Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Tìm hiểu căn bản nhất về Tokenomics của người chơi hệ Non-tech

toanvoc
11/3/2022 13:28Phản hồi: 0
Tìm hiểu căn bản nhất về Tokenomics của người chơi hệ Non-tech
Tokenomics là một khái niệm được nói đến nhiều nhất trong giới Blockchain, Game NFT, Crypto… nhưng không phải ai cũng hiểu sâu sắc bản chất của nó. Để hiểu rõ Tokenomics là gì thì tôi và các bạn hiểu nôm na là một thuật ngữ được dùng trong lĩnh vực tiền mã hóa với sự kết hợp của Token + Economics và được hiểu là phần thông tin dùng để xem xét, đánh giá sơ bộ nền kinh tế được vận hành của một dự án nào đó.

Với một người non-technical như tôi trong mảng Blockchain mà đi chơi GameFi thì mindset đầu tiên dồn dập trong đầu là “ROI cao” với mong muốn “về bờ” sớm nhất có thể, đó luôn là tâm lý đầu cơ dễ thấy nhất chứ không phải đầu tư gì cả. Chính vì điều đó đã làm cho người non-tech như tôi “đu đỉnh” không ít lần khi chưa tìm hiểu những điều cốt lõi về dự án… Haizzz… theo lẽ thường thì ai cũng có lúc dại rồi mới khôn hơn chút được và rồi tôi cũng bỏ thời gian ra tìm hiểu các tiêu chí khác về core team, whitepaper, pitchdeck… và rồi thấy một tiêu chí không thể bỏ qua là Tokenomics. Khi bạn không hiểu rõ tokenomic sẽ rất dễ sa lầy vào việc vào sai thời điểm, rất dễ phán đoán sai, fomo nghe nói người này người kia, quỹ này quỹ kia đầu tư…

I – CÁC YẾU TỐ CẦN QUAN TÂM


1. Nhân tố chính


Con người: Con người ở đây là Team dev (quan trọng nhất), cố vấn (advisor), team marketing, community, nhà đầu tư tiền cho dự án (backer)… Và được xem là Core Team. Yếu tố con người luôn được đánh giá là tính sống còn của dự án nên cần hiểu rõ yếu tố background chuyên môn trước đây của họ ở lĩnh vực mà họ phụ trách, kinh nghiệm ngành nghề và feedback cá nhân có dính vào những lùm xùm gì ở quá khứ hay hiện tại…. Thực sự để phân tích các yếu tố này nó cũng không khác gì việc bạn phải đi phân tích một dự án nên ở bài viết này mình sẽ không đề cập chi tiết mà chỉ điểm qua vài nhân tố quan trọng bạn cần quan tâm.

Game hoặc GamePlay: Mỗi game đều có một cốt truyện hay câu chuyện của mình nên để đánh giá đúng gu, style… thì nó mang tính cảm tính cá nhân. Cái mà bạn cần quan tâm là Game được thiết kế có tính chuyên nghiệp ở đồ họa, game có mang tính chiều sâu hay không… Game Play tốt đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng, người chơi có thích thú trước các nhiệm vụ, cơ chế hấp dẫn, đủ khiến phần lớn người chơi vẫn chơi game hàng ngày, dù ROI của game có suy giảm đi chăng nữa (đây là một yếu tố khó mà các game chưa giải quyết được).


Mô hình kinh tế: Đây là yếu tố cốt lõi khiến cho tuổi đời của Game tồn tại được trong thời gian dài hay ngắn nếu như Game đáp ứng được 2 yếu tố: Lượng người chơi mới được bổ sung thường xuyên hàng ngày và Người chơi phải “tiêu tiền” trong game. Bạn có thể xem rõ mô hình này trong Pitchdeck, whitepaper… để hiểu các cơ chế này được vận hàng ra sao trong dự án vì có nhiều Game mô tả rất rõ quy trình này.

Tính cạnh tranh: Với sự phát triển của ngành Gamefi thì các tựa game liên tục được ra đời, các tựa game có concept na ná giống nhau cũng mọc lên liên tục và kéo theo là dòng tiền bị phân mảnh từ người chơi vậy nên tính cạnh tranh luôn cao dù rất tiềm năng. Tuy nhiên yếu tố này rất khó để phân tích rạch ròi nên mang tính chất cảm tính từ mindset tùy người. Hơn nữa Gu hay sở thích của bạn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá này.

2. Chỉ số cần nắm


Marketcap: Là vốn hoá của một dự án hay nói cách khác là tổng giá trị thị trường của các token đang lưu thông thực tế trên thị trường. Công thức tính: Market Cap = Token Price x Circulating Supply.

