TIM ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?
Hệ tim mạch là hệ đầu tiên hình thành và hoạt động trong phôi thai, tim là cơ quan chức năng đầu tiên. Tim phải xuất hiện sớm vì phôi thai đang phát triển nhanh cần một con đường hiệu quả để lấy O2, chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải. Nhớ lại O2 và các chất dinh dưỡng trong các khoảng gian nhung mao ( intervillous spaces ) của mẹ khuếch tán vào gai nhau ( chorionic villi ) của phôi thai và chất thải khuếch tán theo hướng ngược lại sớm nhất là 21 ngày sau khi thụ tinh. Các mạch máu trong gai nhau liên kết với tim phôi thai bằng đường động mạch và tĩnh mạch rốn.
Khi chúng ta theo dõi sự phát triển của tim, nhớ rằng nhiều rối loạn bẩm sinh của tim xuất hiện trong thời kỳ phôi thai. Những rối loạn như vậy là nguyên nhân của hầu hết một nửa số ca tử vong do dị tật bẩm sinh.
Tim bắt đầu phát triển từ trung bì ( mesoderm ) trong 18 hoặc 19 ngày sau khi thụ tinh ( fertilization ). Ở phía đầu phôi, tim phát triển từ một nhóm tế bào trung bì gọi là vùng sinh tim ( cardiogenic are ). Để đáp ứng với những kích thích từ nội bì bên dưới, trung bì ở vùng sinh tim hình thành các dây sinh tim. Ngay sau đó, những dây này tạo thành lòng rỗng và sau đó trở thành các ống tim nội mô ( endocardial tubes ) . Với nếp gấp khúc bên của phôi, các ống tim nội mô được nối với nhau và hợp nhất lại thành một ống gọi là ống tim nguyên thủy vào ngày 21 sau khi thụ tinh.
Ở ngày thứ 22, ống tim nguyên thủy xuất hiện 5 vùng riêng biệt và bắt đầu để bơm máu. Theo thứ tự từ hướng đầu --> đuôi ( cũng là hướng của dòng máu ) lần lượt là : (1) xoang tĩnh mạch, (2) tâm nhĩ nguyên thủy, (3) tâm thất nguyên thủy, (4) hành tim, (5) thân chung ĐM . Ban đầu xoang tĩnh mạch nhận máu từ tất cả các tĩnh mạch phôi thai, sự co bóp của tim bắt đầu trong vùng này và theo sau là tuần tự các vùng khác. Do đó, ở giao đoạn này, tim gồm một loạt các vùng không đi theo cặp.
Ở ngày thứ 23, ống tim nguyên thủy kéo dài ra. Vì hành tim và tâm thất phát triển nhanh hơn các phần khác của ống và vì tâm thất cùng với các tĩnh mạch bị giới hạn bởi màng ngoài tim ( pericardium ), các ống bắt đầu uốn và gập lại. Các ống tim nguyên thủy giả định ban đầu có hình chữ U, sau đó trở thành hình chữ S. Quá trình này hoàn thành ở ngày thứ 28, tạo nên quai tim. Phần còn lại của quá trình phát triển tim bao gồm sửa đổi các buồng tim và sự hình thành vách ngăn và các van để chia 4 buồng tim.
Ở ngày thứ 28, sự dày lên của trung bì thuộc lớp áo trong của thành tim xuất hiện.Các gối nội tâm mạc ( endocardial cushions ) này phát triển về hướng nhau, hợp nhất và chia ống nhĩ thất ( atrioventricular canal ) thành ống nhĩ thất trái và phải riêng biệt. Hơn thế, vách gian nhĩ bắt đầu phát triển về phía gối nội tâm mạc được hợp nhất. Cuối cùng, vách gian nhĩ và gối nội tâm mạc nối lại và có một lỗ mở trong vách ngăn gọi là lỗ bầu dục ( foramen ovale ) xuất hiện. Vách gian nhĩ chia tâm nhĩ thành nhĩ phải và nhĩ trái. Trước sinh, lỗ bầu dục cho hầu hết máu đi vào tâm nhĩ phải để đi vào tâm nhĩ trái. Sau sinh, lỗ này thường đóng lại vì vậy vách nhĩ thất là một vùng hoàn chỉnh. Tàn tích của lỗ bầu dục là hố bầu dục. Sự hình thành vách gian thất phân vùng tâm thất thành thất phải và thất trái. Sự phân chia của ống gian thất, vùng tâm thất, vùng tâm nhĩ về cơ bản hoàn thành vào cuối tuần thứ 5. Các van nhĩ thất hình thành giữa tuần thứ 5 và tuần thứ 8 . Các van bán nguyệt hình thành giữa tuần thứ 5 và tuần thứ 9.
