Tìm hiểu về liệu pháp thôi miên

Tìm hiểu về liệu pháp thôi miên
tinhte_hypnotized.png
Những khám phá khoa học đằng sau thuật thôi miên, cách mà nó được sử dụng để thay đổi thái độ, hành vi và thậm chí là hỗ trợ trong phẫu thuật.

Hình ảnh quen thuộc khi một nhóm khán giả sẵn sàng bước lên sân khấu và nhìn chằm chằm vào chiếc đồng hồ quả quýt đang đung đưa, sau đó họ bắt đầu thực hiện theo mệnh lệnh do nhà ảo thuật đưa ra. Mọi người có lẽ đã không còn quá xa lạ với những câu chuyện này, vậy theo bạn thứ gì tạo nên trạng thái “nghe lời” này?
tinhte_hypnotized_11.jpg
Thôi miên hoàn toàn không phải là một thứ quá mới mẻ, người ta thậm chí còn áp dụng nó vào phẫu thuật như một liệu pháp hỗ trợ. Sự kết hợp này được ghi nhận lần đầu tiên trong Egyptian Ebers Papyrus - văn bản y học của Ai Cập cổ đại, được viết vào khoảng năm 1550 trước Công nguyên. Kỹ năng thôi miên đưa con người vào trạng thái thôi miên sâu giúp khai thác tiềm thức, đưa ra các “ám thị” để thay đổi hành vi xấu hoặc điều trị bệnh...

Tuy nhiên, giống như nhiều khía cạnh khác chưa được khám phá hết về não bộ, các nhà khoa học vẫn còn bối rối trước hiện tượng thôi miên. Họ cho rằng thành công của nó dựa trên việc một người bước vào trạng thái thư giãn và tập trung cao độ, thông qua các hướng dẫn bằng lời nói và hình ảnh tại thời điểm đó, lúc này não bộ trở nên nhạy cảm và dễ bị dẫn dắt hơn.

Có 2 lý thuyết chính phổ biến về lý do tại sao thôi miên hoạt động và những gì mà nó tác động đến bộ não của chúng ta.

Đầu tiên, thuyết về các trạng thái thay đổi của ý thức (altered-state theory) giải thích rằng thôi miên giống như giấc ngủ trong trạng thái xuất thần, các quá trình vận hành của não sẽ hoạt động khác đi và bạn không còn đủ tỉnh táo để nhận thức xung quanh. Thứ hai là thuyết phi trạng thái (the nonstate theory) cho rằng một người bị thôi miên vẫn nhận thức được tất cả những gì đang xảy ra, không giống như chìm hoàn toàn vào giấc ngủ mà lúc này, họ cực kỳ nhạy cảm và đang tích cực tương tác với các chỉ dẫn của nhà thôi miên. Cho tới hiện tại, vẫn còn nhiều tranh luận về 2 lý thuyết trên.

tinhte_hypnotized_1.png
Tóm tắt, một nhà thôi miên hoặc nhà trị liệu sẽ đưa một người vào trạng thái thư giãn bằng cách sử dụng những ám thị bằng lời nói. Sau khi giúp người bị thôi miên đi sâu vào trí tưởng tượng với những thứ “không có thật” trong cuộc sống hay môi trường hiện tại của họ, đây là bước đầu để dẫn dắt ai đó vào trạng thái thôi miên.

Tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng bị thôi miên, một số người sẽ không bị tác động bởi các kỹ thuật thôi miên, và ngược lại, cũng có một số người rất dễ bị thôi miên dù chỉ với vài ám thị nhỏ. Những người dễ bị thôi miên còn cho thấy kỹ thuật này có thể được sử dụng trong phẫu thuật, bệnh nhân thậm chí còn nhớ và lặp lại hành động theo các ám thị và chỉ dẫn được đưa ra khi ở trong trạng thái thôi miên kéo dài nhiều năm sau đó.