Total Supply: Được hiểu là tổng cung tối đa

Circulating Supply: Được hiểu là Lượng token lưu hành.

Max supply: Được hiểu là cung tối đa hay số lượng coin/ token tối đa có thể tồn tại, bao gồm cả những token đã được khai thác hoặc sẵn có trong tương lai.

Fully Diluted Valuation: Hay FDV là vốn hoá được pha loãng hoàn toàn của một dự án. Cụ thể FDV được tính như sau: FDV = Token Price x Max Supply

Quảng cáo



II – VAI TRÒ CÁC BÊN THAM GIA


Thị trường Blockchain, Game NFT, Crypto… thì đều giống như một ván bài được nhiều bên tham gia tạo lập cuộc chơi với các vai trò khác nhau.

1. Developer: Còn gọi là Dev hoặc nhà phát triển. Ví dụ như bố đẻ nền tảng blockchain Etherum là Vitalik Buterin… Với game thì là đội Dev ra Game…

2. Market Maker: Hiểu nôm na là nhà tạo lập thị trường, một công ty luôn sẵn sàng mua hoặc bán một tài sản tài chính ở giá đã báo công khai về lâu dài. Nhà tạo lập thị trường trực tiếp tham gia vào các giao dịch với vai trò là người bán hoặc người mua. Hoặc hiểu là Nhà tạo lập thị trường (Miners, Cex, Dex…) Ví dụ chủ sàn Binance là Cz…

3. Quy đầu tư: Ví dụ như: Binance Lab, Coinbase ventures, Alameda Research, a16z, Pantera, Houbi… Hoặc Venture, Capital, Backer… còn gọi là Crypto Funds.

4. Nhà đầu tư nhỏ lẻ: Ví dụ là chúng ta ở đây, vị trí này chiếm số đông trong ván bài này và hay gọi là Retail Investors hoặc Trader/holder…

Quảng cáo


Do vậy, bạn đang nằm ở vị thế nào trong 4 vị trí kể trên khi mà cuộc chơi được tạo lập bởi Founder, dev, advisor, investors, short-term holder, long-team holder, trader, airdrop hunter, mm… mà nhân tố để điều khiển cuộc chơi này chính là Tokenomics.

III – VẬY ĐẾN ĐÂY BẠN CẦN NẮM YẾU TỐ NÀO CỦA TOKENOMICS?


Có 3 điểm cốt lõi QUAN TRỌNG NHẤT ở Tokenomics mà bạn cần nắm:

1. Token Allocation


Token allocation giúp bạn biết được tỷ lệ phân bổ token giữa các nhóm Stakeholder (nhóm có liên quan) có hợp lý hay chưa, cũng như sự tác động của Staceholder đến tổng quan dự án. Mỗi dự án sẽ có các tỷ lệ và đối tượng phân bổ khác nhau, không có bất kỳ công thức chung nào cho phần này. Ngoài ra nó phải đáp ứng yếu tố:
  • Phân bổ token ở đâu?
  • Phân bổ token cho ai?
  • Phân bổ token như thế nào?

2. Token Release


Đây là hình thức phát hành token ra thị trường lưu thông. Phần này ảnh hưởng rất lớn tới giá và tâm lý hodl token của cộng đồng. Token Release càng lâu thì càng được đánh giá là dự án nghiêm túc tạo ra sản phẩm và có kế hoạch cụ thể về thời gian để phát triển dự án.
  • Lịch trả Token như thế nào?
  • Bao giờ thì trả?
  • Trả số lượng token ra sao…?

3. Token Usecage


Đây là một yếu tố quan trọng nhất trong Tokenomics giúp chúng ta ước lượng và tự định giá được token dựa trên quyền lợi mà token mang đến cho người chơi. Bạn cần nắm:

  • Cần hiểu token được sử dụng vào đâu?
  • Token để làm phí giao dịch (Gas fee), Governance, incentive, Liquidity Mining, Staking..?
  • Token dùng để đốt (burn) ra sao?

Đó là 3 yếu tố chính bạn CẦN NẮM đó nha.

