Tìm hiểu công nghệ diệt khuẩn BlueAg+ trên tủ lạnh Panasonic

ND Minh Đức
3/10/2021 3:0Phản hồi: 13
Tìm hiểu công nghệ diệt khuẩn BlueAg+ trên tủ lạnh Panasonic
Trong quá trình lưu trữ thực phẩm trong thời gian dài, bên cạnh việc chúng ta phải biết cách lưu trữ thực phẩm một cách đúng đắn, hay phải thường xuyên dọn dẹp vệ sinh tủ lạnh,… thì bản thân chiếc tủ lạnh đó cũng cần phải có những công nghệ diệt khuẩn. Công nghệ này sẽ giúp chúng ta lưu trữ thực phẩm được lâu hơn, được an toàn hơn khi sử dụng chúng và điều này rõ ràng sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ của chúng ta.

Do đó, mình rất quan tâm và nghiên cứu rất kĩ về công nghệ diệt khuẩn của những chiếc tủ lạnh. Trong số những tủ lạnh mình đã tìm hiểu, mình thấy rằng Panasonic nói rằng họ có công nghệ diệt khuẩn BlueAg+ diệt khuẩn tới 99,99% (*) sử dụng ánh sáng xanh kích hoạt tinh thể bạc. Vậy liệu công nghệ này như thế nào, mời các bạn cùng mình “soi kỹ” qua chiếc kính hiển vi điện tử có độ phóng đại 1000x nhé.



Vấn đề tìm hiểu

Ion bạc Ag+ vốn được cho là có khả năng tác động vào vi khuẩn, từ đó giúp vô hiệu hoá những con vi khuẩn này. Chi tiết hơn một tí, nếu anh em còn nhớ thì vi khuẩn có một màng sinh chất cấu thành từ hydro, nito, carbon và oxy. Do đó, Panasonic cho biết họ dùng một đèn LED để kích hoạt bề mặt bạc trên lưới lọc Ag nhằm tạo ra các gốc tự do OH-. Các gốc -OH này sẽ bám vào vi khuẩn trong luồng khí của tủ lạnh rồi tiêu diệt chúng tại lưới lọc.


Sơ một chút về thiết bị coi vi khuẩn

thu_nghiem_diet_khuan_bac_tinhte_6.jpg


Mình dùng một chiếc kính hiển vi điện tử di động có độ phóng đại 1000x, nó sẽ cho phép mình soi được vi khuẩn liệu nó có đang hoạt động trên một bề mặt nào đó hay không. Vì đây là một “thế giới tí hon”, mắt thường khó có thể nhìn được, nên chắc là việc nhìn vào thế giới này hứa hẹn sẽ thú vị lắm đây. Thêm một chút về chiếc kính Milkin này, đây là kính hiển vi điện tử di động, độ phóng đại 1000x. Đi kèm theo là một khung cho phép mình đặt camera của điện thoại lên đó và xem luôn, không cần dí mắt vào lại, khá là tiện.

Mình sẽ dùng tăm bông phết lên bề mặt các mẫu để lấy mẫu, sau đó phết lên vị trí thấu kính để quan sát. Sau mỗi lần quan sát mình cố vệ sinh vị trí đó bằng cồn và quan sát thì thấy bề mặt được trả về cấp độ “sạch” ban đầu, sẵn sàng cho lần quan sát sau.

Nhân tiện thì thí nghiệm của mình cũng hơi cây nhà lá vườn xíu, do bản chất vi khuẩn tồn tại ở mọi nơi, mọi bề mặt mà mắt thường không tài nào quan sát được, do đó chắc chắn thử nghiệm sẽ không được toàn vẹn như các nhà khoa học làm trong phòng vô trùng với đầy đủ trang thiết bị. Tuy nhiên hiệu quả của các ion diệt khuẩn vẫn được thể hiện khá rõ trước và sau tác động vào nên mình thấy thử nghiệm vẫn có nghĩa cả về hiệu quả đạt được quan sát bằng mắt thường lẫn những điều rút ra được từ thử nghiệm.