Thôi miên được xem là một phương pháp trị liệu với những cá nhân gặp vấn đề như nghiện hút thuốc, béo phì và dễ lo lắng, nó không chỉ là một màn trình diễn trên sân khấu hay phim ảnh mà liệu pháp thôi miên còn rất hữu ích trong y tế.

tinhte_hypnotized_2.png
tinhte_hypnotized_12.jpg
Người đầu tiên phát hiện và tạo nên nền tảng cho thuật thôi miên là bác sĩ Franz Anton Mesmer, một bác sĩ người Đức đã từng “gây bão” khắp châu Âu với tuyên bố chữa bệnh bằng sự dẫn dắt của lời nói. Vào cuối thế kỷ 18, bác sĩ Mesmer tin rằng cơ thể con người được bao quanh bởi một “chất lỏng” có từ tính, và với sự trợ giúp của nam châm hoặc một đối tượng có “lực từ tính” cao tự nhiên, chẳng hạn như chính bác sĩ Mesmer. Ông có thể thay đổi “chất lỏng” bao quanh và giúp giải tỏa các vấn đề của bệnh nhân, đồng thời đưa họ vào trạng thái được dẫn dắt về tinh thần.

Tin tức về kỹ thuật thôi miên của Mesmer lan ra khắp Vienna. Tuy nhiên, có khá nhiều tin đồn rằng phương pháp điều trị của ông không hiệu quả và đã bị các bác sĩ đồng nghiệp cùng thời bác bỏ vì cho rằng phương pháp của ông là ma mị và lừa đảo. Sau này, khi ngày càng có nhiều người biết đến những vụ bê bối Mesmer, ông ta đã trốn sang Paris để tiếp tục công việc thôi miên. Tại Paris, một lần nữa Mesmer lại tạo dựng được danh tiếng và kết nối được với những khách hàng nổi tiếng như là người của hoàng gia - Nữ hoàng Marie Antoinette.

Tuy nhiên, lại một lần nữa bị dư luận tẩy chay, ông buộc phải đi vòng quanh Châu Âu để hành nghề trước khi qua đời tại Đức vào năm 1815. Mặc dù lý thuyết về thôi miên của Mesmer có nhiều điểm không chính xác, nhưng ông đã đúng phần nào khi cho rằng: Trạng thái tinh thần bị điều khiển mà bác sĩ Mesmer gây ra nhờ kỹ thuật thôi miên đã trở thành cơ sở cho phương pháp thôi miên hiệu quả mà chúng ta thấy ngày nay.

Một số bệnh nhân từng trị liệu thậm chí vẫn còn giữ nguyên phản ứng với các ám thị sau khi thôi miên, thậm chí là nhiều năm sau đó.

tinhte_hypnotized_1.jpg

tinhte_hypnotized_2.jpg

tinhte_hypnotized_3.jpg

tinhte_hypnotized_4.jpg

tinhte_hypnotized_4.png
Bạn có có bao giờ xem một đoạn video chú gà bị dẫn dụ đứng yên bằng một đường phấn kẻ chưa?



Khi được dẫn dụ nhìn vào đường kẻ phấn, con gà đột nhiên bất động, có vẻ như nó thực sự đã bị thôi miên. Nhưng đối với các nhà khoa học thì đây là phản ứng do con gà quá căng thẳng, một phản ứng của việc sợ hãi cao độ. Người ta cho rằng con gà tin vào việc tính mạng của nó đang gặp nguy hiểm do bị kìm lại và giữ chặt trên mặt đất.

Việc kìm chặt và hướng sự chú ý của gà theo cách này sẽ đưa gà vào trạng thái căng trương lực, khiến nó bị tê liệt giống như hiện tượng giả chết trong tự nhiên. Không riêng gì gà mà các loài động vật khác như vịt, cá mập, rắn và thỏ đều thực hiện hành vi này để tránh những kẻ săn mồi.

tinhte_hypnotized_4.png
Chuyện về việc thôi miên có thể hỗ trợ giảm đau trong các cuộc đại phẫu như phẫu thuật tim hay các ca cấy ghép có vẻ là điều không tưởng, tuy nhiên với những ca có thủ thuật đơn giản, ít xâm lấn hơn thì sao?
tinhte_hypnotized_13.jpg
Vào năm 2014, Alama Kante, một ca sĩ người Guinea ở Paris, đã trải qua cuộc phẫu thuật để loại bỏ khối u tuyến cận giáp khỏi cổ họng. Mặc dù đây không phải là một ca nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị, sự nghiệp của ca hát của cô có thể kết thúc. Và, lần đầu tiên trên thế giới, Kante đã trải qua ca cuộc phẫu thuật không cần gây mê mà chỉ áp dụng thôi miên giảm đau trong suốt quá trình phẫu thuật. Phương pháp này cho phép cô ấy có thể hát trong trong cuộc phẫu thuật để các bác sĩ có thể quan sát và tránh làm tổn thương dây thanh quản của cô, ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp.

