của người Mỹ”. Cook cũng cho Trump xem những linh kiện được sản xuất ở Mỹ và tổng thống gập đầu đồng ý. Nhiều linh kiện trong máy đến từ Arizona, Pennsylvania, những tiểu bang quan trọng mà Trump đã hứa sẽ đem về nhiều việc làm sản xuất hơn cho người dân ở đây.
Sau đó Trump nói rằng đây là ví dụ của việc Apple sẽ xây nhà máy ở Mỹ, nhưng ai cũng biết rằng thật ra nhà máy này đã chạy được 6 năm rồi.
Chẳng ai ngờ được có ngày Trump và Cook có thể làm bạn. Cook ủng hộ Hillary Clinton trong cuộc bầu cử năm 2016, ông cũng không đồng ý với chính sách của Trump liên quan đến nhập cư, chủng tộc, vấn đề thay đổi của khí hậu… Nhưng Cook có tham dự hội nghị CEO của Trump, ăn tối tại Nhà Trắng, làm quen với con gái Trump là Ivanka và con rể Jared Kushner. Gary Cohn, tư vấn kinh tế trưởng của Trump đến năm 2018, ước tính rằng Cook bay đến Washington mỗi 4 đến 6 tuần để gặp gỡ những người liên quan xem Apple có thể giúp được gì. “75% những cuộc nói chuyện là về cuộc sống. Để trở thành một CEO tốt, để đạt được cái bạn muốn, bạn phải có tính cá nhân, bạn phải là người giao tiếp tốt, người lắng nghe tốt, và Tim có tất cả những thứ này”. Hoàn toàn trái ngược với Steve Jobs.
Cook sẵn lòng làm tất cả mọi việc cần thiết để bảo vệ chuỗi cung ứng Trung Quốc của Apple, ngay cả khi điều đó có nghĩa là cho phép Trump đưa ra một số thông tin sai. Trump nói Apple dự tính xây dựng 3 nhà máy ở Mỹ, điều này không đúng nhưng Apple cũng từ chối không chỉnh sửa gì. Apple cũng bỏ qua nhiều thứ khác của Trump.

Khi Apple bắt đầu thiết lập nhà máy ở Texas hồi 2013, nguồn tin nói rằng các nhà cung cấp địa phương không sẵn sàng điều chỉnh lại nhà máy của họ chỉ cho một dự án 1 lần. Một lượng lớn linh kiện phải nhập từ Châu Á về, nên nếu có vấn đề thì sẽ bị hiệu ứng domino. Nếu một lô hàng có vài linh kiện hư hỏng, nhà máy của Apple ở Texas phải đợi cho đến đợt giao hàng (qua đường hàng không) kế tiếp, trong khi nếu là nhà máy ở Thâm Quyến thì đợi chút xíu là có hàng thay thế rồi. Thế nên Apple phải kiểm tra rất kĩ lô linh kiện trước khi chúng được giao tới Texas, và đó là một sự đau đớn.
Tuyển dụng cũng là một thách thức khác. Những người có kĩ năng như ở Foxconn lại cực kì khó tìm ở Mỹ. Một nhân viên mới tuyển thì khả năng cao là họ từng làm ở Costco (một chuỗi bán hàng ở Mỹ) chứ không phải là trong một nhà máy sản xuất đồ điện tử. Đã có từng có một đột bo mạch Mac Pro cứ đi ra khỏi dây chuyền sản xuất là bị cong, cuối cùng họ phát hiện lỗi này là do 1 người công việc gắn ốc từ trái sang phải thay vì phải làm theo thứ tự được đánh dấu. Tỉ lệ hỏng rất cao, Apple bị hụt thời gian giao hàng cũng như chỉ tiêu về chi phí.
Khi dây chuyền Mac Pro ổn định, nhân viên của Apple bắt đầu chuyển sang làm những thứ khác, ví dụ như Apple Watch, nhưng nó được sản xuất ở Trung Quốc chứ không phải ở Mỹ. Nhu cầu với Mac Pro thùng rác lại thấp, và nhà máy ở Texas bắt đầu phải sa thải bớt nhân viên.
Nhưng dù sao thì lợi ích về mặt chính trị vẫn rất lớn. Tháng 9/2019, Mỹ giảm thuế nhập khẩu cho một số linh kiện quan trọng với chiếc Mac Pro trong tương lai. Vài ngày sau chiếc Mac Pro mới được giới thiệu. Rồi Trump cũng từng nói về việc giảm thuế cho Apple. Trump cũng được Tim Cook tặng một chiếc Mac Pro mới từ dây chuyền sản xuất ở Texas.
Song song đó, Apple cũng dời dây chuyền sản xuất AirPods, iPad sang Việt Nam, mở rộng sản xuất iPhone tại Ấn Độ. Nhưng ở đây công ty vẫn bị vấn đề về mở rộng sản xuất và kiểm soát chất lượng. Việc mở rộng sang nhiều khu vực mới không phải là chuyện dễ dàng. Trong một cuộc họp, có người đã hỏi Dan Riccio, khi đó đang chịu trách nhiệm về phần cứng của Apple, vì sao Apple vẫn tiếp tục làm sản phẩm ở Trung Quốc dù cho có nhiều vấn đề về che giấu thông tin, điều kiện làm việc của công nhân tệ hại… Khi đó câu trả lời chỉ đơn giản là “tui không trả lời được”.
Ngay cả khi Trung Quốc cấm bay thương mại quốc tế thì Apple vẫn thuê những chiếc máy bay riêng để chở hàng trăm nhân viên của họ đến Trung Quốc nhằm giám sát, thử nghiệm và đảm bảo rằng các model máy mới xuất hiện kịp mùa mua sắm cuối năm. Bạn không thể đơn giản tách khỏi Trung Quốc, nhất là ở quy mô của Apple.
Nguồn: Bloomberg