Xem thử khả năng kháng khuẩn của bạc

[​IMG]


Thử nghiệm số 1: tương tác giữa phân tử bạc và vi khuẩn

Điểm đầu tiên mà mình thử nghiệm đó chính là soi thử xem nguyên tố bạc có tác dụng kháng khuẩn, vô hiệu hóa vi khuẩn như thế nào. Hai lọ trên bàn của mình sẽ chứa lần lượt là bạc và vi khuẩn mình đã nuôi cấy từ trước. Vi khuẩn này mình lấy từ trong đất cát rất bẩn ở môi trường tự nhiên, sau đó mình đã hoà chúng vào dung dịch trong lọ này. Thực tế thì vi khuẩn đang tồn tại ở bất kì nơi đâu xung quanh anh em, kể cả điện thoại, bàn tay của anh em,…


thu_nghiem_diet_khuan_bac_tinhte_5.jpg

Quảng cáo



  • Bắt đầu, mình lấy một tăm bông thấm một giọt dung dịch chứa vi khuẩn và trét lên bề mặt chứa mẫu của kính. Anh em có thể thấy trong hình, những đốm nhỏ li ti kia chính là vi khuẩn đang bám trên bề mặt.
  • Tiếp theo mình nhỏ một giọt bạc lên trên để xem tác động như thế nào (khuyên anh em nên xem video sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt).
  • Có thể thấy ngay lập tức, những đốm nhỏ li ti bây giờ gần như đã biến mất hoàn toàn.

thu-nghiem-1-08-23_at_15.55.32.jpg
Trước và sau khi nhỏ dung dịch bạc.

Qua thử nghiệm vừa rồi, chúng ta có thể thấy được sự hiệu quả của bạc trong việc vô hiệu hóa vi khuẩn. Dĩ nhiên đây là thử nghiệm mang tính chất lý tưởng, vì dung dịch mình sử dụng là dung dịch bạc tinh khiết nên hiệu quả tương đối cao trong khía cạnh diệt khuẩn và vi khuẩn cũng là loại vi khuẩn mình đã nuôi cấy, thiết kế sẵn.

Để xem liệu tính năng diệt khuẩn bằng công nghệ BlueAg+ của tủ lạnh Panasonic này có hiệu quả như thế nào. Họ cho biết tủ lạnh mà mình dùng để thử nghiệm này có công nghệ Blue Ag+, về bản chất đây là sự kết hợp của ánh sáng xanh và phân tử ion Ag+ (cho anh em nào quan tâm thì mã hiệu của nó là Panasonic NR- TL351GPKV thuộc series Tủ lạnh 2 cánh ngăn đá trên TL/TV/TX vừa ra mắt năm nay, mức giá từ 8.89tr). Ánh sáng xanh là loại ánh sáng có bước sóng ngắn nhất trong cách loại ánh sáng khả kiến và cũng gần tiệm cận với vùng ánh sáng cực tím và các loại tia năng lượng cao. Bước sóng ánh sáng càng ngắn, nghĩa là tần số càng cao thì chúng sẽ mang năng lượng cao hơn, do đó chúng có thể kích hoạt lớp màng lọc bằng bạc sản sinh ra Ag+ và gốc OH-. Các ion bạc Ag+ và OH- sẽ bám chặt vào vi khuẩn, giúp cô lập tiêu diệt vi khuẩn.

Thử nghiệm số 2: Thử khả năng diệt khuẩn trên thực phẩm của công nghệ diệt khuẩn BlueAg+ trong tủ lạnh

thu_nghiem_diet_khuan_bac_tinhte_7.jpg

Quảng cáo


Trong bài kiểm tra thứ hai, mình đã chuẩn bị hai mẫu thịt là mẫu A và mẫu B. Về cơ bản thì tất cả mọi thứ bao gồm cả bề mặt của hai miếng thịt này đều đang tồn tại vi khuẩn trên đó.
  • B1: Mình sẽ lần lượt lấy mẫu trên bề mặt thịt và đưa vào trong kính hiển vi để xem vi khuẩn ban đầu, chụp lại tấm hình.
  • B2: Sau đó, mẫu A sẽ được mình cho vào trong tủ lạnh có công nghệ Blue Ag+ của Panasonic, mẫu B sẽ được đưa vào một tủ đông thông thường không có công nghệ diệt khuẩn.
  • B3: Sau 24 tiếng, mình sẽ quay lại kiểm tra cả hai mẫu phẩm bằng cách lấy mẫu dưới kính hiển vi.

