Hôm rồi đọc bài “Máy hút bụi cầm tay là thiết bị cần thiết của gia đình” của @cuhiep, xem lại mình đang dùng chiếc máy hút bụi cầm tay Dyson V6 và cũng cảm thấy nó cần thiết. Mình nhận thấy nhiều người cũng có nhu cầu tìm kiếm một chiếc máy hút bụi cầm tay cho gia đình, nên hôm nay mình sẽ chia sẽ những gì tìm hiểu được về chiếc máy hút bụi Dyson V6 này, phần chia sẽ của mình hơi khác so với những chia sẽ trước đây, vì sẽ đi sâu tìm hiểu về nguyên lý của máy hút bụi cầm tay Dyson, giúp mọi người sau khi xem xong sẽ hiểu hoàn toàn về dòng máy này, và có những quyết định đúng đắn hơn về chọn máy hút bụi.
Mình cũng có chia sẽ trong video giống như trong text này, tuy nhiên video mình nói không được tốt, mong nhiều bạn đừng bắt lỗi 😊 Mục đích mình làm video cũng một phần vì muốn cải thiện vấn đề nói 😊
1. Cái nhìn tổng quan về thân máy và phụ kiện đi kèm:
Trước tiên mình chia sẽ về những phụ kiện đi kèm. Phiên bản mình dang dùng là Dyson V6, đi kèm gồm 5 đầu hút đầy đủ cho các mục đích khác nhau. Các đầu hút sử dụng vật liệu nhựa nhưng màu sắc nhìn sang trọng, và có độ tinh xảo, độ hoàn thiện tốt.
Mình cũng có chia sẽ trong video giống như trong text này, tuy nhiên video mình nói không được tốt, mong nhiều bạn đừng bắt lỗi 😊 Mục đích mình làm video cũng một phần vì muốn cải thiện vấn đề nói 😊
1. Cái nhìn tổng quan về thân máy và phụ kiện đi kèm:
Trước tiên mình chia sẽ về những phụ kiện đi kèm. Phiên bản mình dang dùng là Dyson V6, đi kèm gồm 5 đầu hút đầy đủ cho các mục đích khác nhau. Các đầu hút sử dụng vật liệu nhựa nhưng màu sắc nhìn sang trọng, và có độ tinh xảo, độ hoàn thiện tốt.
Quảng cáo
a) Đầu nhỏ nhất, ngắn, dùng để hút bụi tập trung, đầu này nhỏ nên sẽ hút mạnh nhất, dùng để hút bụi trong kẽ tường, kẽ tủ, hoặc ở rãnh, khe nào đó trong nhà.

Chúng ta có thể thấy sự tinh tế của thiết kế đầu hút, đầu hút này có nhiều lỗ bên hông, để nhỡ trong quá trình hút, đầu hút bị bịt kín thì không khí vẫn có đường vào bên trong để cân bằng áp suất, làm máy không bị hỏng.
b) Đầu hút ngắn nhất: đầu này dùng hút ở ghế sofa hoặc ghế xe hơi, có chổi đi kèm để có thể vừa quét vừa nhóm bụi lại và hút.

c) Đầu hút dài nhất: Đầu này khi kéo dài ra, và nối với thanh nối có thể dài đến 2m. Đầu này chúng ta có thể dùng để hút ở gầm giường, hoặc trần nhà, đầu có chổi để có thể vừa quét vừa hút. Phần kéo dài của đầu hút này được làm bằng cao su, có thể uốn cong, giúp chúng ta dễ dàng thao tác vừa quét vừa hút, hoặc hút ở những nơi mà nếu nó thẳng tắp chúng ta không để đưa vào được.

d) Và không thể thiếu đầu hút bụi sàn nhà, nếu nối với thanh nối, chúng ta có thể đứng thẳng lưng để hút sàn nhà khá thỏa mái. Đầu hút này có mạch điện nối với motor, khi chúng ta bấm hút, ngoài việc không khí bị cuốn vào, thì đầu bên dưới cũng xoay để góp phần cuốn rác cuốn bụi vào dễ dàng hơn. Ngoài ra còn 1 đầu hút nữa mà mình để lạc đâu mất.
e) Giá đỡ: giá này vừa để treo máy hút bụi, treo những đầu hút, và sạc pin máy hút bụi. Chúng ta sẽ không bao giờ lo lắng nó còn pin hay không, nếu chúng ta luôn cắm điện vào cái giá đỡ này, và đặt máy hút bụi lên đó khi không dùng.