tinhte_hypnotized_5.png
Điều gì xảy ra với não bộ khi chúng ta bị thôi miên?
Vào năm 2009, các nhà nghiên cứu tại Đại học Geneva đã đặt ra câu hỏi này, họ đưa những tình nguyện viên tham gia nghiên cứu vào máy quét MRI, các đối tượng được yêu cầu nhấn một nút bằng tay phải hoặc tay trái theo hướng dẫn khi đang chụp ảnh não bộ. Tiếp đó, một số người tham gia sẽ được điều khiển thông qua thuật thôi miên rằng tay trái của họ đã bị tê liệt, trong khi một nhóm khác được yêu cầu phải giả vờ như tay của họ bị liệt thật, và đây là kết quả mà việc quét não tiết lộ:

tinhte_hypnotized.jpg
1. Không bị thôi miên
Thể hiện bằng màu hồng, vỏ não vận động, chịu trách nhiệm cho hoạt động của tay phải và đang chuẩn bị cho chuyển động tiếp theo. Khi được hướng dẫn sử dụng tay trái, vùng bên phải của vỏ não vận động bắt đầu hoạt động.

2. Bị thôi miên
Được hiển thị bằng phần màu vàng, các tế bào thần kinh khu vực này thường liên quan đến các kỹ năng vận động, chẳng hạn như khi di chuyển cánh tay... Tuy nhiên, khi bị thôi miên và và ám thị rằng tay trái bị liệt, những tín hiệu thần kinh không đến được với vùng não chịu trách nhiệm vận động và thay vào đó được hướng đến một vùng ở phía sau não gọi là thân trước.

3. Với những tình nguyện viên giả vờ bị liệt tay trái
Với những tình nguyện viên giả vờ như ta họ bị liệt thật - những người không bị thôi miên thì vùng màu tím này sẽ hoạt động mạnh.

4. Vùng não này chịu trách nhiệm về khả năng hình dung ra ký ức và được cho là đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra nhận thức của chúng ta về bản thân - sự tự nhận thức bản thân. Người ta tin rằng vùng não này được kích hoạt là do việc "tay trái giả liệt" quá lâu nên bị tê.

tinhte_hypnotized_6.png

tinhte_hypnotized_15.jpg
Đối với những ai khó bị thôi miên, các vùng não liên quan đến khả năng tập trung hoạt động ít hơn, nghĩa là họ rất khó để tập trung. Điều này ngược lại với những ai dễ bị thôi miên, họ tập trung cao độ rất dễ dàng, vùng não liên quan đến khả năng tập trung hoạt động mạnh.

tinhte_hypnotized_7.png

tinhte_hypnotized_14.jpg
Hầu hết thì mọi người sẽ luôn nhớ những gì đã xảy ra trong buổi thôi miên, tuy nhiên có khoảng 10% sẽ quên hẳn mọi thứ, điều đó là biểu hiện sớm cho chứng mất trí nhớ. Nhóm người này mắc chứng mất trí nhớ tự phát dù cho trong khi thôi miên, nhà thôi miên đã đưa ra mệnh lệnh “phải ghi nhớ” quá trình thôi miên, tuy nhiên họ vẫn sẽ không bao giờ nhớ lại được.

Mọi người đôi khi sẽ bị mất trí nhớ về mặt tâm lý trước những sự kiện bất ngờ và quá đau thương, những rối loạn tâm lý khiến họ quên một số thứ - đây là một khả năng thú vị của não bộ.

tinhte_hypnotized_8.png

tinhte_hypnotized_16.jpg
Thôi miên là một phương pháp điều trị thực sự hiệu quả cho những ai nhạy cảm với ám thị thôi miên, còn với những ai ít bị tác động của thôi miên thì hiệu ứng nó mang lại chỉ giống như giả dược. Đối với những điều kiện như thay đổi thói quen xấu, cần có 2 thứ quan trọng. Thứ nhất là khả năng lắng nghe theo các “chỉ dẫn” và thứ hai là động lực của người đó có đủ lớn hay không.

Giống như khả năng kiểm soát cơn đau, thôi miên sẽ hữu hiệu cực kỳ với những ai dễ tập trung và nhạy cảm với thôi miên, có thể điều chỉnh khả năng chịu đau lên tới cực độ giống như trường hợp cô ca sĩ Alama Kante.