TN2-truoc.jpg
Bề mặt mẫu A và mẫu B trước khi cho vào tủ

5644456_TN2-dang.jpg
Mẫu A đặt vào tủ lạnh có công nghệ diệt khuẩn BlueAg+ (Panasonic). Mẫu B đặt vào tủ lạnh thông thường không có diệt khuẩn

Sau 24 tiếng

Sau một ngày, mình lấy lại cả hai mẫu thịt ra khỏi tủ lạnh Panasonic có công nghệ Blue Ag+ (mẫu A) và tủ đông thông thường (mẫu B).

5658496_5644457_TN2-sau.jpg
Bề mặt mẫu A sau 24 tiếng trong ngăn mát của tủ có diệt khuẩn bằng công nghệ BlueAg+ và Bề mặt mẫu B sau 24 tiếng trong tủ lạnh thông thường

5644460_TN2-sauB.jpg
Có thể thấy sau 24 tiếng, mẫu B đã có sự xuất hiện của vi khuẩn trên bề mặt. So với trước và sau, lượng vi khuẩn không những không giảm xuống mà còn tăng thêm phần nào. Rõ ràng, nếu không có các tác động diệt khuẩn thì vi khuẩn sẽ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để sinh sôi thêm. Chưa kể chúng còn có thể bị lây nhiễm chéo từ các thứ khác chứa trong tủ đông.

5644461_TN2-sauA.jpg
Trong khi đó, trên mẫu A, gần như chúng ta không thể thấy được sự tồn tại của bất cứ một con vi khuẩn nào khi soi trên kính hiển vi 1000x. Lưu ý, những vệt loang to to anh em thấy trên hình chỉ là những vệt dầu mỡ trên bề mặt miếng thịt mẫu A. Như vậy, chúng ta có thể thấy được hiệu quả hoạt động diệt khuẩn của ion bạc và gốc OH-.

Mình khá bất ngờ với kết quả này vì thật ra đây cũng là lần đầu tiên mình thấy được sự tồn tại của vi khuẩn bằng chính mắt mình, và cũng là lần đầu tiên mình chứng kiến được công nghệ diệt khuẩn hoạt động. Mọi thứ đều diễn ra với một quy mô cực kỳ nhỏ bé dưới cấp độ tế bào, nên nó khá trừu tượng, mắt thường cũng khó có thể phân biệt được.

Thử nghiệm số 3: Thử xem tủ lạnh có BlueAg+ có ngăn nhiễm khuẩn chéo giữa thực phẩm trong tủ hay không?

2 mau A C-1.jpg


Một câu hỏi khác đặt ra ở đây, vậy nếu mình để miếng thịt mẫu A này với miếng khác chắc chắn có vi khuẩn trong đó, thì liệu hai miếng thịt này có bị nhiễm khuẩn chéo với nhau hay không? Giờ mình chuẩn bị thêm miếng thịt mẫu C, sau đó cùng để cả hai mẫu A và C vào tủ lạnh trong 24 tiếng nữa.

5658499_5644462_TN2-mauC-1.jpg
Bề mặt mẫu C ban đầu và Bề mặt mẫu C sau 24 tiếng.

Mau A Sau Sau.jpg
Bề mặt mẫu A sau 24 tiếng đặt chung mẫu C (mấy chấm đen đen xuyên suốt các hình là cái gì đó dính trong cấu trúc quang của kính, mình không có vệ sinh được, anh em thông cảm nha 😔)

5600905_ss2_chung.jpg

Anh em có thể thấy, gần như không có sự hiện diện của vi khuẩn trên cả hai mẫu phẩm A và C này. Điều này là bằng chứng cho câu trả lời rằng công nghệ Blue Ag+ không những tiêu diệt vi khuẩn mà nó cũng giúp chúng ta giảm nguy cơ nhiễm khuẩn chéo giữa các thực phẩm trong tủ lạnh, đặc biệt là giữa thực phẩm sống & chín đặt trong tủ.