f) Thân máy: thân máy của dòng Dyson cầm tay nó không giống bất kì một chiếc máy hút bụi cầm tay nào hiện nay trên thị trường, trong khi những chiếc máy hút bụi khác thường có thiết kế bo tròn những góc cạnh, nhìn khá đẹp và hiện đại như những chiếc xe hơi đời mới, thì máy hút bụi cầm tay Dyson lại giữ y nguyên cấu tạo mà nó cần cho chức năng. Thân máy nó có nhiều gân guốc và gồ gề, phần sau mọi người sẽ hiểu được vì sao nó lại gồ gề gân guốc như vậy. Do không bo tròn, thêm vật liệu vào, nên góp phần làm giảm trọng lượng của máy, và làm thiết kế của máy nhìn có vẽ hoài cổ.

Quảng cáo

Hai bộ phận nặng nhất của máy hút bụi là pin và motor được đặt ở 2 bên, chính giữa nối 2 phần đó là cán cầm. Thiết kế này giống như quả tạ, đảm bảo vị trí cầm nắm là trọng tâm của máy hút bụi. Vì thế việc cầm nắm, thao tác khá dễ dàng và thỏa mái. Có thể những phiên bản cao cấp hơn, cần lực hút mạnh thì nó nặng hơn 1 xíu, chứ với phiên bản V6 mình đang dùng thì cảm giác cầm nó rất nhẹ nhàng và thỏa mái. Con mình hơn 2 tuổi vẫn cầm và hút được 😊)
2. Ý tưởng và hoàn cảnh ra đời
Trước khi tìm hiểu về nguyên lý hoạt động, mình muốn nói sơ qua về hoàn cảnh ra đời.
Vào một ngày đẹp trời, Dyson, một thanh niên 31 tuổi, phá phách để sửa lại cái máy hút bụi đang dùng vì nó hỏng, và nhận ra rằng túi lọc là vấn đề gây phiền toái nhất cho máy hút bụi. Túi lọc bụi trong máy hút bụi gây ra biết bao vấn đề: như tốn tiền thay túi lọc, tốn thời gian thay túi lọc, làm lực hút suy giảm, làm giảm tuổi thọ của máy. Kể từ đó ông nhen nhóm sẽ thiết kế lại máy hút bụi không có túi lọc.
Sau khi quan sát hệ thống lọc bụi ở xưởng cưa gần nhà không cần dùng túi lọc, ông liền nảy ra ý tưởng là đưa hệ thống lọc bụi này, hay nói cách khác là thu nhỏ cái hệ thống lọc bụi này đưa lên máy hút bụi. Trước khi kể tiếp câu chuyện về hoàn cảnh ra đời, mình xin dừng lại 1 xíu để giới thiệu về hệ thống lọc bụi ở cái xưởng cưa trên.
Hệ thống lọc bụi phân tách lốc xoáy (Cyclone Seperator)
Đây là hệ thống lọc bụi dùng ở cái xưởng cưa mà Dyson quan sát và lên ý tưởng. Mình chắc chắn rằng anh em đều đã từng thấy hệ thống lọc bụi này trên đường đi, nếu quan sát và để ý, thì chắc chắn anh em cũng sẽ tiếp tục thấy hệ thống lọc bụi kiểu này, mà không cần phải đi ngược thời gian về cái xưởng cưa gần nhà Dyson để lấy ý tưởng.
Quảng cáo

Công nghệ lọc bụi này được phát minh vào năm 1905 bỡi người Mỹ, lấy ý tưởng từ những cơn lốc xoáy hình nón ngược trong tự nhiên. Đây là phương pháp lọc bụi khỏi dòng chất lỏng hoặc khí mà không cần dùng bất kỳ một bộ lọc (filter) nào cả. Hệ thống lọc bụi này là bình dạng hình nón ngược, bên trên có cổng để đưa khí bẩn vào, đáy hình nón ngược có cổng để chứa bụi, trên cùng có cổng để giải phóng không khí sạch.