Ngoài ra bạn cần hiểu thêm các thành phần khác như:
  1. Ký hiệu token: Đây là thông số bạn cần nắm rõ để biết dự án, token có ký hiệu là gì? Là token nắm vai trò gì trong dự án (token quản trị, trả thưởng….)?
  2. Dự án được xây dựng trên nền tảng Blockchain nào? Ví dụ như BSC (binance smart-chain), polygon, near…?
  3. Seed Sale: Đây là đợt mở bán token đầu tiên của dự án. Trong đợt này, đa số sản phẩm của dự án đều chưa được hoàn thiện.
  4. Private Sale: Đây là giai đoạn này các dự án đã có sản phẩm và minh chứng được một phần nào đó trong Roadmap tiềm năng của sản phẩm.
  5. Public Sale: Đây là đợt mở bán token cho toàn cộng đồng. Dự án có thể launchpad token dưới 3 hình thức chủ yếu như ICO, IEO và IDO.
  6. Airdrop/ Retroactive (tặng quà tri ân): Là số token được dùng để tặng miễn phí (gần giống như giveaway) cho người dùng đã tích cực đóng góp cho dự án. Mặt khác, số token này cũng dùng để quảng bá, thu hút người tham gia. Phần này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong phân bổ token.
  7. Team/Core Team: Đây là đội ngũ phát triển như founder, co-founder, developer, marketer, advisor,…(những người đã có đóng góp quan trọng). Có nhiều dự án để phần này chiếm 20%.
  8. Liquidity mining: Là tính thanh khoản thể hiện thông qua việc giao dịch mua và bán của các token mà không gây ảnh hưởng đến giá của đồng tiền điện tử đó và được gọi là có tính thanh khoản cao và ngược lại.
  9. Foundation reserve: Là khoản dự trữ của dự án dành cho việc phát triển sản phẩm hoặc các tính năng trong tương lai. Một số dự án thường để là từ 20-40%.
  10. Partner: Thường là một dự án về blockchain, một nền tảng công nghệ hay một cá nhân bất kỳ nào đó… cùng kết hợp chung trong dự hệ sinh thái nhằm mang lại một lợi ích nào đó cho cả hai. Hiểu cơ bản là partner có sức ảnh hưởng và “mối quan hệ” rộng rãi trong thị trường crypto/blockchain.
  11. Backer: Là bên có thiên hướng tài trợ tiền cho dự án. Có thể là các cá nhân hoặc tổ chức, quỹ đầu tư trên toàn thế giới, rót vốn cho dự án…
  12. Token Governance: Là loại token có chức năng quản trị, trao cho chủ sở hữu token quyền tác động đến các quyết định liên quan đến giá trị cốt lõi, lộ trình sản phẩm, tính năng, tuyển dụng và nhân sự, cũng như các thay đổi đối với các thông số quản trị.
  13. Fair token distribution (phân phối công bằng): Tuy nhiên một số dự án lại lựa chọn cách thức phân phối theo testnet, airdrop, staking, liquidity providing,… Điều này sẽ giúp dự án trở nên “bình đẳng” đối với cộng đồng quan tâm và tiếp cận đến người dùng nhiều hơn, ví dụ như Uniswap (UNI), SushiSwap (SUSHI),… Thế nhưng, nếu lựa chọn hình thức này, dự án sẽ không kêu gọi được vốn.
  14. V.v… thành phần khác (thành phần đó dù là tên gì thì điều cần chú ý là nó chiếm vai trò gì, bao nhiêu % trong dự án là sẽ hiểu được tổng thể và cách vậnh hành của dự án).

Bonus: Sử dụng Api Connecter (Free) trên Add-on Chrome để tải chi tiết các thông số từ Coinmarketcap, nó sẽ giúp bạn có thông số để phân tích, theo dõi… trong tokenomics.
Tất cả những phân tích trên đều có thể sử dụng được ở thời điểm trước đây và đến hiện nay nhưng cũng không đảm bảo rằng với việc tiến hóa nhanh của ngành GameFi thì những yếu tố này sẽ thay đổi hoặc tệ hơn là bị một số dự án dùng làm “trap” dành cho người tham gia. Vì vậy hãy tiến hóa, follow, nâng cao kiến thức của mình trước khi tham gia và “xuống tiền”.

Notes:
  1. Yêu cầu tối thiểu cần có: Cần hiểu về mô hình kinh tế ở mảng NFT game, nền tảng blockchain, thị trường crypto…; Cần biết phân tích số liệu; Cần bỏ thời gian research, đọc và hiểu các thông số.
  2. Bài viết có sử dụng một số thuật ngữ trong ngành GameFi sử dụng bạn có thể xem lại tại link này.
  3. Bài viết chỉ điểm ra các yếu tố hay gặp trong Tokenomics chứ không phải đã thống kê tất cả, bạn hãy tìm hiểu thêm và bổ sung cho bài viết này.

    From: #nghiengamenft - Tìm hiểu căn bản nhất về Tokenomics của người chơi hệ Non-tech
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019