Dĩ nhiên còn rất nhiều tính năng đáng lưu ý bên cạnh công nghệ Blue Ag+ của chiếc tủ lạnh Panasonic có giá khoảng 15 triệu này, ngăn lấy nước ngoài kháng khuẩn khử mùi, ngăn đông trữ thịt cá riêng biệt, ngăn rau rộng. Mình sẽ trên tay chi tiết chiếc tủ lạnh này và chia sẻ với anh em nhiều hơn ở những chủ đề sau. Hẹn gặp lại anh em.

Bonus thử nghiệm lần 2:

Để tăng khả năng tin cậy của thử nghiệm, mình lại tiếp tục lặp lại thử nghiệm nói trên thêm một lần nữa cho tất cả 3 thử nghiệm, kết quả xin được báo cáo nhanh với anh em qua những hình ảnh kết quả bên dưới. Mình bỏ thêm vào trong video luôn cho anh em tiện theo dõi.


Thử nghiệm 2: kiểm tra khả năng diệt khuẩn của công nghệ
L2_TN2-truoc.jpg

5644488_L2_TN2-sau.jpg
Thử nghiệm 3: Khả năng ngăn nhiễm khuẩn chéo
5644489_L2_TN3-truoc.jpg
5644490_L2_TN3-sau.jpg

Tìm hiểu các dòng Tủ lạnh Panasonic TV/TL/TX mới nhất năm 2021 có công nghệ BlueAg+ với giá chỉ từ 8.890.000đ. Anh em quan tâm sản phẩm có thể xem tại đây.

(*) Hiệu quả diệt khuẩn 99,99% được kiểm chứng theo kết quả thử nghiệm của Südsachsen, Wasser GmbH (Đức) – dựa trên tiêu chuẩn ISO 22196:2007 công bố ngày 07/07/008: trong điều kiện thí nghiệm, việc chiếu ánh sáng xanh cường độ lớn vào tấm lọc tinh thể bạc (Blue Ag+) trong vòng 24h có thể diệt tới 99,99% vi khuẩn.
Tìm hiểu thêm tại: https://bit.ly/BlueAg.
13 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

13ig0taku
ĐẠI BÀNG
3 năm
Bài viết bổ ích, nhất là hay trữ đồ cho em bé
KㅤEㅤN
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mình vào link xem thì thấy ko có tủ lớn dạng 2 cánh nhỉ? Thiết kế tủ của Pana cũng bình thường quá.
ăn vi khuẩn 1 chút để có đề kháng chứ ăn gì cũng sạch khuẩn ra ngoài xíu là bệnh liền.

Đó là một F0 khỏi bệnh rồi nói chứ mình thì coi chơi thui chứ tiền đâu mà mua tủ lạnh này. Hahaha...
Thank anh
Thực tế mọi người thường cho thức ăn vào hộp kín rồi mới cất vào tủ lạnh, trường hợp này thì hiệu quả ntn nhỉ?
@buiducxd Mình nghĩ là sẽ không có hiệu quả vỉ các hộp nhựa hay thuỷ tinh bây giờ có gioăng cao su kín lắm.
Quá đã
0.01% còn lại là đám gây bệnh
còn đám chết chả có gì cả
nybinh
CAO CẤP
3 năm
Hồi xưa học nhớ mại mại là có vi khuẩn có lợi và có hại. Diệt sạch có sao ko nhỉ.
ồ hay quá, nhờ cái bài viết này mà ta có thể biết rõ được công nghệ này nó hiệu quả thực tế như thế nào, cảm ơn mod
bạc là thứ hao mòn theo thời gian, vì thế cần phải thay thế chứ nó không dùng hoài được 😃 pana thay vì trang bị bạc thì dùng nanoX có phải ngon hơn ko.
Bài viết lí giải đầy đủ,rõ ràng, chi tiết,khoa học ,chính xác về công nghệ diệt khuẩn, kháng khuẩn trên dòng tủ lạnh cho mọi người hiểu rõ hơn . Cảm ơn ad
donquijote
TÍCH CỰC
3 năm
Bỏ 1 chỉ bạc vô tủ lạnh có được không?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019