Nguyên lý hoạt động của nó: dòng khí có bụi bẩn được hút hoặc bơm vào bình thông qua cổng bên trên, khi vào bình dòng khí lưu thông dạng hình xoắn ốc từ trên xuống dưới. Những hạt bụi có kích thước lớn sẽ có xu hướng đập vào thành bình và rơi xuống dưới. Càng xuống dưới, do đường kính bình càng nhỏ dần, nên vận tốc dòng sẽ tăng dần lên, nên những hạt bụi có kích thước nhỏ hơn, nhỏ hơn cũng lần lượt va vào thành bình và rơi xuống dưới.

Dưới đáy phễu có lỗ thoát bụi, tuy nhiên nó kín khí. Dòng khí bẩn được đẩy vào bình (dòng màu đỏ), chuyển động ven thành bình, có chiều từ trên xuống dưới, sẽ đẩy phần khí ở lõi bình (dòng màu xanh), chuyển động từ dưới lên trên để thoát ra ngoài. Cứ như thế tiếp tục, chúng ta sẽ có hành trình lọc như sau: dòng khí mang bụi bẩn vào bình, lưu thông xoắn ốc từ trên xuống dưới sát mép bình, lần lượt các hạt bụi có kích thước lớn, và nhỏ dần nhỏ dần rơi xuống dưới, sau đó dòng khí bị đẩy lên trên ở lõi bình và giải phóng ra ngoài.


Ngày nay phương pháp lọc bụi này vẫn còn dùng ở các nhà máy công nghiệp. Tùy theo mục đích lọc, kích thước bụi cần lọc, cần giải phóng, tốc độ dòng khí, …. Mà người ta tùy biến thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau. Nhưng chung quy lại thì nó phải nhỏ dần từ trên xuống dưới, và rất to, bố trí ở bên ngoài nhà máy, nếu để ý quan sát thì anh em có thể thấy được.
Đưa hệ thống lọc bụi này vào máy hút bụi.
Sau khi bắt gặp “mặt trời chân lý”, Dyson quyết tâm đưa ý tưởng khá điên rồ này vào máy hút bụi. Thời điểm Dyson bắt tay vào công việc là lúc ông 31 tuổi. Có thể thấy ở tuổi 31, đa số anh em đã có công việc và thu nhập ổn định, nhưng Dyson lúc đó chỉ mới bắt đầu khởi nghiệp (năm 1978)
Vào năm 1986, Trải qua gần 3.650 ngày, với hơn 5 ngàn mẫu thử, đến lần thử thứ 5.127 thì chiếc máy hút bụi này có thể thoạt động được. Như vậy nếu tính trung bình thì 1 ngày ông cho ra hơn 1 mẫu thử, liên tục trong vòng 10 năm. Phiên bản đầu tiên này ông đặt tên là G-Force – là máy hút bụi đầu tiên trên thế giới không có túi lọc.