Theo How It Works số 140

Deeptalk là dạng bài phân tích sâu, nội dung chất lượng với đồ họa đẹp, coi sướng con mắt. Hình ảnh trong bài Deeptalk được mở rộng ra tối đa để bạn có thể chiêm ngưỡng và đón nhận thông tin theo cách hoàn toàn mới. Hãy pha một ly cà phê thật ngon, vừa nhâm nhi vừa đọc bài Deeptalk nhé, sẽ phê lắm đó!

20 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thôi miên cũng nguy hiểm đấy chứ
Như Anna Bắc Giang cũng là một dạng thôi miên á, dùng tiền thôi miên 🤣🤣
Bài đẹp quá mod
Vậy là Covid chắc cũng có chút ít ‘ kỹ thuật thôi miên ‘ gì đó. Bị xong hay quên lãng nhách hoài.
nvk155
ĐẠI BÀNG
một năm
Bài viết sơ sài, cẩu thả
@nvk155 thấy cũng ok mà, giới thiệu tổng quan, không đi sâu vào kỹ thuật
MK Ultra. Được áp dụng vào mọi mặt của đời sống: khuyến khích tiêu dùng, nghe lời chính và ko phản chính phủ, vaccine và đeo khẩu trang, ung thư tiểu đường và các bệnh mãn tính ko có thuốc trị - chỉ có bệnh viện mới có khả năng 50 50, người dân ko được sở hữu súng, người dân ko đủ thông minh để tự trồng lương thực - GMO và tập đoàn thực phẩm là bắt buộc nếu ko thì thế giới sẽ chết đói, chiến tranh ủng hộ Ukraine nhưng nội địa thì nên cấm súng (Mỹ) =)))

Thôi miên nó có nhiều tác dụng lắm, tùy vào mục đích và người sử dụng.
@B1tches keep reporing but can't stop Cái đấy chắc gọi là thao túng thì đúng hơn chứ.
@gunnyonline mind control/ mind manipulation. Tùy cách bạn gọi thôi. Đều cùng một mục đích hết.
Tiếng việt gọi là mị dân đó bạn.
thay vì nghiên cứu về thôi miên
hãy học giáo dục, tuyên giáo vn
lazy0338
ĐẠI BÀNG
một năm
Kinh vãi
Các sách về thôi miên rất nhiều, điển hình là của tác giả Dolores Canon và các tác giả khác. Thôi miên không hề nguy hiểm như mọi người nghĩ đâu. Chúng ta hàng ngày (đặc biệt là trẻ em) cũng thường rơi vào trạng thái thôi miên, chỉ là không nhận ra thôi. Khi một người rất tập trung vào việc gì đó và sóng não hạ xuống đó là lúc đang ở trong trạng thái thôi miên hoặc khi sắp chìm vào giấc ngủ!
Còn Lv nhồi s0. nữa mà, đông lào mãi đỉnh.
Vậy thì có lẽ phần lớn dân số vn ít bị ảnh hưởng vì chúng ta ko sùng đạo lắm !
- Càng sùng đạo thì càng là biểu hiện của sự tập trung cao độ nên dễ dính chưởng !
- Có cái clip biểu diễn thôi miên tập thể thì thấy đa phần là người châu Âu, vì tín ngưỡng mặc định từ nhỏ của họ, bị ép phải tuân theo 1 cái quy luật nào đó từ lúc chưa có nhận thức đến khi trưởng thành thì khó mà chống cự lại thôi miên được ! Đương nhiên là vẫn rất khó để thôi miên nhưng có lẽ dễ dính chưởng hơn mấy tộc đa thần hay vô thần !
@x_chien Mấy cái này diễn thôi, thôi miên trong y học nó khác chứ ko thể làm nó ngủ sải lai như vầy đc đâu
Quên thể loại này là thể loại phim sưu tập tủ của tui tiếng anh là "Hyponosis" !
- "Hyponosis + từ khóa xx" sẽ ra cái cần tìm !
Nhận xét cá nhân thì Âu Mỹ diễn xuất tốt , châu Á thì hơi giả nhưng dc cái nuột vs số lượng cũng phong phú, i hi hi
avt mod cũng thôi miên đấy
Sợ nhất bị lạm dụng vào các mục đích xấu
Đọc bài của bác bị thôi miên buồn ngủ luôn.
harrylo
ĐẠI BÀNG
một năm
Bài rất hay và đẹp, cảm ơn bạn!

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019