Nguồn tham khảo : Principles of Human Anatomy-Wiley (2010)
Hệ tim mạch là hệ đầu tiên hình thành và hoạt động trong phôi thai, tim là cơ quan chức năng đầu tiên. Tim phải xuất hiện sớm vì phôi thai đang phát triển nhanh cần một con đường hiệu quả để lấy O2, chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải. Nhớ lại O2 và các chất dinh dưỡng trong các khoảng gian nhung mao ( intervillous spaces ) của mẹ khuếch tán vào gai nhau ( chorionic villi ) của phôi thai và chất thải khuếch tán theo hướng ngược lại sớm nhất là 21 ngày sau khi thụ tinh. Các mạch máu trong gai nhau liên kết với tim phôi thai bằng đường động mạch và tĩnh mạch rốn.
Khi chúng ta theo dõi sự phát triển của tim, nhớ rằng nhiều rối loạn bẩm sinh của tim xuất hiện trong thời kỳ phôi thai. Những rối loạn như vậy là nguyên nhân của hầu hết một nửa số ca tử vong do dị tật bẩm sinh.
Tim bắt đầu phát triển từ trung bì ( mesoderm ) trong 18 hoặc 19 ngày sau khi thụ tinh ( fertilization ). Ở phía đầu phôi, tim phát triển từ một nhóm tế bào trung bì gọi là vùng sinh tim ( cardiogenic are ). Để đáp ứng với những kích thích từ nội bì bên dưới, trung bì ở vùng sinh tim hình thành các dây sinh tim. Ngay sau đó, những dây này tạo thành lòng rỗng và sau đó trở thành các ống tim nội mô ( endocardial tubes ) . Với nếp gấp khúc bên của phôi, các ống tim nội mô được nối với nhau và hợp nhất lại thành một ống gọi là ống tim nguyên thủy vào ngày 21 sau khi thụ tinh.
Ở ngày thứ 22, ống tim nguyên thủy xuất hiện 5 vùng riêng biệt và bắt đầu để bơm máu. Theo thứ tự từ hướng đầu --> đuôi ( cũng là hướng của dòng máu ) lần lượt là : (1) xoang tĩnh mạch, (2) tâm nhĩ nguyên thủy, (3) tâm thất nguyên thủy, (4) hành tim, (5) thân chung ĐM . Ban đầu xoang tĩnh mạch nhận máu từ tất cả các tĩnh mạch phôi thai, sự co bóp của tim bắt đầu trong vùng này và theo sau là tuần tự các vùng khác. Do đó, ở giao đoạn này, tim gồm một loạt các vùng không đi theo cặp.
Ở ngày thứ 23, ống tim nguyên thủy kéo dài ra. Vì hành tim và tâm thất phát triển nhanh hơn các phần khác của ống và vì tâm thất cùng với các tĩnh mạch bị giới hạn bởi màng ngoài tim ( pericardium ), các ống bắt đầu uốn và gập lại. Các ống tim nguyên thủy giả định ban đầu có hình chữ U, sau đó trở thành hình chữ S. Quá trình này hoàn thành ở ngày thứ 28, tạo nên quai tim. Phần còn lại của quá trình phát triển tim bao gồm sửa đổi các buồng tim và sự hình thành vách ngăn và các van để chia 4 buồng tim.
Ở ngày thứ 28, sự dày lên của trung bì thuộc lớp áo trong của thành tim xuất hiện.Các gối nội tâm mạc ( endocardial cushions ) này phát triển về hướng nhau, hợp nhất và chia ống nhĩ thất ( atrioventricular canal ) thành ống nhĩ thất trái và phải riêng biệt. Hơn thế, vách gian nhĩ bắt đầu phát triển về phía gối nội tâm mạc được hợp nhất. Cuối cùng, vách gian nhĩ và gối nội tâm mạc nối lại và có một lỗ mở trong vách ngăn gọi là lỗ bầu dục ( foramen ovale ) xuất hiện. Vách gian nhĩ chia tâm nhĩ thành nhĩ phải và nhĩ trái. Trước sinh, lỗ bầu dục cho hầu hết máu đi vào tâm nhĩ phải để đi vào tâm nhĩ trái. Sau sinh, lỗ này thường đóng lại vì vậy vách nhĩ thất là một vùng hoàn chỉnh. Tàn tích của lỗ bầu dục là hố bầu dục. Sự hình thành vách gian thất phân vùng tâm thất thành thất phải và thất trái. Sự phân chia của ống gian thất, vùng tâm thất, vùng tâm nhĩ về cơ bản hoàn thành vào cuối tuần thứ 5. Các van nhĩ thất hình thành giữa tuần thứ 5 và tuần thứ 8 . Các van bán nguyệt hình thành giữa tuần thứ 5 và tuần thứ 9.
Nguồn tham khảo : Principles of Human Anatomy-Wiley (2010)