Tuy nhiên không dễ dàng gì bán ra 1 sản phẩm có thiết kế khác người như thế. Ở thời điểm đó, máy hút bụi thì đương nhiên phải có túi lọc, giống như cái bánh xe phải có hình tròn, không một nhà phân phối nào tiếp nhận máy hút bụi của ông. Do đó ông tiếp cận thị trường Nhật Bản để phân phối sản phẩm, nơi mà người dân rất say mê với đồ gia dụng. Sau một năm vào thị trường Nhật Bản, năm 1991, Dyson được giải thưởng trong triển lãm quốc tế về thiế kế đồ gia dụng.
Sau khi thành công ở thị trường Nhật Bản, ông quay trở về nước, thành lập công ty Dyson, thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển, mời những nhà khoa học về khí động lực học về làm việc, để tiếp tục cải tiến và phát triển máy hút bụi không có túi lọc. Chỉ sau 1 năm quay lại thị trườn trong nước, máy hút bụi của ông được bán chạy như “tôm tươi” và có thị phần đứng số 1. Từ đó máy hút bụi Dyson dần chiếm lĩnh thị trường trong nước, và bắt đầu vươn ra những thị trường khác.
3. Nguyên lý và hoàn cảnh ra đời máy hút bụi cầm tay Dyson (Handheld vacuum)
Chiếc máy G-Force ra đời – là máy hút bụi đầu tiên trên thế giới không có túi lọc, do đó nó không suy giảm lực hút, nó đã khắc phục được nhược điểm mà mọi máy hút bụi trên thế giới lúc bấy giờ gặp phải. Mặc dù nó có thể được cầm bằng tay, nhưng nó chưa được gọi là máy hút bụi cầm tay (handheld vacuum) như phiên bản mình đang dùng. Ở phiên bản này, không khí bẩn được lọc 2 lần bằng phương pháp lốc xoáy, máy cấu tạo dùng 1 phễu hình nón, Dyson gọi đây là dual-cyclone technology.
Sự cải tiến lớn nhất đối với chiếc máy hút bụi này vào năm 2007, khi mà Dyson khám phá ra rằng nếu dùng nhiều hình nón nhỏ có thể cho hiệu suất tương đương với một hình nón lớn mà lại tiêu thụ ít điện năng hơn.

Theo mình hiểu, thì hiệu suất lọc của phễu hình nón phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó vận tốc dòng khí được bơm vào phễu là một yếu tốt rất quan trọng. Nếu vận tốc vào càng lớn, thì sẽ lọc được nhiều hạt bụi nhỏ hơn, vận tốc đưa vào nhỏ, thì hiệu quả lọc càng thấp. Với trường hợp chỉ bố trí 1 phễu hình nón, dùng 1 phễu lớn, thì cổng hút khí bẩn vào sẽ lớn hơn (có diện tích lớn hơn) so với trường hợp dùng nhiều phễu nhỏ. Với cùng một hiệu năng hút khí, thì trường hợp bố trí nhiều phễu sẽ cho tốc độ dòng khí được hút vào lớn hơn. Do đó sẽ cải thiện được hiệu năng lọc bụi hơn.
Khi dùng nhiều phễu nhỏ, vận tốc dòng khí sẽ mạnh hơn so với phễu lớn, lốc xoáy mạnh hơn, lọc bụi được hiểu quả hơn, những cyclone separator sẽ lọc được nhiều hạt bụi nhỏ hơn (dĩ nhiên cũng lọc được ít hạt bụi lớn hơn), hiệu quả hơn, trong khi mức tiêu thụ điện năng lại ít hơn so với dùng một phễu lớn.
Nhưng để áp dụng ý tưởng dùng nhiều phễu nhỏ vào thực tế, Dyson đã đối mặt với 1 thách thức kỹ thuật cực kỳ khó khăn: nếu dùng nhiều hình nón nhỏ, lỗ thoát bụi cũng khá nhỏ, và điều này dẫn đến bụi sẽ bị tắc trong phễu mà không rơi được xuống dưới. Đây là một vấn đề lớn khi dùng nhiều phễu nhỏ, mà Dyson cần phải giải quyết, nếu không ý tưởng kia sẽ không thể áp dụng được.

Cuối cùng, Dyson và các cộng sự cũng giải quyết được thách thức khó nhằn này: thay phần cuối của phễu bằng vật liệu mềm, khi không khí được bơm mạnh vào, dưới áp lực của dòng khí, phần vật liệu mềm được thay thế này sẽ dao động, đu đưa, rung rung liên tục, và do đó nó giải quyết được vấn đề tắc bụi ở phần này. Dĩ nhiên kích thước và vật liệu sử dụng cho thay thế này được thử nghiệm và phân tích rất nhiều lần, để chọn lựa và thiết kế sao cho phễu giải quyết được vấn đề tắc bụi. Dyson gọi công nghệ này là Cinetic Techlology.

Phát hiện thay một phễu lớn thành nhiều phễu nhỏ hơn, dyson gọi là multi-cyclone technology, đã mang lại cải tiến vượt bậc cho máy hút bụi Dyson từ trước đến giờ, với hiệu suất được cải tiến vượt bậc như thế, pin và motor được phép làm nhỏ lại, nhẹ hơn, và chiếc máy hút bụi to đùng G-Force ngày nào sau lần cải tiến này, biến thành chiếc máy nhỏ nhắn, rất nhẹ, có thể cầm được bằng 1 tay, và nó chính thức trở thành “máy hút bụi cầm tay” (handheld vacuum), để tiến hóa đến những phiên bản ngày nay, như cái mình đang review.


4. Vận hành của phiên bản cầm tay Dyson V6
Khi bóp cò, pin truyền điện làm motor hoạt động, tạo một vùng áp suất thấp ở phía trước motor. Vùng này thông với bình đựng rác và miệng hút, làm không khí có xu hướng tràn vào để cân bằng áp suất.
a) Lần lọc thứ 1: Khi không khí kèm bụi bẩn vào bình, nó sẽ được dẫn vào bình đựng rác bằng 1 lỗ lệch tâm 1 bên, điều này làm dòng khí chuyển động xoáy trong bình đựng rác, những hạt bụi có kích thước lớn, hay vật thể lớn ,tóc, … sẽ đập vào thành bình và rơi xuống, dòng khí tiếp tục hướng lên trên, theo hướng về motor.


b) Lọc lần thứ 2: Dòng khí dược dẫn vào 15 phễu lọc hình nón ngược để lọc bằng phương pháp phân tách lốc xoáy. Ở lần lọc này nhưng hạt bụi có kính thước lớn hơn 1000nm được giữ lại, rơi xuống đáy hình nón, và ở bên trong lõi của thân máy. Lõi này được bịt kín bằng nắp cao su khi máy đang hoạt động. Khi hút bụi xong, chúng ta mở bình đựng rác để đổ rác ra, thì phần lõi này cũng được mở ra, bụi lọc từ 15 phễu hình nón ngược cũng được giải phóng ra bên ngoài. Dòng khí sau khi được lọc bằng bằng 15 phễu hình nón này được dẫn vào trung tâm của thân máy bằng những đường dẫn gồ gề, tạo thành gân như chúng ta thấy.



c) Lần lọc thứ 3: Dòng khí sau khi được lọc ở phần trên sẽ đổ vào phần lõi của phễu lọc trung tâm, đây là màng lọc hepa có khả năng giữ lại những hạt có kích thước lớn hơn 500nm, và giải phóng không khí ra xung quanh phễu lọc.


d) Dòng khí sau khi được giải phóng tỏa ra xung quanh phễu lọc, nó tiến về phía motor, và trước khi được giải phóng ra bên ngoài, nó được lọc một lần nữa bỡi màng lọc hepa đặt phía sau motor. Ở lần lọc này nó giữ lại những hạt có kích thước lớn hơn 300nm. Với kích thước vi khuẩn trung bình là 1000nm, có những con nhỏ cũng tầm 300nm, thì máy hút bụi này sẽ giữ lại phần lớn vi khuẩn.

Như vậy là trải qua 4 lần lọc, với việc không cần dùng bất cứ túi lọc nào, chỉ toàn là thiết bị cơ khí, chiếc máy hút bụi cầm tay của Dyson cho lực hút hầu như không suy giảm theo thời gian. Theo Dyson, lực hút của máy hút bụi sẽ không suy giảm đáng kể sau 10 năm. Và 10 năm cũng là tuổi thọ thiết kế của các bộ phận cấu thành máy hút bụi.
Các bộ phận của máy hút bụi đều được thử nghiệm những va chạm, và chuyển động với số lần mà nó sẽ gặp phải trong quá trình 10 năm sử dụng, nếu bộ phận nào hỏng hóc sẽ được thiết kế lại. Cũng vì vậy mà mọi bộ phận của máy đều thiết kế khá chắc chắn và hoàn hảo. Hiện tại mình đã dùng tầm 4/10 quảng thời gian thiết kế của máy và chưa thấy có dấu hiệu hỏng hóc ở bất cứ chỗ nào.
Với những phiên bản cao cấp hơn, pin to hơn, motor mạnh hơn, thùng rác to hơn, đầu hút được thiết kế nhiều chức năng hơn, hoặc có thêm sensor, tự động nhiều thứ hơn nhưng về nguyên lý cơ bản thì vẫn như trên.
5. Trải nghiệm và đánh giá
Mình đã từng dùng khá nhiều máy hút bụi. Máy đầu tiên là máy khá to, cắm điện, dùng để vệ sinh lab. Dùng máy này khá bất tiện, mỗi lần rình rang ra, muốn hút ở đâu phải dọn chỗ để kéo máy vào tới đó, mỗi lần hút bụi là như cái máy chà gạo ở quê. Riết rồi một năm mình chỉ vệ sinh 1 lần, rồi sau đó lười dùng.
Cái máy thứ 2 là máy hút bụi dạng mẹ bồng con. Có thể đứng thẳng người khi hút nền nhà, và cũng có thể lấy phiên bản “con” ra để hút ghế hoặc bàn. Nhưng máy cũng khá nặng nề khi phải nhấc lên, và khó hút ở dưới gầm bàn hoặc gầm giường. Phiên bản con thì nhẹ nhưng hút khá yếu. Sau 1-2 năm lực hút nó giảm, nên mình cũng thanh lý nó đi
Máy thứ 3 mình mua phiên bản cầm tay, sạc điện để hút ghế sofa và hút ghế xe hơi, nhưng sau đó 1 ngày thanh lý lỗ 50% vì lực hút quá yếu, khá bực bội, không hút thỏa mái được.
Chỉ cho đến khi mình mua phiên bản Dyson V6 này, thì mọi thứ trơn tru, thỏa mái đến lạ thường, mà mình hầu như không gặp trở ngại, phiền toái nào trong quá trình hút bụi.
a) Lực hút: Với phiên bản Dyson V6, lực hút không quá mạnh để mình nghịch như hút dính trái banh, nhưng quả thật là nó thỏa mãn trong quá trình sử dụng hằng ngày của mình, phải nói là nó hơi mạnh so với nhu cầu của mình, vì mình đôi lúc cảm thấy sung sướng hả hê khi chỉ cần bấm nút là mọi thứ nó chui tọt vào trong một cách nhanh gọn, không hề để lại bất cứ 1 hạt bụi nào, hay 1 cọng rác nào cứng đầu từ xa, mà với cái máy hút bụi trước kia đôi lúc mình phải trực tiếp dùng tay lôi đầu cọng rác cứng đầu đó nhét vào cổng hút bụi.
b) Thời gian sử dụng: nhà mình ở khá nhỏ, vài phòng vừa đủ nhu cầu dùng, nên mình chưa bao giờ dùng hết thời gian sử dụng của nó. Theo nhà SX thì phiên bản V6 này có thể hút được 20 phút, nhưng mình dùng tầm 10p – 15p thì đã không còn chỗ nào để hút, dùng xong mình lại treo lên giá đỡ và nó tự sạc, đến lần tiếp theo cần lại dùng, nên mình chưa bao giờ gặp trường hợp cần dùng mà nó hết pin, từ đó cũng chưa bao giờ quan tâm đến vấn đề pin.
c) Về mức độ sử dụng các đầu hút: như mình đã nói ở trên, việc có 5 đầu hút với nhiều chức năng như thế khiến mình chưa bao giờ gặp tình huống cần dùng mà những đầu hút không làm được. Có những việc mà những máy hút bụi bình thường khó mà đảm nhiệm, như cần thủ tiêu 1 con kiến 3 khoang hay con rầy con bọ gì đó ở trên trần nhà, hoặc hút dưới gầm giường, kẻ tủ, trong góc tủ, … những nơi mà nếu đầu hút thẳng tưng cứng ngắt thì khó đưa vào được. Nhưng với chiếc máy này, mọi thứ trở nên dễ dàng và thỏa mái.
d) Về tiếng ồn: Nếu bạn chưa bao giờ xài máy hút bụi, thì lần đầu tiên bấm nút có lẽ nó sẽ khiến bạn giật mình, ơ máy hút bụi ồn thế sao. Nhưng nếu bạn đã quen dùng, dùng những phiên bản máy hút bụi cầm tay khác, thì bạn sẽ thấy máy hút bụi cầm tay Dyson cho tiếng ồn không quá cao, phải nói là ít ồn hơn rất nhiều máy khác. Mình qua nhà đứa bạn, nó vừa khoe nó mua máy hụt bụi cầm tay 200 đô ở Amazon, nhưng khi nó bấm lên thì ôi thôi, như khoan cắt bê tông.
Mình không đo tiếng ồn nó làm gì, vì mọi thông số các bạn có thể tìm thấy trên mạng, nhưng để cho dễ hình dung, thì tiếng ồn này sẽ đủ để đánh thức 1 em bé đang ngủ nếu hút cùng trong phòng. Còn nếu hút bụi ở phòng khác, đóng cửa phòng ngủ lại, lại em bé sẽ không bị đánh thức. Theo mình tiếng ồn ổn, vì nó ở mức không làm phiền người ở phòng khác 😁
6. Kết luận.
Từ những cơn lốc xoáy trong tự nhiên, năm 1905, nhà phát mình người Mỹ đăng ký bằng sáng chế về công nghệ lọc bụi lốc xoáy, sau đó công nghệ này được phát triển để lọc bụi trong các nhà máy công nghiệp, và sau đó áp dụng lên máy hút bụi Dyson, và được cải tiến thành máy hút bụi cầm tay như phiên bản mình đang dùng. Vậy là trải qua hơn 100 năm, từ hiện tượng lốc xoáy trong tự nhiên, bằng những bộ óc thiên tài, trong đó có Dyson nó đã biến thành công nghệ lọc bụi vô cùng tiện dụng và hữu ích nằm gọn trong lòng bàn tay.
Sau máy hút bụi Dyson làm tiền đề để ra đời công ty Dyson, Dyson còn khá nhiều sản phẩm mang tính phát minh vượt bậc. Kỉ nguyên phát minh sản phẩm “vật lý” đã qua đi, khi anh em đều thấy rằng hầu như tinh hoa của nhân loại hiện nay, ở thế hệ của mình, đều đang dồn sức vào lĩnh vực “số hóa” để phát triển những thứ không trực tiếp cầm nắm được. Những đồ gia dụng, đồ cơ bản cơ bản dường như đã bị lãng quên khi người tra nghĩ rằng khó có thể cải tiến thêm được nữa. Nhưng Dyson đã cho thấy khả năng phi thường của mình, khi ông là một trong những nhà phát minh hiếm hoi trong những năm gần đây, hay có thể nói là trong kỷ nguyên mà anh em có thể chứng kiến được, cho ra những phát minh mới cải tiến ở mặt vật lý, cơ học với những sản phẩm “bằng xương bằng thịt” có thể cầm nắm được.
Chiếc máy hút bụi không túi lọc Dyson cầm tay là 1 trong những sảm phẩm như thế. Sau khi đọc đến đây, mình tin rằng anh em sẽ hiểu rõ về nguyên lý, cũng như hoàn cảnh ra đời của nó, từ đó có thể hứng thú hơn với việc dùng máy hút bụi, mà cụ thể là công việc hút bụi, như mình đã từng :D
Phát minh này của Dyson như chén thánh, khiến sau này rất nhiều hãng bắt chước và cho ra đời máy hút bụi cầm tay, có thể biến tấu đi nhiều kiểu, tên gọi khác các kiểu, nhưng chung quy lại thì vẫn bố trí nhiều cái phễu để lọc bụi (multi-cyclone). Nên anh em nào có đang dùng 1 chiếc máy hút bụi cầm tay, nhỏ nhắn, nhưng lực hút mạnh, không yếu theo thời gian, mà giá cả rẻ, thì hãy nhớ rằng nó đều bắt nguồn từ phát minh của Dyson.
Tham khảo và hình ảnh dùng trong bài
Youtube: Dyson Cinetic Technology is Amazing
Youtube: How Cyclone Separators Work (How Dust Collectors Work)
Youtube: Discover the Dyson Cyclone Technology with James Dyson | The Good Guys